Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 21:39

Vĩnh Phúc: Tăng năng lực cho công nghiệp hỗ trợ

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và coi CNHT là động lực trực tiếp tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh.

Dư địa CNHT lớn

Hiện nay, Vĩnh Phúc thu hút trên 230 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 3,5 tỷ USD, trong đó 202 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tập trung chủ yếu vào các ngành CNHT, dệt may, chiếm 80% về giá trị sản xuất công nghiệp và gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; cơ cấu giá trị sản xuất ngành lắp ráp ô tô, xe máy chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 75%) giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành.

Công nghiệp cơ khí chế tạo của Vĩnh Phúc có chiều hướng phát triển tốt, tập trung vào các nhóm ngành chế tạo khuôn mẫu, công nghiệp cơ khí tiêu dùng, công nghiệp cơ khí sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp...

Ông Nguyễn Văn Trì - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Vĩnh Phúc đang tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư các lĩnh vực CNHT cho sản xuất ô tô, xe máy, điện tử. Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ các quốc gia Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo số liệu từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc, tính tới hết quý I/2018, Ban quản lý đã cấp mới 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 45,11 triệu USD (trong đó có 31,28 triệu USD cấp mới và 13,84 triệu USD của 5 lượt dự án tăng vốn), bằng 55% về vốn đầu tư so cùng kỳ và đạt 17% kế hoạch năm; cấp mới 2 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 85,91 tỷ đồng, gấp 4,3 lần về số vốn đầu tư so với cùng kỳ.

Trong số 11 dự án cấp mới, có 10 dự án sản xuất các sản phẩm linh kiện điện tử, sản phẩm phụ trợ cho lĩnh vực điện tử (9 dự án FDI của nhà đầu tư Hàn Quốc) và 1 dự án sản xuất, gia công cơ khí các loại khuôn mẫu.

CNHT - trở thành ngành công nghiệp chủ lực

Xác định vai trò chủ đạo của CNHT đối với sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng, kinh tế của tỉnh nói chung, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo phát triển CNHT trở thành ngành công nghiệp chủ lực, tạo nền tảng vững chắc cho các ngành công nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp.

Để tạo động lực thúc đẩy phát triển CNHT, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản CNHT thuộc danh mục ưu tiên phát triển theo Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh giai đoạn 2017 - 2025.

Cụ thể, cải thiện chất lượng lao động với định hướng cung cấp cho các doanh nghiệp CNHT thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển; thiết lập và cải thiện các loại hình hỗ trợ, cải thiện triệt để hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp để thực hiện mục tiêu khuyến khích phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT; đầu tư xây dựng Trung tâm kết nối phát triển CNHT tại thành phố Vĩnh Yên nhằm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNHT.

Theo đó, các DN sản xuất sản phẩm CNHT có trong danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh như: Ngành điện tử, ngành sản xuất lắp ráp ô tô, ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp công nghệ cao được hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện đầu tư dự án mới hoặc mở rộng dự án từ 20% quy mô trở lên; hỗ trợ 80% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng đối với doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

Tỉnh Vĩnh Phúc cũng phấn đấu đến năm 2025, CNHT của tỉnh trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm CNHT có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu. Giai đoạn 2017 - 2020, giá trị sản xuất công nghiệp ngành CNHT đạt khoảng 67,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thu hút đầu tư 30 - 35 dự án đầu tư lĩnh vực sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục ưu tiên thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, một số DN sản xuất sản phẩm CNHT nội địa có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn kinh tế lớn, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia thị trường xuất khẩu.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng các KCN, các cụm công nghiệp sẵn sàng đón các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực CNHT.
Duy Anh

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy