Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 05:23

Với lợi thế từ UKVFTA, dư địa xuất khẩu tôm vào Anh luôn rộng mở

Vương quốc Anh có nhu cầu tiêu thụ thủy sản rất lớn, nhất là đối với mặt hàng tôm. Do vậy, đây là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt.

Ngành tôm Việt Nam hưởng lợi từ UKVFTA

Với các ưu đãi thuế quan trong UKVFTA, sản phẩm thủy sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ thương mại khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Brazil... do các nhà cung cấp này chưa ký kết Hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh.

Cụ thể, về cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi, Hiệp định UKVFTA có cơ chế tiếp nối Hiệp định EVFTA, cho nên, cam kết thuế nhập khẩu hầu hết các loại tôm nguyên liệu vào Vương quốc Anh giảm từ 10-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Và để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định UKVFTA đã cam kết, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.

Nghĩa là thuỷ sản thô, sơ chế và thuỷ sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam được coi là có xuất xứ theo Hiệp định UKVFTA khi nguyên liệu thuỷ sản dùng trong quá trình sản xuất có xuất xứ thuần tuý từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn tại Việt Nam), không được phép nhập khẩu từ nước thứ ba ngoài Hiệp định” - ấn phẩm “Phát triển thị trường Vương quốc Anh đối với ngành thủy sản” do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nêu rõ.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản, nhất là đối với mặt hàng tôm của thị trường Vương quốc Anh rất lớn

Cũng theo ấn phẩm này, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã dần thích nghi với những cam kết của UKVFTA. Minh chứng là giai đoạn trước khi thực thi Hiệp định UKVFTA, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này mặc dù có tăng trưởng tốt nhưng lại tăng giảm thất thường. Sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Vương quốc Anh tương đối ổn định hơn.

Với ngành hàng tôm, năm 2021, xuất khẩu tôm chiếm vị trí chủ lực 74% giá trị thủy sản Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh, nhưng cũng bị giảm 3,5%. Ngoài yếu tố chi phí vận chuyển tăng, tôm Việt Nam cũng bị áp lực cạnh tranh khốc liệt với tôm Ấn Độ tại thị trường này vì giá tôm Ấn Độ thấp hơn, nhất là tôm cỡ nhỏ phù hợp bán lẻ trong bối cảnh dịch Covid-19.

Trong những tháng đầu năm 2023, tôm chân trắng chiếm 69% giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Vương quốc Anh với 30,4 triệu USD, tăng 54%. Tôm sú chỉ chiếm 2,7% nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng gấp 6 lần cho thấy tín hiệu rất lạc quan đối với mặt hàng này tại thị trường Anh.

Tăng trưởng xuất khẩu tôm có thể lên đến 10%

Theo ấn phẩm “Phát triển thị trường Vương quốc Anh đối với ngành thủy sản”, nhu cầu tiêu thụ thủy sản, nhất là đối với mặt hàng tôm của thị trường Vương quốc Anh rất lớn, thậm chí lớn hơn các thị trường đơn lẻ trong khối EU. Bởi đa phần người dân Vương quốc Anh đều ăn cá hoặc thủy sản ít nhất 1 lần/tuần và tôm là lựa chọn phổ biến, chiếm khoảng 10% tổng lượng tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường này.

Trong đó, các sản phẩm tôm sú và tôm thẻ đông lạnh được người tiêu dùng tại Vương quốc Anh ưa chuộng nhiều hơn. Ngoài ra, các sản phẩm chế biến từ tôm như bột, tẩm bột, bánh ngọt, các sản phẩm chế biến sẵn và nước sốt, sushi cũng được bày bán rộng rãi nhưng không có tăng trưởng đáng kể.

Đối với khu vực nhà hàng hay dịch vụ ăn uống, tôm cũng là nguyên liệu khá phổ biến với khoảng 61% các cơ sở kinh doanh này tại Anh. Tôm được sử dụng nhiều nhất trong các nhà hàng ăn nhanh (chiếm 48% tổng tiêu thụ khu vực nhà hàng); các nhà hàng (chiếm 21%) và quán rượu - pub (12%). Ngoài ra, tôm cũng rất được ưa chuộng trong các nhà hàng Ấn Độ, Trung Quốc với các món cuốn, súp, há cảo/ màn thầu...

Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2022-2025 có thể hồi phục và duy trì tăng trưởng dương trung bình khoảng trên 10%/năm

Với những phân tích này, Cục Xuất nhập khẩu nhận định, Vương quốc Anh là thị trường rất tiềm năng đối với hàng thủy sản Việt Nam, trong đó có mặt hàng tôm. Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2022-2025 có thể hồi phục và duy trì tăng trưởng dương trung bình khoảng trên 10%/năm.

Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu, trong thời gian tới, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa tại Vương quốc Anh không thể tránh khỏi ảnh hưởng của các yếu tố tác động từ diễn biến thương mại hàng hóa toàn cầu. Lạm phát gia tăng cũng khiến giá cả các loại hàng hóa trở thành mối bận tâm cho người tiêu dùng. Hoạt động nhập khẩu thủy sản cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng do các khó khăn về chi phí hay vận chuyển hàng hóa.

Từ tháng 11/2022, ảnh hưởng của các yếu tố bất ổn trên thị trường hàng hóa toàn cầu đã phản ánh lên kết quả xuất khẩu ngành hàng thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng, khiến tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chững lại và rơi xuống mức âm, chỉ đạt khoảng 780 triệu USD, tạo ra nhiều lo ngại cho mục tiêu tăng trưởng của năm 2023”, Cục Xuất nhập khẩu thông tin và khuyến cáo, để duy trì thị phần và tập trung vào chế biến sâu để xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần hiểu rõ xu hướng tiêu dùng của thị trường.

Người tiêu dùng tại Vương quốc Anh cũng có xu hướng chú trọng tới không chỉ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, mà còn quan tâm tới các yếu tố về lao động, môi trường, hay tính bền vững của chuỗi giá trị trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Các yếu tố cơ bản khác như giá cả, cách thức chế biến và tính tương đồng trong bữa ăn, địa điểm sử dụng, cũng vẫn được quan tâm”, Cục Xuất nhập khẩu lưu ý.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định UKVFTA

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga