Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 05:41

Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gỗ ghép thanh

Mới đây, Trung tâm Khuyến công- Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (IPC1)- phối hợp với Trung tâm Khuyến công- tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn và Công ty cổ phần SAHABAK (KCN Thanh Bình, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) tổ chức triển khai: "Mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gỗ ghép thanh”.

 -  Tổng mức đầu tư của dự án là 33.469.292.000 đồng, trong đó, nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ  218,6 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc IPC1, nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản. Riêng tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích rừng là 263.503,90 ha, đây là tiềm năng rất lớn để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. Huyện Chợ Mới được coi là vùng trung tâm nguyên liệu của tỉnh Bắc Kạn với tổng diện tích rừng hiện có 33.892,9 ha.

Tuy nhiên, việc phát triển bền vững các sản phẩm từ gỗ vẫn còn không ít trở ngại. Hầu hết thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp chế biến lâm sản còn lạc hậu nhưng do kinh phí hạn chế nên việc thay đổi thiết bị gặp nhiều khó khăn.

Để phát huy nguồn lực của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty cổ phần Sahabak đã đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị chế biến gỗ công suất 3.000 m3 sản phẩm/năm (600m3 gỗ ghép thanh và 2.400m3 gỗ phôi đồ mộc dân dụng).

Đây là một dự án lớn, không chỉ tạo cơ sở hạ tầng vững chắc cho công ty phát triển mà còn khuyến khích các doanh nghiệp khác trên địa bàn ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất sản phẩm mới có chất lượng cao, cung cấp đa dạng sản phẩm gỗ cho thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, dự án còn góp phần giải quyết đầu ra cho vùng nguyên liệu, làm tăng giá trị của gỗ rừng trồng, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh. Giải quyết việc làm cho gần 270 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp với năng suất lao động cao hơn 2 lần so với dây chuyền sản xuất thông thường khác. Giảm được chi phí về độ hao hụt của nguyên vật liệu, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, góp phần tạo diện mạo kiến trúc, diện mạo công nghiệp của khu vực huyện Chợ Mới nói riêng và cho tỉnh Bắc Kạn nói chung, tạo sức hút mạnh mẽ với khách hàng trong nước và quốc tế.

Theo tính toán của SAHABAK, mỗi năm công ty sẽ đạt doanh thu 29,22 tỷ đồng từ các sản phẩm phôi chi tiết đồ mộc, gỗ ghép thanh và phế liệu. Ước tính lợi nhuận của công ty đạt 5,13 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân của người lao động khoảng 2 triệu đồng/người/tháng. Thời gian thu hồi vốn đầu tư là 4,32 năm.

Ngọc Loan

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật

Tin cùng chuyên mục

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á