Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:30
Vuasanca

Xuất khẩu mía sang Trung Quốc: Cơ hội thoát nghèo?

Nhiều năm trở lại đây, diện tích mía ở  nhiều huyện miền núi giáp biên giới của tỉnh Cao Bằng không ngừng tăng lên, bởi lẽ nó đã trở thành một trong những cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho đồng bào người dân tộc.
Cây mía góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo

Hợp tác về phương án xuất khẩu mía nguyên liệu

Cuối năm 2014, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng đón nhận tin vui khi UBND huyện Hạ Lang và huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác về phương án xuất khẩu mía nguyên liệu năm 2014 và kế hoạch năm 2015. Theo đó hai Công ty cổ phần Thương mại huyện Hạ Lang và Công ty TNHH Mậu dịch Đối ngoại Tam Khánh (Trung Quốc), sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc xuất khẩu mía từ Hạ Lang sang Long Châu qua cửa khẩu Bí Hà, xã Thị Hoa. Giá mía là 260 Nhân dân tệ (tương đương 890.000 đồng)/tấn, trừ tạp chất 2%; phương thức thanh toán sau 30 ngày; thời gian thu mua từ ngày 29/12/2014. Đồng thời đã chỉ đạo các ngành chức năng tạo mọi điều kiện để vận chuyển, xuất khẩu mía cho người dân được thuận lợi.

Ngay sau đó, người dân đã được tham dự hội nghị khách hàng vụ mía năm 2014 do Ban Chỉ đạo Phát triển vùng mía nguyên liệu xuất khẩu huyện Hạ Lang phối hợp với Công ty Thương mại tổng hợp huyện tổ chức. Bên cạnh việc được phổ biến các thông tin, quy trình xuất khẩu mía thông qua các công đoạn: Phân phát phiếu chặt mía, vận chuyển mía, thanh toán tiền..., người dân còn được nghe về kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu mía mùa vụ 2015.

Mặc dù, giá mía xuất khẩu năm 2014 giảm 40 Nhân dân tệ/tấn so với năm 2013, tuy nhiên theo ông Thanh Trọng Dũng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng, thì mức giá này vẫn còn chấp nhận được, bởi lẽ thị trường mía đường trong nước cũng đang gặp khó khăn. Hiện ở Cao Bằng chỉ có một nhà máy đường duy nhất của Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng tại Phục Hòa. Theo báo cáo của công ty thì năng suất ép bình quân đạt khoảng 1.676 tấn/ngày với sản lượng mía ép 201.836 tấn. Như vậy với sản lượng mía trên toàn tỉnh còn dôi dư khá nhiều. Do đó việc xuất khẩu mía sang Trung Quốc sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho người dân.

Tạo cơ hội thoát nghèo

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng, niên vụ 2014 - 2015, diện tích mía trồng mới toàn tỉnh Cao Bằng là 1.792 héc-ta, đạt 83,3% kế hoạch, nâng diện tích trồng mía lên khoảng trên 4.500 héc-ta. Với năng suất bình quân đạt từ 62 - 64 tấn/héc-ta, mỗi năm sản lượng mía đạt gần 300.000 tấn.

Trên thực tế, mía là cây trồng chủ lực của nhiều huyện miền núi như Phục Hòa, Hạ Lang, Quảng Uyên. Mặc dù Cao Bằng có diện tích đến 90% là đồi núi, đất cho sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa nước rất hạn chế do địa hình, nguồn nước không thuận lợi. Trong khi đó mía, ngô, sắn là các loại cây rất dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.

Ông Đàm Văn Sàu - Phó phòng Nông nghiệp huyện Phục Hòa cho biết, nhiều năm trở lại đây, cuộc sống của đồng bào dân tộc ở Phục Hòa đã khá hơn trước nhờ cây mía, cây sắn. Ngoài việc cung cấp cho nhà máy đường trên địa bàn, mía còn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây cũng là hướng đi giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, để mở rộng và duy trì diện tích trồng mía, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, không chỉ về giống, vốn, kỹ thuật mà còn phải có chiến lược thị trường đầu ra.

Có thể thấy, việc trồng mía theo hướng sản xuất hàng hóa không chỉ giúp bà con đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng có việc làm, thu nhập ổn định, tạo cơ hội vươn lên thoát nghèo, tránh được nhiều hệ lụy khác như người dân bỏ sang Trung Quốc làm thuê, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại... Đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc sinh sống ở vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Đình Dũng - Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'