Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vùng đồng bằng sông Hồng: Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập

Vùng Đồng bằng sông Hồng đặt mục tiêu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của hội nhập,cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu phát triển của vùng.
Đưa vùng Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển khoa học và công nghệ Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết tạo sức bật cho du lịch phát triển Xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng: Đồng bộ các nguồn lực

Tạo việc làm cho gần 11,21 triệu người lao động

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vùng Đồng bằng sông Hồng có lực lượng lao động khá dồi dào với khoảng 11,44 triệu người, chiếm gần 23% tổng lực lượng lao động cả nước.

Vùng đồng bằng sông Hồng: Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập
Chất lượng lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng được cải thiện

Chất lượng lao động của vùng ngày càng được cải thiện với tỷ lệ lao động có bằng cấp/chứng chỉ của vùng đã tăng từ 21,3% năm 2011 lên gần 37% năm 2021, cao hơn đáng kể so với mức bình quân chung 26,1% của cả nước. Trong đó, thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh có chất lượng lao động cao nhất - tỷ lệ lao động có bằng cấp/chứng chỉ tương ứng là 50,27% và 42,07%.

Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước (cùng với Vùng Đông Nam Bộ), đã thu hút hơn 33,6% số dự án và 30,2% số vốn đầu tư nước ngoài hình thành hơn 360 cụm công nghiệp.

Theo đó, vùng đã tạo việc làm cho gần 11,21 triệu người lao động, chiếm 22,86% trong tổng số việc làm của cả nước. Cơ cấu lao động của vùng chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ lệ lao động lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp hiện chỉ còn khoảng 13,55% (thấp hơn nhiều so với mức chung 29% của nước; tỷ lệ lao động làm công hưởng lương đạt 60,53%, cao hơn so với mức chung 52% của cả nước). Trong giai đoạn 2011-2021, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của vùng cũng luôn duy trì ở mức thấp dưới 3%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Cụ thể, chất lượng lao động của vùng mặc dù cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước song vẫn còn thấp so với yêu cầu của một vùng kinh tế phát triển khi mà vẫn còn gần 2/3 lực lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc không có bằng/chứng chỉ.

Việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao chưa được chú trọng. Đáng lưu ý, chất lượng lao động ở nông thôn, chất lượng lao động nữ cải thiện chậm và còn rất thấp, mới chỉ có 15,1% lực lượng lao động nông thôn qua đào tạo; 21,3% lực lượng lao động nữ qua đào tạo. Các bằng chứng này cho thấy các lỗ hổng trong chất lượng nguồn nhân lực mà các địa phương trong vùng phải giải quyết để tăng cường sức cạnh tranh và tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo.

Do tác động của già hóa dân số, tốc độ tăng của lực lượng lao động của vùng đã chậm lại, số lao động được tạo việc làm mới bắt đầu giảm thấp hơn so với giai đoạn trước, có nguy cơ thiếu lao động trong tương lai, đặc biệt là lao động có trình độ cao.

Bên cạnh đó, thị trường lao động của vùng tuy đã có bước phát triển nhưng chưa hoàn thiện, chất lượng việc làm còn thấp. Một bộ phận lớn người lao động có việc làm phi chính thức (57,1%) trong điều kiện lao động hạn chế, thu nhập bấp bênh; hơn 1/3 số lao động của vùng đang làm các công việc dễ bị tổn thương, bao gồm lao động tự làm và lao động hộ gia đình (nhóm lao động dễ bị tổn thương với đặc trưng là có công việc bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định, thời gian làm việc kéo dài, điều kiện làm việc không đảm bảo).

Trong khi đó, việc thực thi các chính sách, chương trình thị trường lao động còn hạn chế. Quỹ quốc gia về việc làm tập trung nhiều cho hộ gia đình vay vốn, ít hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm mới. Ở một số địa phương, việc thực hiện Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa thực sự mang lại hiệu quả, chất lượng đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

Hệ thống thông tin và dịch vụ việc làm chưa phát triển đến các vùng nông thôn. Nhiều địa phương chưa chú trọng đầu tư cho các trung tâm dịch vụ việc làm; tổ chức và hoạt động giới thiệu việc làm của các trung tâm chậm được đổi mới; mối liên kết, chia sẻ thông tin về thị trường lao động giữa các trung tâm trên cùng địa bàn hay giữa các địa phương trong vùng chưa tốt…

Đưa nhân lực trở thành nền tảng để phát triển bền vững

Cũng theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của vùng Đồng bằng sông Hồng về phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm đó là phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đưa nhân lực thực sự trở thành nền tảng và yếu tố quan trọng nhất để phát triển bền vững vùng.

