Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 08/11/2024 16:52

Xây dựng khung giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Đến hạn, chỉ 29/293 dự án gửi số liệu

Mặc dù đã có đề nghị gửi số liệu làm căn cứ xây dựng khung giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhưng đến hạn chỉ 29/293 dự án gửi thông tin.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, chủ yếu là điện gió, điện mặt trời không kịp hưởng ưu đãi theo các quyết định của Thủ tướng. Thời gian qua, Bộ Công Thương và các bên liên quan đã có nhiều cuộc họp và đưa ra nhiều giải pháp để nhanh chóng hỗ trợ các chủ đầu tư, trong đó có hoàn thiện văn bản pháp luật.

Cụ thể, ngày 3/10/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 3/10/2022 (Thông tư 15) quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện của nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, trong đó nêu rõ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông tư có hiệu lực (từ 25/11/2022), chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/1/2021 và các nhà máy điện gió trong đất liền, nhà máy điện gió trên biển đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/11/2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trong thời hạn 45 ngày từ ngày Thông tư 15 có hiệu lực, EVN có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng khung giá phát điện của nhà máy điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi, điện gió trong đất liền, điện gió trên biển gửi Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) thẩm định.

Đến hạn báo cáo, chỉ 29/293 dự án gửi số liệu

Tại cuộc họp với các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo về triển khai tính toán khung giá phát điện cho các nhà máy điện gió và mặt trời chuyển tiếp ngày 21/10 do Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) và Tập đoàn EVN phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, đơn vị và EVN đang rất nỗ lực đẩy nhanh tiến độ công việc theo Thông tư 15. Để xây dựng khung giá, EVN cần có đầy đủ thông số của các nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật của nhà máy điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Mặc dù đến ngày 25/11/2022 Thông tư 15 mới có hiệu lực, nhưng với tinh thần tránh lãng phí nguồn lực của các dự án năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết Điện lực và EVN rất mong sớm có được kết quả tính toán khung giá phát điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

Thông tin tại cuộc họp, Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) thuộc EVN cho biết, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN đã có công văn gửi 293 đơn vị/dự án năng lượng tái tạo đã ký hợp đồng với tập đoàn đề nghị cung cấp sớm các số liệu, chậm nhất vào ngày 21/10.

Cuộc họp gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Tuy nhiên, tới sáng 21/10, EVNEPTC mới nhận được thông tin từ 59 đơn vị/dự án gửi về (chiếm hơn 20%). Qua đánh giá sơ bộ, một số đơn vị/dự án gửi vẫn thiếu, hoặc chưa đầy đủ thông tin theo đề nghị.

Ông Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ, qua cuộc họp này, các chủ đầu tư sẽ tích cực hợp tác, sớm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho EVN tổng hợp và xây dựng khung giá trình Cục Điều tiết Điện lực thẩm định, để Bộ Công Thương ban hành.

Cũng trong khuôn khổ buổi làm việc, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực và EVN đã giải thích cụ thể với các chủ đầu tư về những thông tin, tài liệu cần cung cấp theo quy định tại Thông tư 15. Đồng thời, đã trao đổi thảo luận về trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy điện năng lượng tái tạo.

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân đã đề nghị các chủ đầu tư hợp tác cung cấp thông tin trong ngày 21/10. EVN sẽ nỗ lực xử lý thông tin nhanh nhất có thể để khẩn trương xây dựng khung giá phát điện, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương.

Một số ý kiến băn khoăn về việc các chủ đầu tư dự án luôn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước sớm có khung cơ chế, hướng dẫn tuy nhiên khi có yêu cầu cung cấp số liệu thì các đơn vị lại chưa nghiêm túc thực hiện. Đây là điều hết sức khó hiểu.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

'Kỷ nguyên điện' mới sẽ xuất hiện khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

CIP và Petrovietnam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho thị trường Việt Nam

Xanh hóa năng lượng trong sản xuất: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán lớn nhất là nguồn vốn

Làm sao ban đêm vẫn sản xuất ra điện năng lượng mặt trời?