Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 18/11/2024 04:52

Việt Nam - Sierra Leone: Coi kinh tế là lĩnh vực hợp tác trọng tâm

Tại buổi hội đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Sierra Leone - Julius Maada Bio chiều ngày 15/3, hai nhà lãnh đạo nhất trí coi kinh tế là lĩnh vực hợp tác trọng tâm. Trong đó, cần khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của hai nền kinh tế; khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư.

Chiều ngày 15/3/2022, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sierra Leone cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Sierra Leone thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-20/3/2022. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Sierra Leone đã thể hiện sự coi trọng và mong muốn của Lãnh đạo Sierra Leone tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Đặc biệt chuyến thăm diễn ra vào những ngày đầu năm 2022 và trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1982-2022).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Sierra Leone - Julius Maada Bio duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

Sau lễ đón, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội đàm với Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio.

Tại hội đàm, hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Sierra Leone trên nhiều lĩnh vực. Hợp tác chính trị ngoại giao ngày càng gắn bó và hiệu quả, đặc biệt thể hiện qua hoạt động trao đổi đoàn cấp nguyên thủ đầu tiên giữa hai nước lần này. Ở cấp độ đa phương, hai nước thường xuyên phối hợp và ủng hộ nhau ứng cử vào các vị trí tại các diễn đàn, tổ chức đa phương, nhất là Liên hợp quốc. Về kinh tế, trước các tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19, kim ngạch thương mại song phương dù còn khiêm tốn nhưng vẫn duy trì đà tăng trưởng, từ 17 triệu USD năm 2018 tăng 3 lần lên 51,5 triệu USD năm 2021. Hai nước cũng triển khai hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp và đầu tư.

Taị buổi hội đàm, lãnh đạo hai nước đã trao đổi và thống nhất cao các phương hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

Cùng dự hội đàm, về phía Việt Nam có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo, Đại sứ Việt Nam tại Nigeria kiêm nhiệm Sierra Leone Lương Quốc Thịnh; lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông

Về chính trị ngoại giao, hai bên nhất trí cần tiếp tục duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, trao đổi đoàn các cấp; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết đồng thời ủng hộ mở rộng quan hệ hợp tác ở cấp độ khu vực châu Phi thông qua Liên minh châu Phi.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí coi kinh tế là lĩnh vực hợp tác trọng tâm. Hai bên thống nhất cần khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của hai nền kinh tế. Trên cơ sở đó, hai bên cam kết triển khai nghiêm túc các thỏa thuận đạt được nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại, trong đó có thương mại gạo; khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng có sự tương đồng, hai bên khẳng định đưa nông nghiệp trở thành trụ cột trong hợp tác song phương; học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy hợp tác nông nghiệp trong khuôn khổ song phương cũng như hợp tác 3 bên giữa hai nước và sự tham gia của các tổ chức phát triển quốc tế, các quốc gia công nghiệp phát triển và đầu tư từ khu vực tư nhân. Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng tập trung trao đổi các biện pháp nhằm mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực như công nghệ cao, viễn thông, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo...

Sau hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Julius Maada Bio đã chứng kiến lễ ký kết 3 văn kiện hợp tác song phương giữa các Bộ, ngành hai nước trong các lĩnh vực ngoại giao, nông nghiệp và thủy sản, tạo nền tảng cho việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - Sierra Leone.

Chiều cùng ngày, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vàTổng thống Cộng hòa Sierra Leone Julius Maada Bio

Tại buổi hội kiến, Tổng thống Julius Maada Bio nhấn mạnh Sierra Leone coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Việt Nam, đánh giá cao các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua; mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như thương mại, đầu tư, viễn thông, giáo dục và đào tạo.

Khẳng định đường lối đối ngoại rộng mở, là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong đó có Sierra Leone.

Thủ tướng cho rằng, hai bên còn rất nhiều tiềm năng để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghệ, giáo dục - đào tạo, an ninh, quốc phòng, giao lưu nhân dân…

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hai bên còn rất nhiều tiềm năng để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp...

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, doanh nghiệp hai bên cần phối hợp chặt chẽ, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực có nhiều tiềm năng, làm tiền đề mở rộng sang các lĩnh vực khác. Lãnh đạo các bộ, ngành liên quan của hai nước cần gặp gỡ, trao đổi cụ thể các biện pháp thúc đẩy hợp tác; các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hai bên cần nỗ lực nhiều hơn nữa, tăng cường giao lưu, tiếp xúc, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá về thị trường mỗi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của nhau tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư nhằm nâng cao tính hiệu quả và thực chất trong quan hệ song phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng Sierra Leone tìm kiếm các mô hình phù hợp nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong trồng và chế biến lúa gạo.

Sierra Leone là quốc gia Tây Phi giáp với Guinea và Liberia, có diện tích gần 72.000 km2 và dân số khoảng 8 triệu người. Nước này có một dự án đầu tư trong lĩnh vực marketing và quản lý nhân lực tại Việt Nam với vốn đăng ký hơn 33.000 USD. Việt Nam chưa có dự án đầu tư tại Sierra Leone.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu