Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xây dựng cơ chế đi trước, mở đường cho Thủ đô Hà Nội phát triển

Việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục hạn chế, xây dựng cơ chế đặc thù, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi xây dựng Thủ đô phát triển.
Bộ Giao thông Vận tải: Quy hoạch sân bay thứ 2 vùng Thủ đô Hà Nội nên được thực hiện bởi tư vấn nước ngoài Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội: Lấy sông Hồng là trục xanh

Tạo cơ chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội

Chiều 25/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội và xây dựng Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo, đưa kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Các cân đối lớn được đảm bảo.

"Tăng trưởng bình quân năm 2021, 2022 gấp 1,12 lần và 6 tháng 2023 gấp khoảng 1,3 lần mức tăng chung của cả nước. Bình quân 2 năm 2021-2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố tăng 5,86%, cao hơn 1,13 lần mức tăng của cả nước (5,25%)" - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay.

Xây dựng cơ chế đi trước, mở đường cho Thủ đô Hà Nội phát triển
Toàn cảnh buổi làm việc

Bên cạnh đó, thu ngân sách vượt dự toán hằng năm, cơ cấu nguồn thu theo hướng tỷ trọng thu nội địa ngày càng tăng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2022 đạt hơn 656.000 tỷ đồng, đạt 119,9% dự toán Trung ương giao. Tổng chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2022 khoảng 178.500 tỷ đồng, đạt 82,8% dự toán.

Về triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố cho biết, thành phố đã chủ động thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phường. Thành phố đã hoàn thành việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy tại 175 UBND phường với 2.452 người (giảm 252 người).

Theo đó, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng lên, vai trò, phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với UBND phường được bảo đảm, tăng cường. Từ kết quả thí điểm, thành phố kiến nghị Quốc hội quy định mô hình chính quyền các cấp của Thủ đô Hà Nội theo hướng giữ nguyên và ổn định như nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời, bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội...

Cũng theo Chủ tịch UBND thành phố, việc thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian qua, như tạo khuôn khổ pháp lý riêng về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho Thủ đô; giúp thành phố chủ động sử dụng linh hoạt, hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có; góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Về dự án xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Trần Sỹ Thanh cho biết, từ năm 2022 đến nay, Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND thành phố phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Ngày 9-6-2023, Bộ Tư pháp đã thực hiện việc đăng tải dự thảo Luật để tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức và nhân dân.

Trần Sỹ Thanh
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), tại báo cáo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội nêu rõ, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, bất cập trong xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô thời gian qua, những điểm hạn chế, không phù hợp của Luật Thủ đô năm 2012; đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội, thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, việc thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) trong giai đoạn này là thời cơ vàng để Hà Nội phát triển khi thành phố đang Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và lập Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phân cấp, ủy quyền mạnh phải đi liền với cơ chế, điều kiện thực hiện

Đề cập đến các vấn đề quan trọng mà Hà Nội cần triển khai trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sắp tới sẽ có 3 vấn đề liên quan đến Hà Nội, gồm: Sửa đổi Luật Thủ đô; báo cáo việc thực hiện Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô và báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Đối với việc sửa đổi Luật Thủ đô, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đồng ý là phải có phân cấp, phân quyền, ủy quyền nhưng trọng tâm là phân quyền, giao quyền của Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành cho Hà Nội và đơn vị hành chính trực thuộc.

Xây dựng cơ chế đi trước, mở đường cho Thủ đô Hà Nội phát triển
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu ý kiến

Cho ý kiến vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa cho Hà Nội trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.

"Dự thảo cần hoàn thiện, làm rõ thêm để bảo đảm tính khả thi, dễ thực hiện các chính sách ưu đãi, đặc thù, tăng cường phân cấp cho chính quyền cho thành phố trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở, cải tạo chỉnh trang đô thị, cải tạo chung cư cũ" - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho hay.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, cần xác định rõ mô hình đặc thù của Thủ đô để từ đó, với vai trò trung tâm của vùng đô thị lớn, vùng Thủ đô để xác định rõ cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển phù hợp với vai trò, vị thế của thành phố. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ dân số khu vực nội đô lịch sử, bảo vệ giữ gìn phát triển không gian cây xanh, mặt nước, bảo đảm kiến trúc đô thị, cảnh quan đặc trưng của Thủ đô gắn với bảo vệ môi trường và khai thác không gian ngầm.

Chia sẻ thêm, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, đối với các nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, Thành phố rất tập trung triển khai, thực hiện hiệu quả. Đặc biệt là Nghị quyết 160, 594, 30 và các cơ chế chính sách của Trung ương giao cho thành phố luôn được chú trọng triển khai có hiệu quả.

Ngoài ra, kế thừa Luật Thủ đô, các cơ chế đặc thù, các nghị quyết được triển khai rất hiệu quả trong điều kiện Hà Nội là trung tâm thì việc tăng đại biểu chuyên trách là rất phù hợp. Trong khi đại biểu chuyên trách nằm trong số chỉ tiêu biên chế được giao. Đồng thời, cần thiết tăng thẩm quyền của HĐND.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội cho rằng, các nội dung này cần mạnh dạn đưa vào Luật Thủ đô để từ đó mới giải quyết căn cơ, thấu đáo các nhiệm vụ rất quan trọng của Thủ đô. Cùng với đó, thành phố mong muốn nhận được sự tạo điều kiện và phối hợp rất chặt chẽ từ các cơ quan Trung ương trong thực hiện các nhiệm vụ của thành phố.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại với hơn 300 doanh nghiệp, nhà đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại với hơn 300 doanh nghiệp, nhà đầu tư

Tăng cường xúc tiến thương mại doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Tăng cường xúc tiến thương mại doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển logistics bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển logistics bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng xanh

Lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển

Lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển

Phục hồi nhanh chóng sau bão, cảng biển Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế

Phục hồi nhanh chóng sau bão, cảng biển Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ mô hình trồng dứa

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ mô hình trồng dứa

Thông xe cây cầu nối 2  tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Thông xe cây cầu nối 2 tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Còn nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Belarus

Còn nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Belarus

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Doanh nghiệp Đắk Lắk

Doanh nghiệp Đắk Lắk 'đạp sóng vượt chông gai' khát vọng xây dựng tỉnh nhà giàu đẹp, văn minh, bản sắc

Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xem thêm