Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Liên kết bền vững - phát huy thế mạnh

Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung với lợi thế lớn về kết cấu hạ tầng giao thông, có 4 khu kinh tế ven biển, gồm Chân Mây – Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội và 19 KCN được Thủ tướng cho phép thành lập. Nơi đây đang tìm giải pháp nhằm “liên kết bền vững - phát huy thế mạnh” của Vùng.
Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Liên kết bền vững - phát huy thế mạnh
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Chủ tịch Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (nhiệm kỳ 2017 – 2018) phát biểu khai mạc Hội nghị

Tại hội nghị do Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung tổ chức sáng ngày 05/5/2018 (tại TP. Huế - Thừa Thiên Huế) với chủ đề “Liên kết phát triển các khu kinh tế và khu công nghiệp tại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung” do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Chủ tịch Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (nhiệm kỳ 2017 – 2018) cho biết, nhằm khai thác các lợi thế riêng của từng địa phương, tạo môi trường đầu tư bình đẳng trong Vùng, đồng thời tránh chồng chéo trong thu hút đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực gây “ảo giác” về sự phát triển KCN mà thực chất là sự di chuyển nguồn lực từ KCN của địa phương này sang KCN của địa phương khác. Hội nghị lần này đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu liên quan đến việc rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế Vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương, từ đó đề xuất các thể chể chính sách kinh tế ưu đãi khác biệt cho Vùng KTTĐ miền Trung thực sự trở thành động lực lan tỏa vùng ngoại vi và cả nước.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Liên kết bền vững - phát huy thế mạnh
Cảng Chân Mây thuộc KKT Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế)

Theo Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung, tính đến cuối năm 2016 các KKT, KCN trong Vùng đã thu hút được hơn 1.280 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 500 ngàn tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện hơn 210 ngàn tỷ đồng (chiếm 42% tổng vốn đầu tư đăng ký), thu ngân sách khoảng 36-40 ngàn tỷ đồng. Qua đó, vùng KTTĐ miền Trung đã phần nào trở thành một trong nhưng trọng điểm thu hút dự án đầu tư trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại quốc tế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương thuộc Vùng và cả nước.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Liên kết bền vững - phát huy thế mạnh
Ông Ngô Đông Hải, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, ông Ngô Đông Hải, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, đã tròn 10 năm thành lập Vùng KTTĐ miền Trung, các địa phương trong Vùng cần cùng nhau nhìn lại mô hình liên kết phát triển Vùng. Đặc biệt, trong lĩnh vực phát triển các KKT, KCN để xem xét, đề xuất một mô hình liên kết có tính tiên tiến, sáng tạo và liên kết bền vững, khắc phục tình trạng không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, làm cho vùng KTTĐ miền Trung thực sự phát huy được thế mạnh, tiềm năng của mình.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, hiến kế để liên kết phát triển các KKT và KCN tại Vùng KTTĐ miền Trung như: Nhận diện lợi thế chung của Vùng cũng như lợi thế riêng của từng địa phương trong Vùng; xem xét thế mạnh từng KKT, KCN; xu hướng phân công phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ chốt; khả năng kết nối hình thành các chuỗi sản phẩm và hỗ trợ dịch vụ giữa các KKT, KCN trong Vùng; cơ chế điều phối và huy động nguồn lực phát triển và những vấn đề cần kiến nghị Trung ương để tạo đột phá trong phát triển Vùng KTTĐ miền Trung.

Tiến sĩ Dương Đình Giám, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết phát triển các KKT và KCN tại Vùng KTTĐ miền Trung như: Tăng cường liên kết, nâng cao hiệu quả của hệ thống các KKT, KCN trong vùng (thông qua điều chỉnh mục tiêu, quy mô của các KKT, lựa chọn để tập trung đầu tư cho các KKT trọng điểm của Vùng, rà soát quy hoạch phát triển các KCN dựa trên hợp tác và liên kết, liên kết phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn); thúc đẩy, nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của các KKT, KCN (bằng việc lựa chọn phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp cụ thể để tránh trùng lặp, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại các khu vực có xây dựng KKT và các KCN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển của các KKT, KCN của Vùng, nâng cao chất lượng công tác thu hút và xúc tiến đầu tư vào KKT, KCN); tổ chức, quản lý và thực thi các chính sách hỗ trợ cho các KKT, KCN (như hoàn thiện các quy định về quản lý, xây dựng bộ máy quản lý năng động và hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường)…

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Liên kết bền vững - phát huy thế mạnh
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đưa ra ý kiến xây dựng, giải pháp... nhằm "Liên kết phát triển các KKT và KCN tại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung"

Quá trình thảo luận và lắng nghe những ý kiến đề xuất của chuyên gia kinh tế và các Đoàn tham dự. Hội nghị chỉ ra, hiện nay các KKT, KCN vùng KTTĐ miền Trung đã tạo thêm năng lực sản xuất mới nhưng vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp, nguồn thu ngân sách góp vào tăng trưởng kinh tế cho các địa phương còn thấp, sự phối kết hợp trong liên kết giữa các địa phương của Vùng chưa cao, còn có sự chênh lệch về số dự án, vốn đầu tư, thu hút lao động giữa các địa phương, các hoạt động hợp tác vẫn còn mang tính hình thức, nhiều ý tưởng liên kết vẫn chưa được triển khai thành công trên thực tế.

Những nguyên nhân hạn chế trên là do tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong vùng tương đối tương đồng như biển, cảng biển, sân bay, khu kinh tế, khu công nghiệp… Hầu hết các địa phương đều có xu hướng phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh hiện có của mình. Phần lớn thu hút vào các KCN trong Vùng là các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều nhiên liệu, năng lượng, ít công nghệ cao, như: dệt may, da giày, sản xuất sản phẩm nhựa, vật liệu nung, chế biến nông - lâm - thủy sản... Vì vậy, cơ cấu ngành, sản phẩm của các địa phương trong vùng khá trùng lắp, ảnh hưởng kìm hãm đến việc phát triển chất lượng KCN cũng như tác động lan tỏa đến sự chuyển dịch cơ cấu của Vùng KTTĐ miền Trung.

Để phát triển Vùng KTTĐ miền Trung (thông qua Liên kết phát triển các KKT và KCN tại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung) đòi hỏi cần phải có sự chung tay góp sức của các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.... Qua đó tạo ra một sự bứt phá mới cho Vùng KTTĐ miền Trung, thật sự liên kết cùng mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội, đưa nơi đây cất cánh cùng cả nước.

Vùng KTTĐ miền Trung gồm 5 địa phương: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Với lợi thế lớn về kết cấu hạ tầng giao thông - là cửa ngõ ra biển của tuyến hành lang Đông – Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương, có 4 khu kinh tế ven biển, gồm Chân Mây – Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội và 19 KCN được Thủ tướng cho phép thành lập, chiếm 5,8% số KCN được cấp phép của cả nước và khoảng 45,2% số KCN của 14 tỉnh miền Trung. Đây là những điều kiện thuận lợi để Vùng KTTĐ miền Trung phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Ngày 24/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2059/QĐ-TTG về thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2015-2020. Theo đó, thành viên Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Chủ tịch UBND: thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Theo quy chế hoạt động thì Chủ tịch Hội đồng vùng được luân chuyển nhiệm kỳ 02 năm.
TIN LIÊN QUAN
Hoàng Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hải Dương: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng, thấp của các huyện, thị xã nào?

Hải Dương: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng, thấp của các huyện, thị xã nào?

Tối 14/9, Đài Khí tượng thuỷ văn Hải Dương phát thông báo tin lũ khẩn cấp trên sông Kinh Môn, sông Gùa, sông Rạng; tin lũ trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy.
Hải Dương: Tiếp tục triển khai lực lượng, thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác đê

Hải Dương: Tiếp tục triển khai lực lượng, thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác đê

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương yêu cầu tiếp tục triển khai lực lượng, thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác đê.
Hải Phòng: Ngừng sử dụng chung cư xuống cấp, bố trí chỗ ở các hộ dân

Hải Phòng: Ngừng sử dụng chung cư xuống cấp, bố trí chỗ ở các hộ dân

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân, TP. Hải Phòng chỉ đạo ngừng sử dụng 41 toà chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D có hơn 2.600 hộ dân sinh sống.
Hải Dương: Khẩn trương hỗ trợ thu hoạch cá để giảm thiểu thiệt hại

Hải Dương: Khẩn trương hỗ trợ thu hoạch cá để giảm thiểu thiệt hại

Các hộ nuôi cá lồng tại xã Thái Tân, huyện Nam sách, tỉnh Hải Dương đang khẩn trương thu hoạch cá để giảm thiểu thiệt hại.
Hải Phòng: 91 hộ dân tại chung cư A7-A8 Vạn Mỹ được bốc thăm bố trí về chung cư HH1-HH2

Hải Phòng: 91 hộ dân tại chung cư A7-A8 Vạn Mỹ được bốc thăm bố trí về chung cư HH1-HH2

Hải Phòng tổ chức bốc thăm di chuyển 91 hộ dân tại chung cư cũ Vạn Mỹ về chung cư HH1-HH2 Đồng Quốc Bình, Quận Ngô Quyền (lần 1).

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Sáng 14/9, GO! Hà Nam có tổng diện tích hơn 14.000 m2 và tổng vốn đầu tư 309 tỷ đồng đã chính thức khai trương trương đưa vào hoạt động tại thành phố Phủ Lý.
Thanh Hóa chỉ đạo xử lý khẩn cấp sự cố thấm dột đê sông Hoạt

Thanh Hóa chỉ đạo xử lý khẩn cấp sự cố thấm dột đê sông Hoạt

Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa Lại Thế Nguyên chỉ đạo xử lý khẩn cấp sự cố thấm dột đê sông Hoạt.
Đà Nẵng lên phương án ứng phó với ngập lụt đô thị khi mưa lớn bất thường

Đà Nẵng lên phương án ứng phó với ngập lụt đô thị khi mưa lớn bất thường

TP. Đà Nẵng có 124 vị trí có nguy cơ ngập úng khi xảy ra mưa lớn cực đoan. Thành phố đã xây dựng kịch bản cụ thể ứng phó với ngập lụt trong mùa mưa bão 2024.
Thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Thanh Hóa đến nay ra sao?

Thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Thanh Hóa đến nay ra sao?

Trong 8 tháng năm 2024, số thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Thanh Hóa đạt 14.380 tỷ đồng, đạt 106% dự toán được giao.
Trụ cầu 60 năm tuổi ở Quảng Ngãi

Trụ cầu 60 năm tuổi ở Quảng Ngãi 'trơ xương', người dân lo lắng, bất an

Cầu Trà Khúc 1, công trình giao thông huyết mạch của TP. Quảng Ngãi nhưng hiện nay hàng loạt trụ cầu đã hư hỏng nghiêm trọng, bong tróc bê tông, trơ ra trụ sắt.
Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Sự kiện được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc.
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Phạm Đức Tiến giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Phạm Đức Tiến giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Sáng 14/9, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Đà Nẵng công khai sao kê ủng hộ khắc phục mưa, lũ

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Đà Nẵng công khai sao kê ủng hộ khắc phục mưa, lũ

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Đà Nẵng công khai sao kê danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc gặp khó khăn do bão số 3 và mưa, lũ những ngày qua.
Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành liên quan gấp rút hoàn tất các thủ tục đưa Khu công nghiệp Cây Trường tại huyện Bàu Bàng đi vào hoạt động.
Vĩnh Long: Quyên góp hơn 6,8 tỷ đồng ủng hộ đồng bào gặp thiên tai

Vĩnh Long: Quyên góp hơn 6,8 tỷ đồng ủng hộ đồng bào gặp thiên tai

Tại Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, tỉnh Vĩnh Long đã quyên góp được trên 6,8 tỷ đồng từ 195 cơ quan, đơn vị, cá nhân.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Vui Tết Trung thu an toàn, tiết kiệm, không phô trương

Bà Rịa – Vũng Tàu: Vui Tết Trung thu an toàn, tiết kiệm, không phô trương

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị trong tỉnh tổ chức hoạt động Tết Trung thu năm 2024 cho trẻ em an toàn, tiết kiệm, không phô trương.
Đà Nẵng: Trao hơn 4.100 suất quà trung thu cho con em công nhân, người lao động

Đà Nẵng: Trao hơn 4.100 suất quà trung thu cho con em công nhân, người lao động

Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng và các cấp công đoàn trực thuộc trao hơn 4.100 phần quà Tết Trung thu cho con đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động.
Thừa Thiên Huế: Đồng lòng hướng về nhân dân các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bão số 3

Thừa Thiên Huế: Đồng lòng hướng về nhân dân các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bão số 3

“Một miếng khi đói” với những con cá, con tôm, cái bánh chưng… bình dị là những gì người dân Thừa Thiên Huế đang gửi về nhân dân phía Bắc bị ảnh hưởng bão số 3.
Huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc: Tập trung khắc phục thiệt hại của bão lũ

Huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc: Tập trung khắc phục thiệt hại của bão lũ

Hiện, người dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung khắc phục thiệt hại của bão lũ, ổn định đời sống.
Bình Thuận: Nhiều tiềm năng phát triển các dự án điện khí hydro xanh

Bình Thuận: Nhiều tiềm năng phát triển các dự án điện khí hydro xanh

Ngày 13/9, UBND tỉnh Bình Thuận đã có buổi làm việc với Công ty HDF Energy về công nghệ, giải pháp và khả năng phát triển các dự án điện khí hydro xanh.
Trà Vinh ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại bão lũ 4,5 tỷ đồng

Trà Vinh ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại bão lũ 4,5 tỷ đồng

Chiều ngày 13/9, Tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi).
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 30 tấn hàng hóa được vận chuyển ra vùng thiệt hại do bão số 3

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 30 tấn hàng hóa được vận chuyển ra vùng thiệt hại do bão số 3

Hơn 30 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm do người dân TP. Hồ Chí Minh quyên góp đang được vận chuyển ra các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Mía đường đang trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Trước áp lực cạnh tranh đòi hỏi địa phương phải xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh.
Báo cáo nhanh tình hình lũ và công tác ứng phó trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Báo cáo nhanh tình hình lũ và công tác ứng phó trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hải Dương đã báo cáo nhanh tình hình lũ và công tác ứng phó trên địa bàn tỉnh, tính đến 16 giờ ngày 13/9.
Quy hoạch không gian ngầm trước bối cảnh Hà Nội thiếu bãi đỗ xe và ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Quy hoạch không gian ngầm trước bối cảnh Hà Nội thiếu bãi đỗ xe và ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Hà Nội đã quy hoạch các bãi đỗ xe ngầm tại 4 quận nội thành cũ nhưng đến nay tất cả vẫn đang chỉ nằm trên giấy, việc triển khai thực hiện chồng chất khó khăn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động