Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 12:57

Vitas kiến nghị nhiều giải pháp giảm bớt khó khăn cho ngành dệt may

Dù vẫn có sự tăng trưởng song Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may trong  6 tháng đầu năm không được như kỳ vọng.  

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas, trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt trên 12,6 triệu USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2015 và là mức tăng trưởng kim ngạch thấp nhất của ngành trong vòng trong 10 năm trở lại đây. Đây cũng là thời điểm mà các doanh nghiệp (DN) phải đối mặt với áp lực cạnh tranh quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực từ giá đến thị trường xuất khẩu, công nghệ quản trị, năng suất lao động, thời gian giao hàng. Bên cạnh đó các rào cản kỹ thuật từ các nước chưa có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam cũng như những khó khăn bắt nguồn từ cơ chế chính sách cũng khiến cho hoạt động của các DN xuất khẩu dệt may thêm chồng chất khó khăn.

Ngoài các khó khăn nêu trên, Vitas cũng cho biết, ngành dệt may đang thiếu 3 nguồn lực trọng tâm. Cụ thể, nguồn lực làm công tác thị trường còn yếu khiến cho phần lớn các DN xuất khẩu dệt may vẫn phải nhận đơn hàng từ các công ty trung gian ở nước ngoài. Tỷ trọng các DN việt Nam đang bán trực tiếp vào hệ thống siêu thị lớn ở nước ngoài còn ít và tỷ trọng DN làm gia công còn chiếm đa số. Cùng với đó, trong khi các FTA với Mỹ và EU còn chưa có hiệu lực, nhiều nước tại châu Á đã có những động thái thu hút đơn hàng như Banglades, Campuchia, Lào và Myamar do các nước này đã được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các FTA với các thị trường nhập khẩu trong khi hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang phải chịu thuế suất nhập khẩu từ 17-18%. Theo ghi nhận của Vitas, trong 6 tháng đầu năm nay đã có sự chuyển dịch khá lớn đơn hàng dệt may từ Việt Nam sang các nước này.

Do đó, trong 6 tháng cuối năm, thách thức vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh. Để duy trì sự tăng trưởng ổn định, bền vững cho ngành dệt may, Vitas sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành đối với các chính sách của ngành dệt may cần tạo ra sự ổn định về hành lang pháp lý cả trong ngắn và dài hạn. Đồng thời kiến nghị Chính phủ cần tạo ra động lực phát triển dài hạn cho ngành dệt may thông qua việc quy hoạch những khu công nghiệp đủ khả năng kêu gọi đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, có quy mô đảm bảo các yêu cầu về nước thải và môi trường để đảm bảo tính lâu dài cho các dự án trọng điểm của ngành đặc biệt là cho các khâu dệt, sợi, nhuộm.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch