Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 12:50

Vụ chặn xe cứu thương chở thi thể ở Đà Nẵng: Để "thành phố đáng sống"... thực sự đáng sống

Để TP. Đà Nẵng định vị là thương hiệu thành phố đáng sống, đáng đến, ngoài sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, cần sự chung sức, đồng lòng của người dân địa phương

Làm thế nào để “gạn đục, khơi trong”?

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, các thông tin liên quan đến vụ chặn xe cứu thương chở thi thể ở Đà Nẵng được nhiều người quan tâm. Như báo chí đã phản ánh, trước đó, khoảng 10 giờ ngày 7/8, một vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra trên đường Võ Nguyên Giáp hướng từ quận Ngũ Hành Sơn đi quận Sơn Trà giữa xe tải và người điều khiển xe máy khiến một cô gái tử vong. Được biết, cô gái người Hải Dương, là du khách tới Đà Nẵng du lịch.

Nén đau thương, ngay trong ngày 7/8, người thân nữ du khách đã vượt đường xa vào Đà Nẵng đau đớn nhận thi thể nữ du khách về quê tỉnh Hải Dương an táng. Tuy nhiên, đã có sự cố đáng tiếc xảy ra khiến người nhà nạn nhân quá bức xúc và phải làm đơn tố cáo.

Lực lượng chức năng giải quyết vụ việc trong đêm 7/8

Theo đó, ngày 8/8, người nhà nạn nhân tử vong đã gửi đơn tố cáo nhân viên Trung tâm Pháp y TP. Đà Nẵng (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) có hành vi ngăn cản, không cho xe cứu thương (miễn phí) vào chở thi thể nạn nhân về quê an táng và đề nghị cơ quan chức năng làm rõ về việc nhân viên tại Trung tâm Pháp y TP.Đà Nẵngnhận khoản tiền trái quy định (14 triệu đồng) và có dấu hiệu "bảo kê" xe cứu thương.

Theo lý giải của người nhân viên này: “Số tiền này thu là chi phí khám nghiệm, may tái tạo và tiêm thuốc cho tử thi. Còn việc không cho xe cứu thương vào trong là vì không biết đó là xe ai, chứ không hề có ý định cản trở”.

Vụ việc y công (người phụ việc) tại Trung tâm Pháp y TP. Đà Nẵng nhận 14 triệu đồng tiền "dịch vụ riêng", chặn đường xe cứu thương chở thi thể nạn nhân đã gây bức xúc dư luận không chỉ tại Đà Nẵng. Nhiều người đặt ra dấu hỏi về việc có hay không sự vụ lợi, bảo kê đối với dịch vụ “xe riêng” trong chuyện này?

Đáng nói, theo thông tin từ bác sĩ Mai Xuân Ngọc, Giám đốc Trung tâm Pháp y Đà Nẵng cho biết, dịch vụ riêng 14 triệu đồng này không có trong nhiệm vụ, công tác được phân công của Trung tâm Pháp y. Bác sĩ Mai Xuân Ngọc cũng khẳng định, Trung tâm Pháp y không có quyền chỉ định xe cứu thương.

Mặc dù, sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã có chỉ đạo "nóng" xác minh, làm rõ và cho biết, sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm nếu có vi phạm. Tuy nhiên, thực tế, chính từ câu chuyện đau lòng này đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của TP. Đà Nẵng. Và chính những hình ảnh “xấu xí” này khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng: Liệu Đà Nẵng có còn là thành phố đáng sống?

Du khách Hàn Quốc tại sân nay Quốc tế Đà Nẵng

Thực tế cho thấy, một trong những vấn nạn nhức nhối khiến Đà Nẵng “đau đầu” hiện nay là vấn nạn “chặt chém” du khách. Thời gian qua, đã có không ít vụ việc chặt chém du khách xảy ra. Đơn cử như vụ việc hồi tháng 2/2023, liên quan đến vụ một nữ du khách Hàn Quốc đi từ sân bay về khách sạn chỉ khoảng 5km, đã bị tài xế “xe dù” thu 2 triệu đồng, cao gấp 10 lần bình thường. Hay như vụ một nhà hàng bị khách “tố” ăn hải sản chỉ hơn 2 triệu mà tính tiền hơn 3 triệu.

Trước đó, một du khách Hàn Quốc cũng phản ảnh giá cả một số loại thức ăn phổ biến trong sân bay Đà Nẵng khá đắt, có loại đắt gấp đôi so với sân bay Incheon như hamburger, phở. Giá dịch vụ golf tại Đà Nẵng cũng cao ngang bằng tại Hàn Quốc và đắt hơn cả những điểm đến khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia...

Tương tự, dư luận tại Đà Nẵng từng xôn xao khi một du khách lên facebook, tố bị chặt chém với bữa ăn hơn 10 triệu đồng, nhận phiếu tính tiền toàn tiếng Trung Quốc, tại một nhà hàng ven biển quận Sơn Trà. Mới đây nhất, một “thượng đế” đã phải trả đến 400 nghìn đồng sau khi đánh đôi giày ở Đà Nẵng.

Trước vấn nạn này, chính ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, cũng đã lên tiếng, những trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” phải hạn chế và xử lý nghiêm, không thể để ảnh hưởng đến tổng thể ngành du lịch Đà Nẵng.

Xác định, du lịch là một trong những mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế của Đà Nẵng, những năm qua, chính quyền và người dân TP. Đà Nẵng luôn nỗ lực bảo đảm môi trường du lịch an toàn, tạo nên hình ảnh một thành phố xinh đẹp, thân thiện và mến khách… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thời gian qua, Đà Nẵng cũng gặp phải không ít những hành động “xấu xí”, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường du lịch, an ninh trật tự chung của thành phố…

Các hành vi chặt chém giá các loại dịch vụ như vận chuyển, ẩm thực, dù chỉ là hành động của một vài cá nhân nhưng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của các điểm đến, nhất là khi du lịch đang trong giai đoạn nỗ lực phục hồi. Do đó, việc TP. Đà Nẵng kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và phải có các giải pháp quyết liệt là hết sức quan trọng nhằm giữ hình ảnh về một Đà Nẵng xinh đẹp và là nơi thực sự muốn đến trong lòng du khách.

Phải có tầm nhìn xa...

Nhiều người cho rằng, “thành phố đáng sống” là ước mơ của nhân dân và lãnh đạo Đà Nẵng. Danh hiệu đó, thành phố được du khách tôn vinh vì nhờ thành phố phát triển và làm được những việc mà thành phố khác không làm được hoặc chưa làm được...

Những năm trước đây, Đà Nẵng phát triển và nổi tiếng bởi những thành tựu đột phá về kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông, thành phố khang trang sạch đẹp. Từ sự làm ăn phát triển đó, đã làm cho con người thêm sinh khí, quyết tâm, không trì trệ, thành phố thực sự là thành phố đáng sống. Tuy nhiên, những năm gần đây danh hiệu đáng sống dần mất đi vì những hệ lụy của sự phát triển không cân đối. Ví như phát triển du lịch tốt nhưng không đồng bộ, quá mức phục vụ của hạ tầng. Môi trường sống ở Đà Nẵng xung đột giữa đời sống người dân thành phố và du khách, lai nhập văn hóa từ nơi khác đến, trong sự xô bồ có sự chặt chém… Chính những yếu tố đó làm hai chữ “đáng sống” mất dần.

Đà Nẵng cần định vị thương hiệu là thành phố đáng sống và đáng đến trong lòng du khách trong nước và quốc tế

Chúng ta có thể thấy, ngay từ giai đoạn thành phố phát triển dưới thời cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, ông đã gửi gắm lãnh đạo thành phố rằng, phải biết dừng lại, dù 1 giờ, 1 ngày để xem lại mình đã làm những gì đúng, những gì chưa đúng. Dừng lại nhìn nhận rồi từ đó tìm ra bước đi mới, không trùng lặp, trì trệ và có bước đi tốt hơn. Đừng tự mãn, phải dừng lại để hỏi tại sao người ta khen thành phố là đáng sống?

Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng, để TP. Đà Nẵng thực hiện được mục tiêu trở thành đô thị loại đặc biệt, trong giai đoạn 2030-2045 sẽ trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước và Đông Nam Á, giữ vai trò là tâm điểm du lịch, thương mại, tài chính và logistics. Và để có tên trong định hướng ấy, ngoài việc vốn dĩ đã sở hữu những nội lực mạnh mẽ mà không phải thành phố nào cũng có, Đà Nẵng cần có tầm nhìn xa, đặc biệt, trong xu thế mới, nhân dân mong chờ lãnh đạo thành phố tự thấy trách nhiệm, vai trò của mình, phải làm nhiều hơn, phải cố gắng nhiều hơn vì sự phát triển của thành phố. Đừng nghĩ mình làm hết nhiệm kỳ rồi đi mà phải nhìn xa trông rộng cho tương lai của Đà Nẵng trong 5 năm, 10 năm hay 20, 30 năm nữa.

Bên cạnh đó, để Đà Nẵng định vị thương hiệu thành phố đáng sống và đáng đến trong lòng du khách trong nước và quốc tế, thiết nghĩ, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ nhằm xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách của thành phố bên bờ sông Hàn và để Đà Nẵng trở thành "thành phố đáng sống" cũng như mãi là niềm tự hào của nhiều người dân Đà Nẵng.

Và hơn hết, một trong những việc mà Đà Nẵng cần làm ngay là tái lập tính nền nếp, quy củ về trật tự đô thị để sớm đem lại sự “an bình” cho người dân và khẳng định hình ảnh, thương hiệu trong mắt bạn bè trong và ngoài nước.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?