Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng Infographics: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực trong quý I/2024 Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Theo báo cáo mới đây của tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc, nền kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh chóng như nền kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn “thần tốc” vào thập niên 80. Tuy đều có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian ngắn, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại nhiều rủi ro mà có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong tương lai. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo Việt Nam cần đa dạng hóa và phức tạp hóa các mặt hàng xuất khẩu, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Bên trong nhà máy sản xuất ô tô tại Hàn Quốc. Nguồn ảnh: SeongJoon Cho, Bloomberg.
Bên trong nhà máy sản xuất ô tô tại Hàn Quốc. Nguồn ảnh: SeongJoon Cho, Bloomberg.

So sánh nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia chuyển đổi thành công từ nền kinh tế có thu nhập thấp sang nền kinh tế có thu nhập cao trong thời gian ngắn. Theo các chuyên gia, quá trình công nghiệp hóa thần tốc này là kết quả của hàng thập kỷ đầu tư vào cơ sở vật chất và con người, cũng như các chính sách thúc đẩy xuất khẩu từ phía chính phủ Hàn Quốc.

Sau khi Hàn Quốc trở thành nền kinh tế thị trường phát triển và gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 1996, chính phủ Hàn Quốc đã chuyển trọng tâm sang tăng trưởng kinh tế gắn với tăng trưởng năng suất dựa vào tiến bộ công nghệ. Đến đầu thế kỷ 21, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc giờ được thúc đẩy bởi nỗ lực nâng cấp và nghiên cứu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất từ phía chính phủ Hàn Quốc, dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng về năng suất lao động.

Sự phát triển kinh tế thần tốc của Hàn Quốc cũng gắn liền với sự đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến công nghệ cao. Trong khi đó nhiều nước đang phát triển chỉ tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng đơn giản như nông nghiệp hoặc khoáng sản, Hàn Quốc đã mở rộng sản xuất vào những năm 1970. Từ xuất khẩu nguyên liệu thô và nông sản vào những năm 1960, đến hóa chất, vật liệu đóng tàu và hàng may mặc vào những năm 1980, Hàn Quốc giờ đang sản xuất các mặt hàng có giá trị cao như vi mạch, ô tô và linh kiện.

Tương tự với Hàn Quốc, từ năm 1990 đến năm 2022, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng chóng mặt, với tốc độ trung bình hàng năm là 5,4%. Theo World Bank, thành tích vượt trội này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là khả năng tích lũy vốn nhanh, nguồn lao động dồi dào và tăng trưởng năng suất cao. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được củng cố bởi những cải cách trong môi trường kinh doanh, tăng trưởng chất lượng nhân lực, và đặc biệt là dòng vốn FDI lớn.

Cũng giống như Hàn Quốc, Việt Nam cũng đã mở rộng danh mục sản phẩm xuất khẩu từ đơn giản, giá trị gia tăng thấp sang phức tạp và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Trong khi xuất khẩu của Việt Nam năm 1995 tập trung vào khoáng sản, nông nghiệp, và dệt may (màu vàng), những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam năm 2023 là điện tử (máy tính, điện thoại, linh kiện), máy móc và dệt may.

Nhưng trái ngược với Hàn Quốc, nơi mà chính phủ nước này khuyến khích đa dạng hóa trong sản xuất, sự đa dạng hóa tại Việt Nam lại đang được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp FDI. Điều này dẫn đến việc một số các tiến bộ về sản xuất ít có cơ hội được chia sẻ với các doanh nghiệp khác trong nước. Hơn nữa, việc sản xuất các mặt hàng phức tạp như điện tử và máy móc chỉ đang tập trung vào khâu lắp ráp, mà ít có sự đầu tư vào khâu xử lý và hoàn thiện sản phẩm. Theo các nhà nghiên cứu, hai yếu tố này đang cản trở tiềm năng đa dạng hóa nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

Dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy tại Hà Tĩnh. Nguồn ảnh: Qilai Shen, Bloomberg
Dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy thuộc tập đoàn Foxconn tại Hà Tĩnh.
Nguồn ảnh: Qilai Shen, Bloomberg.

Việt Nam cần làm gì để phát triển đa dạng hóa?

Theo báo cáo của World Bank, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 4 khuyến nghị về chính sách để phát triển đa dạng hóa nền kinh tế Việt Nam, cũng như góp phần giảm thiểu những rủi ro trong tương lai. Nếu được thực hiện, những hành động này có thể góp phần hiện thực hóa tầm nhìn Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Một là, Việt Nam cần để xác định những nhóm ngành phù hợp nhất để nâng cao triển vọng đa dạng hóa nền kinh tế. Theo báo cáo của World Bank, Việt Nam đang phải đối mặt với những hạn chế trong việc tận dụng năng lực công nghệ làm nền tảng cho hoạt động sản xuất hiện tại. Tuy vậy, báo cáo cũng cho thấy Việt Nam có tiềm năng đa dạng hóa hơn 200 sản phẩm, trong đó có 92 sản phẩm mới là các mặt hàng công nghệ phức tạp. Sự chuyển đổi này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chiến lược của Việt Nam là nâng cao chuỗi giá trị trên thị trường toàn cầu.

Hai là, Việt Nam sẽ cần đầu tư mạnh hơn vào việc nâng cấp công nghệ và năng lực để đa dạng hóa nền kinh tế. Dựa vào kinh nghiệm từ Hàn Quốc, khu vực tư nhân của Việt Nam có thể tăng cường đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như cần tăng cường xây dựng năng lực cho lực lượng lao động. Nhà nước cũng cần đưa ra các chính sách công hiệu quả, cũng như tạo điều kiện cho sự hỗ trợ và phát triển các ngành công nghệ. Ngoài ra, việc tăng cường liên kết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp đa quốc gia và doanh nghiệp địa phương sẽ thúc đẩy sự nâng cấp về năng lực công nghệ.

Ba là, Việt Nam cần đặt trọng tâm vào việc chia sẻ và tích lũy năng lực công nghệ. Trên thực tế, Hàn Quốc đã thành công trong việc chuyển đổi từ xuất khẩu các mặt hàng khai thác tài nguyên và thiếu liên kết (như nông nghiệp và khoáng sản); sang những mặt hàng công nghệ phức tạp (như ô tô và điện tử), nhờ vào sự trao đổi và phát triển năng lực công nghệ giữa các tập đoàn lớn. Điều này cho thấy rằng, một quốc gia có năng lực công nghệ cao có thể đa dạng hóa sang các sản phẩm dường như xa vời, không liên quan, thậm chí vượt ra ngoài cơ cấu công nghiệp hiện tại. Ngược lại, một quốc gia nếu thiếu năng lực công nghệ sẽ chỉ tập trung vào đa dạng hóa sang các sản phẩm lân cận, qua đó bỏ lỡ cơ hội phát triển các mặt phức tạp hơn.

Cuối cùng, Việt Nam cần tăng cường phối hợp giữa các chính sách về công nghiệp và đổi mới. Bài học của Hàn Quốc cho thấy các chính sách công nghiệp và đổi mới của nước này đã kết hợp, thống nhất và song hành để thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng hóa nền kinh tế. Ngược lại, năng lực công nghệ hỗ trợ sản xuất của Việt Nam còn chưa đủ mạnh; chính sách đổi mới còn thiếu hiệu quả và đang bị phân tán. Vì vậy, sự phối hợp hiệu quả giữa các chính sách công nghiệp và đổi mới có thể khuyến khích các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào nghiên cứu và nâng cấp năng lực công nghệ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.
Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

9 tháng năm 2024, FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD. Tính luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Khi Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống với các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ là động lực để Hà Nội có thêm sức hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân” của JICA, chỉ sau Brazil.
TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư 23 dự án thuộc ngành văn hóa - thể thao với tổng số vốn hơn 23.800 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Giá nhà tại các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng chóng mặt, điều này đặt ra bài toán cho giới trẻ, nên mua hay thuê nhà? Nên đầu tư vào đâu?
9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

Nguyên tắc cơ bản của JICA là tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn.
WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh của WB cho thấy, tư duy khác nhau của các nền kinh tế trong cải thiện môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công.
Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 5.369 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 76,098 tỷ USD.
Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Mong muốn phát triển một khu công nghiệp quy mô 200-300 ha để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp.
Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

Hiện ngành y dược của Việt Nam mới thu hút được 160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đạt 1,8 tỷ USD.
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi Bão Yagi.
Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

Ngày 28/9 tới đây, Tập đoàn Deli sẽ khởi công nhà máy sản xuất văn phòng phẩm Deli Hải Dương với số vốn đầu tư lên tới 270 triệu USD.
3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại

3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại

Để hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại tập trung bỏ vốn vào lĩnh vực y dược, Việt Nam cần đặc biệt lưu ý vào 3 yếu tố.
Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

Tăng trưởng GDP quý 3 và cả năm 2024 của Việt Nam được dự báo vẫn sẽ duy trì ở mức 6,5%, cho dù nền kinh tế ít nhiều bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

UBND tỉnh Thái Bình vừa họp để lựa chọn nhà đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nguyên Xá và Cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng).
Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Theo Luật Đất đai 2024, những dự án chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng.
Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là nội dung thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA.
Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Phái đoàn thương mại với hơn 100 thành viên, bao gồm 50 đại diện của 35 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có chuyến thăm Việt Nam.
Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong tổng số gần 12 tỷ USD vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam 8 tháng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,53%, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư.
Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Vừa chính thức ra mắt, Câu lạc bộ Nhà đầu tư vốn tư nhân (VPCA) đã đưa ra mục tiêu thu hút 35 tỷ USD vốn đầu tư cho Việt Nam đến năm 2035.
Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Với việc khánh thành Nhà máy Polaris Việt Nam tại KCN Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên vào sáng 11/9, Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ) đã có dự án thứ 2 tại Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động