Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 07:32

Việt Nam - Thụy Sỹ: Đưa quan hệ hợp tác song phương lên tầng nấc mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Guy Parmelin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ từ ngày 25 - 29/11/2021.

Đây là chuyến thăm chính thức châu Âu đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới. Chuyến thăm sẽ tạo ra xung lực chính trị mới để hiện thực hóa tiềm năng to lớn, đưa quan hệ hợp tác song phương lên một tầng nấc mới.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra đúng dịp Việt Nam - Thụy Sỹ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 - 2021), thể hiện sự coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Thụy Sỹ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Tình hữu nghị bền chặt

Trong nửa thế kỷ qua, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam - Thụy Sỹ đã không ngừng phát triển tích cực trên tất cả các mặt chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, giao lưu nhân dân và đã đạt được tiến triển toàn diện, tạo nền móng vững chắc trên ba trụ cột lớn.

Về quan hệ chính trị, hai quốc gia ở hai châu lục Á - Âu thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, thể hiện sự coi trọng lẫn nhau và hợp tác tốt đẹp trên bình diện cả song phương và đa phương. Tính đến nay, hai bên đã có tổng số 35 chuyến thăm, trao đổi cấp cao. Gần đây nhất, giữa làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ 4 ở Việt Nam, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sỹ Ignazio Cassis đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào đầu tháng 8.

Về quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế song phương tiến triển mạnh mẽ. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ năm 2020 và các năm 2016 - 2018 duy trì ở mức dưới 1 tỷ USD, trong đó giá trị nhập khẩu luôn gần gấp 1,5 đến 2 lần xuất khẩu, ngoại trừ năm 2019 tổng kim ngạch XNK của Việt Nam và Thụy Sỹ là 2,28 tỷ USD do Thụy Sỹ nhập khẩu đột biến mặt hàng vàng và kim loại quý từ Việt Nam. Đây cũng là mặt hàng khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Sỹ biến động tương đối lớn qua các năm.

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến thương mại song phương giữa hai nước kể từ năm 2020 đến nay. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đạt 706,3 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 184,7 triệu USD và nhập khẩu đạt 521,6 triệu USD.

Về đầu tư, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch đầu tư, tính đến tháng 5/2021, Thụy Sỹ có 177 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 1,9 tỷ USD, đứng thứ 20 trong số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Đầu tư của Thụy Sỹ chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng, văn hóa, y tế, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ du lịch tại nhiều địa phương của Việt Nam. Đa số các nhà đầu tư Thụy Sỹ lựa chọn hình thức công ty 100% vốn nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Trong số các tập đoàn lớn của Thụy Sỹ đầu tư tại Việt Nam, có thể kể đến Nestlé (thực phẩm, đồ uống), Novatis/Ciba - Sandoz (hóa dược), Roche (dược phẩm), ABB (thiết bị điện, xây dựng trạm biến thế), Sulzer (cơ khí, thiết bị điện), SGS (giám định), Escatec (thiết bị điện tử), Ringier (in ấn), André/CIE (thương mại) và một số doanh nghiệp khác…

Thụy Sỹ là một trong số ít các nước Tây Âu duy trì viện trợ phát triển và hợp tác kinh tế đối với Việt Nam trong 3 thập kỷ qua với tổng tài trợ lên tới 600 triệu USD. Các dự án hợp tác phát triển do Thụy Sỹ tài trợ cả song phương và đa phương được triển khai tích cực, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ, hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Tháng 3/2021, Thụy Sỹ đã công bố Chương trình hợp tác phát triển Thụy Sỹ - Việt Nam 2021 - 2024 với số vốn ODA là 70 triệu CHF, theo đó, Việt Nam tiếp tục là một trong số ít nước nằm trong danh sách đối tác ưu tiên hợp tác.

Mở ra cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực

Là một nước công nghiệp phát triển ở trình độ cao, Thụy Sỹ có nhiều thế mạnh nổi trội, phù hợp với nhu cầu phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới của Việt Nam trên nền tảng phát triển khoa học, công nghệ; đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Thụy Sỹ sẽ là điểm nhấn quan trọng, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước, từ đó mở ra cơ hội mới trong các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia Á-Âu trong thời gian tới.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Guy Parmelin và hội kiến Chủ tịch Hội đồng quốc gia Andreas Aebi. Trước đó, bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 tại New York (Mỹ) ngày 22/9 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin đã có cuộc gặp mặt và đều nhất trí cần tìm kiếm các giải pháp phục hồi trao đổi thương mại bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19, trong đó cần thúc đẩy sớm ký kết FTA giữa Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA)

Tại Geneve, trung tâm của các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, Chủ tịch nước sẽ gặp Tổng giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneve, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Điểm nhấn trong chuyến thăm lần này là Chương trình Diễn đàn doanh nghiệp cấp cao (Business Summit) dưới sự đồng chủ trì của Chủ tịch nước và Tổng thống Thụy Sỹ, sự tham dự của lãnh đạo các Bộ Kinh tế, Thương mại, Đầu tư cùng đông đảo các lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hàng đầu của Thụy Sỹ và Việt Nam. Dự kiến tại đây, Chủ tịch nước sẽ chứng kiến lễ ký kết một số biên bản ghi nhớ (MOU) giữa các doanh nghiệp hai nước, bằng chứng của những kết quả hợp tác tích cực giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Trong bối cảnh kiểm soát và thích ứng linh hoạt với dịch bệnh Covid-19 là ưu tiên hàng đầu, Chủ tịch nước sẽ gặp gỡ với các tập đoàn dược phẩm hàng đầu của Thụy Sỹ để thúc đẩy hợp tác về cung ứng vaccine, thuốc chữa trị Covid-19 nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch và phục hồi kinh tế thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC

Ông Nguyễn Quang Đức được điều động làm Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 35

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thị trưởng Lima và nhận Chìa khóa biểu tượng thành phố

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu Peru

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan tàu tuần tra, tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảng Chùa Vẽ

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án tại Hải Phòng