Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xuất khẩu cao su bền vững, hợp pháp: Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung

Nhằm đánh giá và đề xuất những biện pháp hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng cao su tiểu điền bền vững, đáp ứng các yêu cầu về tính hợp pháp và bền vững của thị trường xuất khẩu trong tương lai, ngày 27/4, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Tổ chức Forest Trends và Viện Nghiên cứu Cao su phối hợp tổ chức hội thảo “Liên kết tiêu thụ sản phẩm cao su tiểu điền: Thực trạng và ý nghĩa đối với sản xuất cao su bền vững tại Việt Nam”.

Liên kết cao su tiểu điền trong chuỗi cung còn hạn chế

Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) - cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 926.000 ha cao su, bao gồm cả đại điền (chủ yếu là các công ty Nhà nước) và tiểu điền. Cao su tiểu điền, bao gồm cao su thiên nhiên và gỗ, với diện tích 479.000 ha, chiếm 51% tổng diện tích cao su cả nước.

Xuất khẩu cao su bền vững, hợp pháp: Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung
Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam: Cao su tiểu điền có vị trí ngày càng quan trọng trong chuỗi cung cao su của Việt Nam

Đặc biệt, có khoảng 426.000 ha cao su tiểu điền đang trong giai đoạn cạo mủ, với lượng cung mủ trên 732.000 tấn mủ quy khô mỗi năm. Lượng cung này chiếm gần 62% tổng lượng mủ được khai thác trên toàn diện tích cao su cả nước. Cùng với đó, nguồn gỗ cao su từ các vườn cao su tiểu điền thanh lý cũng ở mức 1,3 triệu m3 quy tròn, tương đương 22% tổng lượng cung gỗ cao su toàn quốc. Chính vì vậy, cao su tiểu điền có vị trí ngày càng quan trọng trong chuỗi cung cao su của Việt Nam.

Các chuyên gia tại hội thảo nhìn nhận, mặc dù có vai trò ngày càng lớn đối với các chuỗi cung cao su thiên nhiên và gỗ cao su, nhưng thông tin về chuỗi cung nói chung, đặc biệt là các mối liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên và gỗ cao su tiểu điền với các cá nhân, tổ chức tiếp theo trong chuỗi cung hiện còn đang rất thiếu.

Đặc biệt, thông tin về cách thức vận hành của các liên kêt, hình thức tổ chức mạng lưới thu mua, giá cả và cách thức xác định giá cả, chất lượng và cơ chế kiêm soát sản phẩm, hình thức thoả thuận mua bán, vấn đề cạnh tranh trong thu mua giữa các bên, vai trò của chính quyền địa phương, cơ chế chính sách có liên quan tới vận hành của liên kết... đến nay rất hạn chế. Ngoài ra, hiện chưa có các thông tin về vai trò thuận lợi và khó khăn của các bên khi tham gia liên kết này.

Đồng quan điểm, TS. Trần Thị Thúy Hoa - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam cho biết, cao su tiểu điền đã trở thành một trong những hợp phần quan trọng nhất của ngành cao su hiện nay. Đặc biệt trong khâu sản xuất cao su thiên nhiên, cao su tiểu điền với lượng cung chiếm trên 60% trong tổng lượng cung cao su thiên nhiên của cả nước, song đến nay phát triển cao su tiểu điền vẫn chủ yếu do tự phát. Mặc dù nhà nước và một số dự án, tổ chức đã và đang thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền, nhưng quy mô của các hoạt động này thường nhỏ, không đủ để đem lại những lợi ích thiết thực cho số đông các hộ tiểu điền.

Xuất khẩu cao su bền vững, hợp pháp: Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung
Các chuyên gia cung cấp thông tin về liên kết trong tiêu thụ cao su thiên nhiên và gỗ cao su từ hộ tiểu điền, tại hội thảo

Với vai trò quan trọng của các hộ tiểu điền trong chuỗi cung cao su thiên nhiên hiện nay, các hộ tiểu điền chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các cơ quan quản lý và các hoạt động hỗ trợ. Đến nay, các hộ vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan và đúng mức, đồng thời vẫn còn thiếu một cơ quan đại diện cho các hộ tiểu điền.

Các hộ tiểu điền hiện kết nối với thị trường cho các sản phẩm đầu ra của mình chủ yếu qua hệ thống các đại lý. Đến nay, liên kết giữa các hộ tiểu điền và các đại lý thu mua nguyên liệu từ hộ thường là phi chính thức, với các đại lý thường có vị thế "tay trên" trong liên kết này. Mặt khác, để tăng phần lợi ích cho mình, một số đại lý áp dụng các biện pháp gây bất lợi về giá cả cho các hộ sản xuất. Đây là các khía cạnh thể hiện tính không bền vững trong liên kết hiện nay... Qua đó, làm phát sinh các chi phí gây bất lợi cho giá bán của các hộ, đồng thời làm cho việc thu thập, lưu trữ thông tin làm cơ sở cho truy xuất nguồn gốc thông tin khó khăn hơn.

Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung

Theo các VRA, năm 2020, giá trị xuất khẩu của toàn ngành cao su đạt gần 7,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt trên 2,38 tỷ USD, các mặt hàng từ gỗ cao su đạt 2,36 tỷ USD và nhóm sản phẩm cao su đạt trên 3,11 tỷ USD.

Hiện các hộ tiểu điền đang trực tiếp cung cấp mủ và gỗ cao su cho các chuỗi cung toàn cầu này cần tuân thủ các yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, chuỗi cung cao su có sự tham gia của các hộ tiểu điền hiện nay tương đối phức tạp và điều này có ý nghĩa quan trọng tới nỗ lực hướng tới sản xuất cao su bền vững tại Việt Nam trong tương lai. Hiện nguồn cung đầu vào cho các cơ sở chế biến, đặc biệt là các cơ sở tư nhân được đảm nhận bởỉ hệ thống các đại lý.

Xuất khẩu cao su bền vững, hợp pháp: Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung
Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung cao su Việt Nam. Ảnh minh họa

Đặc biệt, hệ thống đại lý đa dạng, bao gồm nhiều kênh, hoạt động ở các vùng địa lý và phương thức mua bán khác nhau, làm cầu nổi trung gian giữa các nhà máy chế biến và các hộ sản xuất. Do đó, việc thu thập và lưu trữ thông tin về sản phẩm từ hộ sản xuất tới các nhà máy chế biến, thông qua mạng lưới đại lý thu mua, hầu như chưa hình thành.

Hiện ngành cao su đã và đang hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế. Hội nhập đồng nghĩa với bên tham gia chuỗi cung ứng, bao gồm các hộ tiểu điền hiện đang trực tiếp cung cấp mủ và gỗ cao su cho các chuỗi cung toàn cầu này cần tuân thủ các yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Ngày càng có nhiều thị trường yêu cầu các sản phẩm từ mủ và gỗ cao su được sản xuất theo phương thức bền vững, có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp.

Thiếu các thông tin từ các khâu trong chuỗi cung, bao gồm thông tin về liên kết giữa các hộ tiểu điền và các đơn vị thu mua đồng nghĩa với việc không đáp ứng được các yêu cầu các thị trường xuất khẩu. Điều này không những làm mất cơ hội cho hộ và các doanh nghiệp tham gia tiếp cận thị trường mà còn tạo ra các rủi ro cho ngành cao su Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu trong tương lai.

Mặt khác, xu hướng của thị trường yêu cầu sản phẩm hợp pháp và bền vững là tất yếu trong tương lai. Để tồn tại, các sản phẩm cao su có nguồn gốc từ Việt Nam không thế không tuân thủ yêu cầu này của thị trường.

Để khắc phục tình trạng này, theo chuyên gia cần thay đổi phương thức vận hành của ngành hướng tới các sản phẩm bền vững trong tương lai, trong đó cần bắt đầu tại khâu thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung.

Đặc biệt, cần minh bạch thông tin về chuỗi cung, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc và tính hơp pháo của sản phẩm, là một trong những đòi hỏi cần thiết trong việc hướng tới chuỗi cung cao su thiên nhiên bền vững tại Việt Nam. Thông tin về các luồng cung, bao gồm cả luồng tiểu điền, hoạt động cụ thể trong từng khâu của chuỗi và mức độ tuân thủ các hoạt động này với các yêu cầu pháp lý, cần được thu thập và lưu trữ một cách khoa học và chính xác.

Theo các chuyên gia, hiện đang thiếu một cơ quan đại diện cho các hộ tiểu điền, làm hạn chế việc kết nối thông tin về các cơ chế chính sách, thông tin thị trường tới hộ cũng làm hạn chế kênh kết nối để hộ phản ảnh tâm tư nguyện vọng của mình trong khâu sản xuất tới các cơ quan quản lý. Do đó, cần phải có một cơ quan đại diện cho các hộ tiểu điền.

Để nâng cao vị thế của các hộ cao su tiểu điền cũng như tham gia vào chuỗi cung bền vững, ông Nguyễn Vinh Quang - chuyên gia của Forest Trend - cho rằng, điều này có thể đạt được thông qua việc hình thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, là đơn vị đại diện cho quyền lợi hợp pháp và chính đáng của hộ...

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Tăng trưởng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng Việt Nam 2024 tạo tín hiệu lạc quan từ Mỹ, EU, CPTPP, mở cơ hội mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư

Tin cùng chuyên mục

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Không dễ để có thể đưa ra được nhận định về giá gạo từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá giảm là rất khó.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN với giá trị 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 130,78 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường này đều tăng.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động