Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 20:31

Xuất khẩu quý 1/2011: Tăng trưởng cao nhờ "lực đẩy" giá

Giá cao là một trong những yếu tố mang lại nhiều thành công cho hoạt động xuất khẩu (XK) của Việt Nam trong quý 1/2011. Tuy nhiên, đằng sau những thuận lợi này vẫn còn tiềm ẩn không ít khó khăn mà nếu không được giải quyết kịp thời thì hoạt động xuất khẩu từ quý 2/2011 trở đi sẽ gặp trở ngại, thậm chí không ít doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành hàng đã đưa ra cảnh báo nhiều kịch bản bất ổn trong thời gian tới.

 - Giá tăng đột biến

Kim ngạch XK 3 tháng đầu năm ước đạt 19,25 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2010. Nhóm nông- lâm- thủy sản đạt kim ngạch 4,68 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 24,3% tổng kim ngạch XK. Nhiều mặt hàng tăng mạnh cả về lượng và giá so với cùng kỳ như cà phê tăng 46% về lượng và 115% về trị giá; cao su tăng 38% về lượng và 134% về trị giá, gạo tăng 17% về lượng và 7% về trị giá.Nhóm hàng công nghiệp chế biến, kim ngạch XK đạt 12,27 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm tỷ trọng 63,8%. Nhiều mặt hàng tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể là sản phẩm hóa chất tăng 46,3%, sản phẩm chất dẻo tăng 30%, vali, ô dù tăng 38,2%, dệt may tăng 27,9% và giày dép tăng 29,7%...

Xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ đạt 2,34 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó, thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 2,07 tỷ USD, tăng 15,7%. Thị trường châu Âu đạt kim ngạch 2,5 tỷ USD, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2010. Thị trường châu Á đạt kim ngạch 5,92% tỷ USD tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó Trung Quốc tăng mạnh nhất tới 60,9% đạt kim ngạch 1,34 tỷ USD, ASEAN đat 1,73 tỷ USD, tăng 15,5%, Nhật Bản đạt 1,24 tỷ USD, tăng 17,5%.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên- chủ trì buổi giao ban trực tuyến của Bộ Công Thương về xuất nhập khẩu- khẳng định: Xuất khẩu 3 tháng đầu năm tăng mạnh tới 33,7%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra là nhờ kinh tế thế giới tiếp tục đi lên, nhu cầu hàng hóa tăng cao, đặc biệt là giá nhiều loại hàng hóa nhiên liệu và nông sản tăng mạnh so với cùng kỳ, đây là sự tăng giá đột biến của nhiều mặt hàng. Cụ thể, nhân điều tăng 36,8%, giá cà phê tăng 46,9%, giá hạt tiêu tăng 59,5%, giá cao su tăng 70%, than đá tăng 56,6%, dầu thô tăng 31,9%... Theo tính toán sơ bộ, giá và lượng hàng hóa tăng đã góp phần tăng thêm 4,85 tỷ USD vào tổng kim ngạch XK. Trong đó, giá hàng hóa tăng đã đóng góp thêm khoảng 3 tỷ USD, lượng hàng hóa tăng góp thêm 1,5 tỷ USD.

Tại buổi giao ban, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên đánh giá, có nhiều thuận lợi cho DN xuất khẩu Việt Nam do nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi, kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng và Nghị quyết 11 ưu tiên cho DN sản xuất và XK, thêm vào đó, giá nhiều mặt hàng tăng chính là lợi thế lớn cho Việt Nam.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, khẳng định: Yếu tố chính cho giá trị thủy sản xuất khẩu quý 1/2011 là do tăng giá, nhưng quan trọng hơn là hàng hóa của chúng ta đã đi sâu về chất lượng, tạo nên giá trị gia tăng nên bán được giá cao hơn

Khó khăn trước mắt

Mặc dù kim ngạch XK của hầu hết các mặt hàng đều tăng, thậm chí là tăng cao nhưng các Hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thực sự hài lòng và lo ngại cho yếu tố tăng trưởng thiếu bền vững này. Theo đó, nếu chỉ phụ thuộc về giá, khi giá thế giới hạ thì xuất khẩu sẽ ra sao? Ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: Kết quả xuất khẩu quý 1 rất đáng khích lệ, yếu tố tăng về trị giá là tốt nhưng việc tăng này thực tế là do lạm phát, giá cả thế giới tăng cao chứ không hẳn do  hàng hóa của chúng ta có giá trị gia tăng tốt, vì thế cần có giải pháp tốt và nhìn nhận chính xác về việc tăng giá này để xuất khẩu có sự tăng trưởng bền vững.

Theo ông Mạnh, trong quý 2 và những tháng tiếp theo đó, độ trễ của những khó khăn mà các DN xuất khẩu gặp phải như thiếu vốn, thiếu lao động, vốn vay với lãi suất cao,chi phí đầu vào tăng… sẽ được bộc lộ. Đây chính là điều mà các cơ quan quản lý cần nhìn nhận đúng để có giải pháp kịp thời. Ông Mạnh cho rằng, ngành chế biến gỗ trong quý 1/2011 đạt kim ngạch 816 triệu USD, so với cùng kỳ tăng có 9%, đáng báo động so với mức tăng 20-30% những năm trước. Nguyên nhân là tất cả các yếu tố đầu vào tăng, đơn cử như trong tháng 4/2011 nguyên liệu tăng đột biến trên 50USD/m3. Tính cạnh tranh của sản phẩm gỗ và nhiều mặt hàng khác đang bị đe dọa và ảnh hưởng. Nhiều đơn hàng khi DN trong nước đưa ra khách hàng đã không chấp nhận mà chuyển sang mua hàng ở thị trường khác như Malaysia… nơi lãi vay không cao nên giá hạ, vô hình chung đơn hàng trong lĩnh vực gỗ của Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển ra nước ngoài.

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Hữu Dũng lo lắng cho XK thủy sản thời gian tới khi nguyên liệu thiếu trầm trọng. Theo đó, ngành thủy sản đang rất thiếu cá tra, ba sa, tôm để chế biến, dù đây là những mặt hàng sản xuất được nhưng vẫn không đủ nhu cầu.

Cũng về vấn đề nguyên liệu, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam Tăng Văn Hấn cho biết: Các DN thuộc hiệp hội đang gặp khó khăn lớn là giá nguyên phụ liệu tăng cao nhất từ trước đến nay. Đơn cử như giá bông và xơ lên cao nhất trong lịch sử, đạt trên 5 USD/kg. Bên cạnh đó, phụ phí và phí tại các cảng cũng tăng nhiều và có những khoản thu vô lý. Theo ông Hấn, các chủ tàu nước ngoài vừa thu thêm một loại phí mới là phụ phí chênh lệch giữa hàng nhập và hàng xuất với lý do là hàng nhập khẩu về nhiều hơn nên họ phải thu đối với những container rỗng xuất đi, mức thu là 60 đô cho 1 containe 20 feet. Ông Hấn cho rằng, mọi khó khăn đang đổ vào “đầu” nhà sản xuất nên nếu không được tháo gỡ kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới

Một vấn đề mà nhiều DN xuất khẩu lo ngại chính là việc các doanh nghiệp FDI “nhảy” vào thu mua hàng nông sản. Bên cạnh cà phê, hiện các DN nước ngoài chiếm tới 60-70% thị phần thu mua cà phê của nông dân thì với ngành điều, hồ tiêu các DN nước ngoài cũng “lấn sân” đáng kể. Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam, ông Nguyễn Thái Học cho biết: Ngành điều cũng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mua nguyên liệu rồi bán lại giá cao cho DN Việt khi thị trường đã hết hàng nên  rất bất lợi cho các DN trong nước.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên chia sẻ:Độ trễ của các khó khăn của các DN xuất khẩu sẽ được thể hiện trong những tháng tới. Bộ Công Thương giao cho thường trực tổ điều hành xuất nhập khẩu tổng hợp kỹ và tập hợp minh chứng cụ thể để có biện pháp tháo gỡ. Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp với các ngành để giải quyết những kiến nghị của các Hiệp hội, tìm hướng giải quyết khó khăn về vốn, việc thu phí bất hợp lý….

Thứ trưởng Biên cho rằng, có một yếu tố rõ là với lãi suất cao cộng với chi phí đầu vào cao thì sẽ tác động đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Vì vậy, cần có điều tra  kỹ, đánh giá kỹ hàng XK Việt Nam đang bị mất sức cạnh tranh ở mặt hàng nào, thị trường nào, vì nguyên nhân gì thì mới có thể giải quyết được. Khó để vừa tăng XK, giảm nhập siêu trong khi kiềm chế lạm phát vì các biện pháp có thể có những sự mâu thuẫn với nhau nên cần có sự điều chỉnh dần dần đồng bộ chứ không thể giải quyết ngay lập tức. Bản thân các DN và hiệp hội ngành hàng cũng phải phát hiện vấn đề phát sinh và có kiến nghị đề xuất giải pháp phù hợp kịp thời.

Thùy Linh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng