Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 06:36

Xã Bản Liền huyện Bắc Hà gắn phát triển du lịch nông nghiệp với bảo vệ môi trường nông thôn mới

Xã Bản Liền huyện Bắc Hà là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nằm cách trung tâm huyện gần 30km về hướng đông nam.

Hiện xã vùng cao Bản Liền (Bắc Hà) đã và đang nỗ lực phấn đấu về đích xã nông thôn mới. Một trong những thành công nổi bật của Bản Liền trong quá trình thực hiện đã chú trọng gắn với giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ, tôn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch nông nghiệp bền vững, với sản phẩm chè tuyết Shan tạo sự bứt phá là hướng đi mới đã và đang được ngành nông nghiệp và du lịch Việt Nam định hướng, khuyến khích phát triển.

Mùa vàng trên rẻo cao Bản Liền, Bắc Hà

Xã Bản Liền là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nằm cách trung tâm huyện gần 30km về hướng đông nam. Thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp, đạt 4/19 tiêu chí. Đến tháng 6/2021, đã hoàn thành 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 5 tiêu chí còn lại đã hoàn thành nhiều hợp phần quan trọng, tạo niềm tin để phấn đấu về đích xã nông thôn mới năm 2021 theo kế hoạch.

Phát triển du lịch nông nghiệp bền vững

Bản Liền nằm trên tuyến đường nối giữa Bắc Hà với huyện Xín Mần (Hà Giang), có nhiều tiềm năng lớn để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch homesay, nhất là loại hình du lịch miệt vườn thăm đồi chè Shan cổ thụ, thưởng thức hương vị chè, thăm rừng cọ, nương ruộng bậc thang, rừng nguyên sinh hùng vĩ, loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc…

Đưa chúng tôi thăm thú mảnh đất này, ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền cho biết, với tiềm năng phong phú, mấy năm gần đây, được sự hỗ trợ từ Dự án Great, thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch, với việc hỗ trợ vay vốn để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, xã Bản Liền đã và đang tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch kết hợp với nông nghiệp sinh thái bền vững, nhất là loại hình du lịch homestay, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Đến nay, trên địa bàn xã đã có 34 hộ dân ở thôn Đội 3, 4, Pắc Kẹ hoạt động dịch vụ du lịch, trong đó có 4 hộ đăng ký lưu trú, mỗi hộ trung bình có thể đón 20 lượt khách; có 01 hộ đăng ký điểm dừng chân nghỉ, 01 nhóm văn nghệ, 10 hộ, nhóm nông nghiệp với 19 hộ dân tham gia. Dự án Cred đã đầu tư 250 triệu đồng giao cho Ban quản lý du lịch xã giải ngân cho 5 hộ gia đình làm du lịch homestay và dịch vụ vay. Các hộ đã vay nguồn vốn xoay vòng của dự án để sửa chữa nhà ở, cải tạo và làm mới công trình phụ bảo đảm tiêu chuẩn đón khách.

Trải nghiệm hái chè tuyết Shan Bản Liền

Toàn xã Bản Liền có 7 thôn với 486 hộ dân, có đến 310 hộ dân tham gia liên kết sản xuất cùng hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền. Đến nay, có khoảng hơn 500ha chè Shan Tuyết, trong đó, hơn 422ha được công nhận chè hữu cơ. Năm 2019, chè Bản Liền được công nhận đạt OCOP hạng 5 sao đầu tiên của tỉnh Lào Cai. Vùng chè Shan tuyết Bản Liền đã góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào và nay từ những búp chè xanh mơn mởn trên những triền núi cao, đồi chè Shan cổ thụ còn mở ra cơ hội mới phát triển du lịch.