Đồng thời, đảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, mọi người dân có việc làm, sinh kế, vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với mục tiêu của vùng phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045.

Trong đó, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025: Lao động có bằng cấp/chứng chỉ đạt 40-44% lực lượng lao động; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 30% lực lượng lao động; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 60%. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 4%; tỷ lệ việc làm phi chính thức dưới 40%; tỷ lệ lao động nông nghiệp dưới 10%.

Đến năm 2030: Lao động có bằng cấp/chứng chỉ đạt 45-50%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 4%; tỷ lệ việc làm phi chính thức dưới 25%; tỷ lệ lao động nông nghiệp dưới 7%.

Theo đó, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền và toàn thể người dân về phát triển nguồn nhân lực và giáo dục nghề nghiệp, khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; đánh giá, lựa chọn trường có năng lực trên địa bàn các tỉnh/thành phố của vùng để hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ theo quy định để đạt tiêu chí của trường chất lượng cao để hình thành những trung tâm đào tạo cấp vùng, quốc gia phục vụ cung ứng nguồn nhân lực cho cả nước nói chung cũng như vùng nói riêng.

Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của vùng. Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, 5 năm của từng địa phương với cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý, trong đó, chú trọng đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Tăng cường việc hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp (từ việc tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, tổ chức đào tạo lý thuyết và thực hành tại doanh nghiệp…) để nâng cao chất lượng đào tạo.

Mặt khác, tăng cường và nâng cao hiệu quả lồng ghép các mục tiêu tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm và phát triển việc làm bền vững… trong các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của vùng, bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động của các tỉnh, thành phố trong vùng với các địa phương trong cả nước. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động đồng bộ, hiện đại; tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm; đẩy mạnh giao dịch việc làm trực tuyến, chủ động cung ứng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

Đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, giải pháp tạo việc làm gắn với nâng cao chất lượng việc làm và thu nhập cho người lao động, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế; nâng cao tỷ trọng lao động trong khu vực chính thức, tập trung giải quyết việc làm cho lao động khu vực phi chính thức, đặc biệt là lao động nông nghiệp chuyển đổi ngành nghề; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số, lao động thuộc nhóm yếu thế.

Ngoài ra, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho người dân, nhất là người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn …; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động. Xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu về lao động, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác làm cơ sở hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phù hợp cho lao động nói chung.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hình ảnh tàu bay chằng néo tứ phía tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài trước siêu bão Yagi

Hình ảnh tàu bay chằng néo tứ phía tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài trước siêu bão Yagi

Chiều 6/9, Cảng HKQT Nội Bài đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có việc gia cố chốt chặt để cố định các tàu bay nhằm đảm bảo an toàn.
Nhân sự 6/9: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered Việt Nam lần đầu có CEO Việt

Nhân sự 6/9: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered Việt Nam lần đầu có CEO Việt

Ông Nguyễn Minh Vũ được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered lần đầu bổ nhiệm CEO người Việt Nam.
Cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

Cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia tại cùng một thời điểm.
Nhân sự 5/9: Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa nhận nhiệm vụ mới; tân Đại sứ Việt Nam tại Lào là ai?

Nhân sự 5/9: Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa nhận nhiệm vụ mới; tân Đại sứ Việt Nam tại Lào là ai?

Ngày 5/9, ông Nguyễn Minh Tâm giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam tại Lào; ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

ManpowerGroup luôn nỗ lực xây dựng tương lai tươi sáng và bền vững hơn dựa trên ba trụ cột chính: Hành tinh, Con người & Sự thịnh vượng, và Nguyên tắc Quản trị.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ nói gì về tuyển viên chức ngành Marketing?

Bộ Nội vụ nói gì về tuyển viên chức ngành Marketing?

Bộ Nội vụ cho biết nếu đủ điều kiện, Phó Trưởng phòng Marketing tại một số doanh nghiệp sẽ được bổ nhiệm viên chức quản lý mà không phải thực hiện sát hạch.
Thị trường lao động đã thực sự linh hoạt?

Thị trường lao động đã thực sự linh hoạt?

8 tháng qua, thị trường lao động tại các địa phương ghi nhận nhiều chuyển biến, tuy nhiên để tiệm cận với khu vực và thế giới còn khoảng cách không nhỏ.
Bộ Nội vụ phản hồi thắc mắc bậc lương viên chức

Bộ Nội vụ phản hồi thắc mắc bậc lương viên chức

Bộ Nội vụ đã có thông tin hướng dẫn xếp bậc lương viên chức trong trường hợp từng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Vietjet tổ chức ngày hội tuyển dụng lớn nhất năm 2024

Vietjet tổ chức ngày hội tuyển dụng lớn nhất năm 2024

Ngày hội tuyển dụng - Vietjet Sky Career Day diễn ra ngày 7/9 tại Vietjet Plaza - 60A Trường Sơn, Phường 2, Tân Bình, TP.HCM
Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới, Bắc Ninh bổ nhiệm lãnh đạo Sở LĐ - TBXH

Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới, Bắc Ninh bổ nhiệm lãnh đạo Sở LĐ - TBXH

Mới đây, Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới từ Bộ trưởng Bộ Công an. Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH.
Số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị sẽ như thế nào từ 1/9/2024?

Số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị sẽ như thế nào từ 1/9/2024?

Nghị định số 83/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9 quy định về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị.
Quốc hội điều chỉnh nhân sự, TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm nhiều hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Quốc hội điều chỉnh nhân sự, TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm nhiều hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Trong 2 ngày 28-29/8, Quốc hội và nhiều địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Yên Bái, Đồng Tháp đã thực hiện bổ nhiệm, điều động các nhân sự chủ chốt.
Đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường?

Đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường?

Dù tới hơn 80% học viên tốt nghiệp có việc làm, song trong bối cảnh mới yêu cầu đào tạo nghề cần có sự chuyển đổi, phù hợp thực tiễn.
Bộ Nội vụ nêu các chức danh lãnh đạo có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Bộ Nội vụ nêu các chức danh lãnh đạo có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Theo Bộ Luật Lao động, một số cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể nghỉ hưu ở tuổi cao nhưng phải bảo đảm không vượt quá 65 tuổi.
Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển

Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển

Nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cảng biển của Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu hụt nghiệm trọng.
Bộ Nội vụ nói gì về việc bầu lãnh đạo địa phương?

Bộ Nội vụ nói gì về việc bầu lãnh đạo địa phương?

Bộ Nội vụ thông tin, việc bầu Phó Chủ tịch UBND cấp huyện dựa theo giới thiệu của Chủ tịch UBND. Phó Chủ tịch UBND không nhất thiết là đại biểu HĐND.
Thị trường lao động dần ổn định nhưng chưa hết khó

Thị trường lao động dần ổn định nhưng chưa hết khó

Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam nửa đầu năm nay đạt 8,4 triệu đồng/tháng, tăng 567.000 đồng/tháng, phản ánh tín hiệu tích cực của thị trường lao động.
Tỷ lệ số lượng nhân sự ở mỗi hạng chức danh nghề ra sao?

Tỷ lệ số lượng nhân sự ở mỗi hạng chức danh nghề ra sao?

Bộ Nội vụ hướng dẫn cách xử lý trường hợp tỷ lệ số lượng nhân sự có chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương chưa đủ 10% tại đơn vị sự nghiệp nhóm 3.
Nghỉ lễ 2/9 chính thức bắt đầu từ ngày 31/8

Nghỉ lễ 2/9 chính thức bắt đầu từ ngày 31/8

Theo lịch, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ lễ 2/9 năm 2024 từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9 Dương lịch.
Cần thêm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động yếu thế

Cần thêm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động yếu thế

Giải quyết việc làm cho nhóm người lao động yếu thế là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của các quốc gia.
Sức hút nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn rất lớn

Sức hút nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn rất lớn

Dự kiến, tháng 8/2024, nhu cầu tuyển dụng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 4% so với tháng trước và tiếp tục tăng cao thời gian tới.
Mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài có về đích sớm?

Mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài có về đích sớm?

Nhiều nước mong muốn tăng chỉ tiêu tiếp nhận lao động của Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam hướng tới những thị trường lao động thu nhập cao và bền vững.
Thông tin về nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Thông tin về nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Thông tư số 62/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở theo chính sách mới.
Bộ Nội vụ đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa về giải quyết lượng cán bộ dôi dư

Bộ Nội vụ đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa về giải quyết lượng cán bộ dôi dư

Tại phiên chất vấn chiều 21/8, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đánh giá cao việc giải quyết vấn đề cán bộ dôi dư khi sáp nhập xã, huyện của tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp thông báo tuyển dụng chuyên viên Hỗ trợ phát triển công nghiệp hạng III – lĩnh vực Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở dữ liệu...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động