Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xây dựng nền công nghiệp tự chủ và vai trò của các doanh nghiệp trong nước

Ngày 7/9, Tạp chí Công Thương đã tổ chức Tọa đàm Xây dựng nền công nghiệp tự chủ và vai trò của các doanh nghiệp trong nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030: Cần xây dựng nền công nghiệp tự chủ

Ngành công nghiệp phát triển mất cân đối

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, với sự kiên trì phát triển công nghiệp theo đúng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, ngành công nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, trở thành một ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách ngân sách của nhà nước và là một ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển của nền kinh tế.

Xây dựng nền công nghiệp tự chủ và vai trò của các doanh nghiệp trong nước

Bên cạnh đó, đây là ngành cũng là một ngành xuất khẩu chủ lực và có mức tăng trưởng đều qua các năm.

Thời gian qua, phát triển công nghiệp đã kéo theo được việc chuyển đổi cơ cấu lao động cũng như nâng cao cái năng suất, nâng cao đời sống cho người dân, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Phạm Tuấn Anh cũng chỉ rõ, bên cạnh đó thì ngành công nghiệp cũng có rất nhiều hạn chế, trong đó nổi bật là nội lực của các doanh nghiệp hiện nay rất yếu. Nguyên nhân do nguồn nhân lực hạn chế, cũng như sự tự chủ và cạnh tranh trong công nghệ nguồn chưa cao.

Bên cạnh đó, việc chưa có một danh mục sản phẩm công nghiệp mang thương hiệu Việt Nam đủ lớn, đủ mạnh cũng khiến giá trị gia tăng của ngành chưa cao.

Ông Phạm Tuấn Anh chia sẻ thêm, hiện nay, ngành công nghiệp đang phát triển rất mất cân đối, chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào khu vực FDI. Ngành công nghiệp nặng là một ngành mà sản xuất ra rất nhiều sản phẩm cơ bản cho nền kinh tế và đóng góp rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, tuy nhiên, ngành công nghiệp nặng đóng góp cho nền kinh tế rất thấp.

Việc các doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập khẩu cũng khiến sản phẩm công nghiệp của chúng ta thiếu sự cạnh tranh, giá trị gia tăng không cao. Trong thời gian vừa qua, việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất công nghiệp chủ yếu đến từ khu vực của các doanh nghiệp FDI chứ không phải là do các doanh nghiệp nội địa.

Quá trình phát triển công nghiệp của chúng ta trong thời gian vừa qua cũng chưa tận dụng được những lợi thế cạnh tranh của việc kết nối giữa khu vực kinh tế với các địa phương để tạo ra các chuỗi sản xuất công nghiệp” – ông Phạm Tuấn Anh nêu cụ thể.

Ở góc độ doanh nghiệp, chia sẻ về những khó khăn nội tại của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, mặc dù ngành thép đã có sản lượng năm khoảng 30 triệu tấn thép thành phẩm các loại, nhưng đến 90% cung cấp cho nhu cầu xây dựng, kể cả thép xuất khẩu cũng chủ yếu phục vụ xây dựng, bao gồm cả xây dựng công nghiệp và dân dụng, hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải….

Bài toán ở đây không hẳn là vấn đề về năng lực sản xuất thép mà còn ở câu chuyện nhu cầu thép hợp kim, thép chế tạo phục vụ cho hộ tiêu dùng cuối cùng ở các ngành, lĩnh vực kinh tế có số lượng nhỏ (hàng nghìn tấn/năm) và phân chia ra các loại sản phẩm khoảng hàng trăm, hàng triệu khác nhau rất chi tiết, vì thế không tương thích với quy mô lớn của nhà máy thép, nhà máy luyện kim (sản lượng hàng trăm nghìn tấn cho đến hàng triệu tấn/năm).

Chúng tôi nghĩ là ở đây cần có một ngành công nghiệp trung gian, chúng tôi rất tâm đắc với chủ trương của Đảng, Chính phủ, Bộ Công Thương thời gian vừa qua đã phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ” – ông Thái nói.

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nền tảng

Trong thời gian tới, chắc chắn nền kinh tế thế giới sẽ theo xu hướng tận dụng những thành tựu của Cách mạng 4.0 mà chúng ta đang trải qua. Chuyển đổi số sẽ diễn ra trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, kéo theo đó là các chuỗi cung ứng cũng như hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp và đảm bảo tính bền vững, tránh tác động từ bên ngoài như trường hợp dịch bệnh Covid-19 đã làm đứt gãy nguồn cung và mất nguồn hàng.

Ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp phải phát triển tự chủ trong nước nhưng cũng phải kết hợp với những thành tựu 4.0 mà chúng ta lĩnh hội được. Trong thời gian tới, xu thế xanh hóa trong sản xuất chắc chắn là vấn đề sẽ được hướng đến để đảm bảo phát triển bền vững và là mục tiêu trong giai đoạn tới.

Chính vì vậy khi lựa chọn các ngành, các phân ngành để phát triển công nghiệp trong thời gian tới, chúng ta phải dựa trên nền tảng những ngành công nghiệp đang có thế mạnh và đang phát triển và đồng thời phải dựa trên 03 tiêu chí: Thứ nhất là thị trường trong nước; Thứ hai là công nghệ, làm sao để những ngành công nghiệp của Việt Nam phải tiếp cận được những công nghệ sản xuất hiện đại; Thứ ba, trong số các ngành công nghiệp nền tảng ưu tiên phát triển, phải có những doanh nghiệp có tiềm năng để xây dựng thành những tập đoàn kinh tế đủ mạnh dẫn dắt các ngành công nghiệp và công nghiệp phụ trợ phát triển theo.

Song song với phát triển công nghiệp nền tảng, cũng phải phát triển các ngành sản xuất ra các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, hóa chất và công nghiệp vật liệu.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không duy trì các ngành lợi thế hiện này là những ngành có nguyên vật liệu và nhân công giá rẻ như ngành dệt may, da giày, chế biến nông lâm thủy sản, dược liệu… Đồng thời cũng phải đón đầu những xu thế công nghệ mới trong các ngành công nghiệp sinh học, điện tử, vật liệu…

Đối với đề xuất của doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Tú – Thành viên HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, cần có chính sách về tạo mặt bằng các khu công nghiệp cho ngành sản xuất hóa chất. Hiện tại thông thường với ngành sản xuất hóa chất, nhiều người cho rằng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trườn. Nhưng thời gian vừa rồi Tập đoàn Hóa chất vẫn thực hiện tốt chủ trương xanh, nhà máy xanh sạch, đẹp bảo đảm các yêu cầu về môi trường.

Ông Đinh Quốc Thái chia sẻ thêm, với ngành thép, Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương nhanh chóng xây dựng Chiến lược phát triển phát triển ngành thép Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050 trong đó có các chính sách đặc thù để đảm bảo ngành thép Việt Nam phát triển nhanh bền vững phù hợp với Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển quốc gia.

Thứ hai, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó có cơ chế ưu tiên phát triển các cơ sở gia công, chế tạo chi tiết, cấu kiện, phụ tùng có sử dụng thép nội địa làm nguyên liệu cho các ngành lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân có sử dụng thép làm vật liệu.

Thứ ba, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế có sử dụng thép nội địa làm vật liệu ưu tiên sử dụng thép Việt Nam dùng hàng nội địa. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các chính sách bảo hộ ngành sản xuất thép trong nước để đảm bảo cho ngành thép Việt Nam phát triển nhanh, mạnh về hướng xanh và phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu.

Trước những kiến nghị của doanh nghiệp, ông Phạm Tuấn Anh cho hay, hiện nay, Bộ Công Thương đã dự thảo những chính sách để kiến nghị xây dựng Luật phát triển công nghiệp để nhằm hỗ trợ hình thành các tập đoàn sản xuất lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên chính sách này cũng đề xuất trọng tâm, trọng điểm chứ không dàn trải; tập trung vào những ngành và lĩnh vực công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên.

Bên cạnh đó Bộ Công Thương cũng sẽ kiến nghị Chính phủ xây dựng những khu, cụm liên kết ngành quy mô lớn để thu hút đầu tư cũng như xây dựng những chuỗi sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ cho các tập đoàn lớn thì Bộ Công Thương cũng đề xuất có những chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp để khắc phục những điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp này như là có những hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cũng như hỗ trợ về chuyển giao công nghệ để hình thành một hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh trong tương lai.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang sẵn sàng đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh.
Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các giải pháp nhằm tăng cường nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh.
Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có buổi làm việc với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và một số đơn vị về tiến độ nghiên cứu, phát triển, chế tạo xe chiến đấu bộ binh.
Lào Cai tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Lào Cai tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chủ trì Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp khoáng sản nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Từ ngày 24 - 28/10/2024, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến nay ra sao?

Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến nay ra sao?

Giai đoạn 2021-2025, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa thu hút một số dự án lớn, trọng điểm, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Việc hoàn thiện thủ tục sẽ giúp sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP trong năm 2025.
Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 đã chính thức khai mạc.
Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

Truyền thông Nga đưa tin quân đội nước này đã thu giữ và sửa chữa một chiếc xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất từ chiến sự Ukraine-Nga.
Ngành đường sắt ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo

Ngành đường sắt ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo

Dự án đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam sẽ trở thành trọng điểm chiến lược giao thông quốc gia, tạo đột phá phát triển các ngành công nghiệp chế tạo.
Colibri -

Colibri - ''cánh tay nối dài'' của Pháp trong cuộc chiến ở Ukraine

Pháp đã thành công trong việc thử nghiệm loại đạn điều khiển từ xa đầu tiên, củng cố cam kết hỗ trợ các đồng minh, đặc biệt là tại chiến sự Nga-Ukraine.
Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

Ấn Độ và Mỹ đã chính thức ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái MQ-9B High Altitude Long Endurance (HALE).
Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Hội nghị nhằm mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thành phố Hà Nội tiếp cận, trao đổi và hợp tác với các doanh nghiệp FDI, tập đoàn…
Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre đã tích cực hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất các sản phẩm từ dừa.

'Thần Hercules' - niềm tự hào của quân đội Mỹ bất ngờ rơi vào tay Nga

Xe bọc thép phục hồi M88A2 Hercules, vốn là một biểu tượng của sức mạnh kỹ thuật của quân đội Mỹ, giờ đây lại trở thành một phần của kho vũ khí của Nga.
Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Tối 14/10, tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc- Hòa Bình 2024.
Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Là nội dung “điểm” của công tác khuyến công nhưng các địa phương đang gặp nhiều vướng mắc trong nội dung hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Ngày 14/10, Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp và Samsung Electronics Việt Nam đã khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Đề án khuyến công quốc gia điểm giai đoạn 2022-2024 đã giúp nghề chế biến nước mắm tại Kiên Giang phát triển ngày một mạnh.
Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Những năm qua, Chương trình khuyến công địa phương của Phú Yên đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất nông, thuỷ sản – vốn là sản phẩm thế mạnh của tỉnh phát triển.
9 tháng năm 2024: Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh tăng 7,5%

9 tháng năm 2024: Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh tăng 7,5%

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đã và đang phục hồi tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 9 tháng qua tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Chủ tịch Toyota cảnh báo về số người mất việc khi thị trường chỉ còn xe thuần điện

Chủ tịch Toyota cảnh báo về số người mất việc khi thị trường chỉ còn xe thuần điện

Chủ tịch hãng xe Toyota Akio Toyoda tuyên bố việc xe điện trở thành lựa chọn duy nhất trên thị trường có thể khiến 5,5 triệu công nhân mất việc làm.
Xây dựng doanh nghiệp

Xây dựng doanh nghiệp 'sếu đầu đàn' dẫn dắt kinh tế Việt Nam bay cao

Cần tăng cường chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp “sếu đầu đàn” phát huy vai trò dẫn dắt, tạo hệ sinh thái cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động