Hộ anh Vàng A Bình, ở thôn Đội 4, đi tiên phong trong làm du lịch homestay tại xã Bản Liền. Cách đây hơn 5 năm, nhà anh đã là điểm dừng chân của không ít lữ khách. Được hỗ trợ từ Dự án Great, gia đình anh đã mạnh dạn vay 50 triệu đầu tư làm du lịch cộng đồng, anh Bình chia sẻ: Mình đã đầu tư chỉnh trang nhà ở, mua gối, đệm mới, rèm cửa, làm công trình nhà vệ sinh, nhà tắm để phục vụ khách tốt hơn. Mình và các bạn trẻ trong thôn cũng bỏ công làm các con đường mòn vào rừng sâu, lên các điểm ngắm cảnh đẹp; học kỹ năng hướng dẫn viên du lịch qua các lớp tập huấn; nhà mình cũng làm ra sản phẩm chè lam…

Ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền hồ hởi bảo được hỗ trợ từ Dự án Great, thúc đẩy bình đẳng giới Bản Liền đã và đang bước đầu gắn phát triển du lịch nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới đem lại hiệu quả. Đây là hướng đi mới đã và đang được ngành nông nghiệp và du lịch địa phương nói riêng và Việt Nam định hướng, khuyến khích phát triển. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên lượng khách đến còn hạn chế, song số khách đã đến trong thời gian bỏ giãn cách đều phản hồi tích cực với chính quyền và các homestay về du lịch Bản Liền, ấn tượng sâu đậm và chắc chắn sẽ quay trở lại và giới thiệu thêm khách đến. Hi vọng khi tình hình ổn định, lượng khách sẽ đến đông hơn.

Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp

Có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá đậm đà bản sắc, sản phẩm du lịch độc đáo từ nông nghiệp, song song, Bản Liền xác định tầm quan trọng thực hiện tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch, tạo cảnh quan, môi trường du lịch an toàn cho du khách đến với vùng cao Bản Liền trải nghiệm, thời gian qua, xã Bản Liền đã chú trọng huy động các nguồn lực thực hiện. Đến nay, có 476 /491 hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt 97% so với yêu cầu tiêu chí. Trên địa bàn không có cơ sở chăn nuôi tập trung. Trên địa bàn xã không có đất để xây dựng khu mai táng tập chung, do địa hình các thôn cách xa nhau nên chôn cất theo từng thôn phù hợp thực tế của địa phương. Còn chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập chung, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được được thu gom, xử lý theo quy định chưa đạt theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, trên địa bàn xã có 491 hộ gia đình trong đó số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 401 hộ đạt 81,7%, trong đó số hộ có đủ 3 công trình vệ sinh là 233 hộ, đạt 47,3%, chưa đạt theo yêu cầu. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã có 409/4.491 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó hợp vệ sinh là 285 chuồng, đạt 69,7% còn 124 hộ có chuồng trại chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Tỷ lệ hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường: có 285/409 hộ chăn nuôi có chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh, chiếm 69,6%, đã đạt yêu cầu. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền nhấn mạnh, đến nay, xã Bản Liền vẫn chưa đạt Tiêu chí số 17. Để phấn đấu về đích xã nông thôn mới vào cuối năm 2022, đối với tiêu chí này, Bản Liền đã và đang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, triển khai xây dựng mới 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 3 thôn để đảm bảo các hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh vào mùa mưa lũ, thực hiện xây dựng mới nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng gia súc, thu gom rác thải. Ban chỉ đạo xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; vận động đoàn viên, hội viên xây dựng mới, nâng cấp các công trình vệ sinh, chuồng trại hợp vệ sinh.

Du khách trải nghiệm làm nông nghiệp với đồng bào Tày xã Bản Liền

Có thể khẳng định, du lịch nông nghiệp, du lịch homestay là loại hình du lịch mới có tiềm năng ở xã vùng cao Bản Liền và để quản lý, khai thác có hiệu quả, trong thời gian tới, xã Bản Liền tiếp tục có biện pháp phát triển toàn diện; đẩy mạnh công tác quảng bá, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, liên kết với các địa phương trong và ngoài huyện để thu hút khách du lịch, chú trọng bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp gắn với du lịch; nhằm đưa loại hình dịch vụ này ngày càng phát triển, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số địa phương, giúp xã phấn đấu về đích xã nông thôn mới vào cuối năm 2021, trở thành điểm sáng ở vùng cao Bắc Hà./.

Trần Thị Hường
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền