Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 20:23

Xuất khẩu dệt may điêu đứng vì phí

Ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, chi phí cho một container hàng xuất khẩu tăng gấp ba lần so với cách đây một năm.

 - Cụ thể với một container 40 feed, trước đây chỉ tốn chừng 2 – 3 triệu đồng phí các loại, nay phải tốn khoảng 10 triệu. Công ty nào có đội ngũ nhân viên làm việc giỏi, chuyên nghiệp, có mối quan hệ rộng cũng phải tốn đến 8 triệu đồng. Còn nếu trong quá trình xuất hàng chỉ cần sơ suất nhỏ, có thể phải trả phí hai lần cho một công đoạn, bị tốn thêm thời gian lưu kho thì chi phí lên đến 12 triệu/container.

Phí tăng đã khiến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giảm.

Bà Đặng Phương Dung, tổng thư ký Vitas nói: “Đau khổ nhất hiện nay là chi phí làm hàng xuất khẩu tăng lại không phải là chi phí chính thức, mà toàn là phụ phí, hoặc phí phải trả dưới gầm bàn, nên các doanh nghiệp đành cắn răng chịu, không biết làm cách nào để ngành thuế chấp nhận khi quyết toán thuế”.

Đáng chú ý là phí ở các cảng hiện nay là không như nhau, và các khoản phải chi ở từng doanh nghiệp cũng không giống nhau, thậm chí cùng nội dung cần chi thì mức chi của từng công ty cũng khác nhau phụ thuộc vào mức độ quen biết, tổng lượng hàng qua cảng ít hay nhiều… Trước tình trạng này, bà Dung cho biết, có doanh nghiệp sản xuất hàng may ở Thái Nguyên đã chở hàng tận cảng Thanh Hoá để xuất với chi phí thấp hơn, thay vì xuất ở cảng Hải Phòng sẽ gần hơn.

Ông Phùng Đình Ngọ, giám đốc công ty may Bình Hoà nói: “Chi phí xuất nhập hàng dài đến cả gang tay, có phí có hoá đơn, có phí không hoá đơn. Có phí không thể gọi tên được đó là phí gì, chỉ biết là cần phải chi thì việc mới thông”.

Ông Nhữ Hồng Hanh, trưởng phòng xuất nhập khẩu tổng công ty May Việt Tiến cho biết, loại phí mới nhất mà các đơn vị làm hàng xuất khẩu vừa mới phải gánh chịu từ ngày 15.3 là phí CIC – phí cân bằng (hay còn gọi phụ trội) hàng nhập – xuất. Theo đó, các công ty may mặc Việt Nam thường nhập hàng khi mua nguyên phụ liệu từ các nước châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhưng xuất khẩu lại đưa hàng đến nước khác như Nhật, Mỹ, châu Âu… Điều này làm cho lượng container xuất – nhập theo từng tuyến đường thiếu cân bằng, các hãng tàu phải trả lại container rỗng, và thế là họ thu phí.

SGTT

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng