Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xuất khẩu nông sản Đắk Nông: Tận dụng hiệu quả các FTA

Xuất khẩu nông sản là một trong những hướng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắk Nông. Các mặt hàng này đang tận dụng hiệu quả các FTA.
4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 7,4 tỷ USD Đắk Nông: Sản xuất công nghiệp và thương mại giữ đà tăng trưởng Công nghiệp chế biến: Nâng tầm giá trị nông sản Đắk Nông

Cơ hội xuất khẩu nông sản từ các FTA

Theo Sở Công Thương Đắk Nông, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 258 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 22% kế hoạch. Đây là con số tăng trưởng ấn tượng trong điều kiện chung của chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa có nhiều điểm sáng.

Hiện nay, nông sản là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Đắk Nông. Nông sản của Đắk Nông hiện rất đa dạng và đang được chia thành 3 nhóm chính, với 23 sản phẩm khác nhau, gồm: nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh; nhóm sản phẩm tiềm năng và nhóm sản phẩm chủ lực của các địa phương.

Xuất khẩu nông sản Đắk Nông: Tận dụng hiệu quả các FTA
Hồ tiêu là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Đắk Nông

Trong đó, nhóm chủ lực của tỉnh đang có 4 sản phẩm chính: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều. Hiện nay, thị trường tiêu thụ chủ yếu của nhóm là xuất khẩu. Thị trường này tương đối ổn định, có giá trị xuất khẩu của năm sau cao hơn năm trước và ít chịu tác động của dịch Covid-19 cũng như giá cả chung của thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu hàng năm phát sinh của tỉnh chiếm gần 90% ở thị trường nước thành viên trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

RCEP cũng là một trong những hiệp định đang mang lại cơ hội lớn cho nông sản Đắk Nông. Hiện một số doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội từ RCEP để xuất khẩu hàng hóa một cách thuận lợi. Chẳng hạn, Công ty TNHH Thái Thịnh (Đắk Song) đang tập trung đầu tư phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để xuất khẩu vào thị trường RCEP.

Trong đó, công ty lấy hai mặt hàng chính là sầu riêng và chanh dây làm chủ đạo. Năm 2022, công ty sẽ phát triển thêm sản phẩm bơ cấp đông. Sang năm 2023, công ty sẽ chế biến thêm mặt hàng mít, khoai lang, thanh long phục vụ xuất khẩu vào thị trường RCEP…

Riêng thị trường các nước thành viên trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), kim ngạch xuất khẩu hiện chỉ mới chiếm khoảng gần 2% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Trong đó, các sản phẩm của nhóm chủ yếu xuất khẩu qua các nước như Pháp, Đức, Italia. Vì vậy thị trường này còn dư địa rất lớn để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá chủ lực

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, ngành Công thương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu hàng chủ lực tỉnh Đắk Nông.

Trong đó, đơn vị sẽ tổ chức, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu, các sự kiện có quy mô quốc tế. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác xuất khẩu.

Để giúp các doanh nghiệp nắm vững các thông lệ quốc tế, trong tháng 5 tới, đơn vị sẽ tổ chức phổ biến tuyên truyền rộng rãi về các sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế như: EVFTA, CPTTP, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, các quy định về rào cản thương mại…

Đồng thời, vừa qua, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực thi Hiệp định RCEP.

Trong đó, các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp được tỉnh xây dựng phù hợp với các cam kết quốc tế. Tỉnh cũng chuẩn bị những giải pháp ứng phó, chính sách hỗ trợ đối với những ngành hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi RCEP.

Đắk Nông sẽ tập trung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết…, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Cùng với sự hỗ trợ của ngành chức năng, các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh cần tiếp tục chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật những yêu cầu, điều kiện của thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp chú trọng thực hiện các giao dịch xuất khẩu theo thông lệ quốc tế thông qua hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng thời, chủ động các biện pháp để sẵn sàng chuyển đổi sang hình thức chính ngạch như: tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kê khai vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại… Qua đó nhằm đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu".

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Quảng Nam: Doanh nghiệp

Quảng Nam: Doanh nghiệp 'ôm vốn' đợi mặt bằng để mở rộng kinh doanh

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Xem thêm