Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 10:46

Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch

Ngày 19/1 tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh và Quỹ Khoa học Công nghệ Nagano (Nhật Bản) đã ký kết hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch. Chương trình ký kết này được xem là bước tiến quan trọng về hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Nghiên cứu, sản xuất vi mạch tại phòng thí nghiệm Trung tâm R&D thuộc Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh

Theo đó, hai bên sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi, hợp tác trong các lĩnh vực thiết kế, chế tạo, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch; tham gia vào các hoạt động kinh doanh chung; trao đổi thông tin và các tài liệu khoa học liên quan trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn dựa trên các thế mạnh của nhau.

Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm ICDREC cho biết, việc ký kết này được xem là cột mốc đánh dấu sự phát triển của ngành công nghệ vi mạch Việt Nam đến với thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Ngành công nghiệp vi mạch vẫn là một trong những lĩnh vực còn rất mới mẻ tại Việt Nam và cần nhiều sự trợ giúp của các quốc gia có ngành công nghiệp vi mạch phát triển như Nhật Bản.

Được coi là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, đến nay ngành công nghiệp vi mạch tạo ra các vi mạch, linh kiện điện tử bán dẫn khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm điện tử. Với vai trò quan trọng đó, thời gian qua Chính phủ đã xem vi mạch là sản phẩm trọng điểm quốc gia thông qua các chương trình đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020...

Tại TP.Hồ Chí Minh, chương trình phát triển ngành công nghiệp vi mạch gồm 7 đề án và dự án như: Đề án vườm ươm DN công nghệ; Dự án đào tạo kỹ sư + 1 về công nghệ vi mạch bán dẫn; Đề án phát triển thị trường vi mạch; Dự án xây dựng Design House hỗ trợ phần mềm thiết kế vi mạch; Dự án Nhà máy sản xuất vi mạch Việt Nam; Dự án Thiết kế và sản xuất thử nghiệm vi mạch; Đề án nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch TP.Hồ Chí Minh.

Theo đánh giá của các chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng, cần phải đẩy mạnh đầu tư khai thác nhiều trong thời gian tới. Nhật Bản cũng mong muốn có sự hợp tác giữa DN hai nước để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam và cam kết sẽ hỗ trợ toàn diện cho Việt Nam trong việc xây dựng những nhà máy, khu công nghệ về lĩnh vực này. Thực hiện hợp tác đào tạo nhân lực cũng là một trong những hướng hợp tác mà DN Nhật Bản mong muốn được đẩy mạnh trong thời gian tới.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP