Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập, tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Ra đời khi đất nước đang trong hoàn cảnh chia cắt hai miền Nam – Bắc. Vietcombank đóng vai trò vô cùng quan trọng thời kỳ này. Miền Bắc đang xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và chi viện cho cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam. Vietcombank có trách nhiệm đặt lên vai phải giải quyết được ngoại tệ mạnh để xây dựng miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Trách nhiệm chi viện cho kháng chiến giải phóng miền Nam. Đây chính là yêu cầu ra đời “Quỹ Ngoại tệ đặc biệt” có mật danh B29 và “Ngân hàng Ngoại hối đặc biệt”. Nét độc đáo trong cách tổ chức là lấy cái công khai làm bình phong cho cái bí mật, mọi hoạt động bí mật đều lấy danh nghĩa của cái công khai. B29 tồn tại và hoạt động như một bộ phận trong bộ máy tổ chức của Cục Ngoại hối – Vietcombank nhưng thực ra nó là một “Ngân hàng Ngoại hối đặc biệt” phục vụ riêng cho việc chi viện chiến trường miền Nam bằng ngoại tệ với năm loại ngoại tệ là Đô la Mỹ, Reil Cambodia, Kíp Lao và Bath Thailand. Việc đóng gói tiền để vận chuyển vào Nam là do đơn vị có mật danh C100 Tổng cục Hậu cần chịu trách nhiệm. Trong suốt từ năm 1964 – 1975, B29 đã chuyển vào chiến trường miền Nam hàng trăm triệu Đô la Mỹ, đóng góp vào “Trang vàng lịch sử” của dân tộc Việt Nam trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ 1975 – 1988, Vietcombank có nhiều biến động phức tạp, khó khăn, thử thách, vấp váp, tìm đường, mở lối… khi đất nước phải giải quyết các khó khăn của thời kỳ hậu chiến và đối mặt trực tiếp với cấm vận của nước ngoài, cũng là thời kỳ khó khăn của đời sống kinh tế cũng như tư duy kinh tế. Vietcombank giai đoạn này hoạt động thực sự là một Ngân hàng Thương mại Nhà nước nhưng có vai trò trách nhiệm vô cùng quan trọng là ngân hàng ngoại hối duy nhất tiếp nhận các nguồn viện trợ từ nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp quản miền Nam và xây dựng hệ thống Ngân hàng Ngoại thương trên cả nước.
Thời kỳ đổi mới 1988 – 2000: Sau năm 1990, Vietcombank trở thành Ngân hàng Thương mại hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 90, 91, chuyên môn hóa, chấm dứt tình trạng “hai trong một”. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Bà Trương Thị Thúy Nga - GĐ Vietcombank CN TPHCM |
Thời kỳ 2000 – 2008: Những năm đầu tiên của thế kỷ mới, Vietcombank bước vào tái cơ cấu toàn diện. Đầu tư vào công nghệ hiện đại, năm 2001, Vietcombank là ngân hàng duy nhất có mạng nội bộ tốc độ cao lớn nhất toàn quốc. Công nghệ thẻ được Vietcombank quan tâm và trở thành ngân hàng đầu tiên và mạnh nhất đưa hệ thống máy rút tiền tự động ATM vào phục vụ nền kinh tế với thương hiệu Thẻ Connect24 với hàng loạt các tiện ích hiện đại đi kèm. Đi tắt, đón đầu, với tầm nhìn Vision 2010, công nghệ Ngân hàng của Vietcombank vượt trội và phù hợp với công nghệ của Quốc tế và khu vực. Nhờ đó là các dịch vụ của Vietcombank khi “nối mạng” với quốc tế đều tương thích và đạt chuẩn quốc tế. Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Vietcombank trở thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với đối tác chiến lược là Mizuho, tập đoàn tài chính cực mạnh của Nhật Bản. Thị phần và mạng lưới của Vietcombank liên tục được mở rộng, lĩnh vực hoạt động từ bán buôn phát triển mạnh cả bán lẻ, trở thành một ngân hàng đa năng hàng đầu.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hiện có bộ máy gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 2.305 máy ATM và trên 55.900 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.853 ngân hàng đại lý tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đội ngũ người lao động đạt gần 14.000 cán bộ nhân viên.
Bước sang năm 2015, với dự đoán nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ có mức phục hồi cao hơn 2014 và có khả năng đạt mức tăng trưởng 6% - 6,2%. Năm 2015, Vietcombank với phương châm “Tăng tốc - Hiệu quả - Bền vững”, quan điểm chỉ đạo điều hành “Quyết liệt - Kết nối - Trách nhiệm”. Định hướng chủ đạo của năm 2015 bám sát chiến lược 2011 – 2020 nhằm đưa Vietcombank phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị. Tất cả hướng tới phát triển Vietcombank trở thành Ngân hàng số một Việt Nam.