Châu Á chiếm 98,6% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc: Doanh nghiệp cần lưu ý gì? |
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 3,25 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam năm 2022 ở mức 432,7 USD/tấn, tăng 5,6% so với năm 2021.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD |
Tính riêng mặt hàng sắn, năm 2022, xuất khẩu sắn đạt 760,29 nghìn tấn, trị giá 221,04 triệu USD, giảm 10,4% về lượng và giảm 0,3% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn năm 2022 ở mức 290,7 USD/tấn, tăng 11,3% so với năm 2021.
Cục Xuất Nhập khẩu cho hay, năm 2022, sắn và sản phẩm sắn là một trong số ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch tăng trưởng tốt so với năm 2021.
Năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,67% về lượng và chiếm 91,47% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 2,98 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2022 ở mức 356,8 USD/tấn, tăng 6,6% so với năm 2021.
Đầu tháng 1/2023, giá sắn nguyên liệu tại một số tỉnh, thành phố tăng nhẹ so với cuối năm 2022; nguồn nguyên liệu một số vùng bắt đầu giảm do ảnh hưởng của bệnh khảm lá sắn.
Lượng hàng tinh bột sắn giao dịch đã có tín hiệu tích cực do khách hàng Trung Quốc có nhu cầu mua để sản xuất sau khi Chính phủ nước này mở cửa sau dịch Covid-19. Lượng hàng tinh bột sắn giao dịch qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc tăng do thủ tục nhập khẩu phía Trung Quốc thực hiện nhanh hơn. Hiện nay đã có nhiều đơn vị mở kho thu mua sắn lát, giá thu mua khá cao so với mặt bằng giá xuất khẩu. Do đó, các đơn vị chủ yếu thu mua sắn lát nhập trữ kho và tập trung bán cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi nội địa với giá cao hơn giá xuất khẩu.
Giá chào bán tinh bột sắn xuất khẩu của các nhà máy Việt Nam hiện ở mức 445 - 475 USD/tấn (FOB, cảng TP. Hồ Chí Minh), tăng 20 USD/tấn so với cuối tháng 12/2022. Giá sắn lát xuất khẩu sang Hàn Quốc ở mức 310 USD/tấn (FOB, cảng Quy Nhơn), tăng 20 USD/ tấn so với cuối tháng 12/2022.
Tại Quảng Ngãi, hiện nay đang bước vào vụ trồng sắn niên vụ 2022 - 2023, nhưng trước đó hầu hết diện tích sắn trên địa bàn tỉnh bị nhiễm bệnh khảm lá vi rút, nên nông dân gặp khó trong việc tìm mua giống sắn đảm bảo chất lượng.
Niên vụ 2021 - 2022, toàn tỉnh có trên 8.100 ha sắn bị nhiễm bệnh vi rút khảm lá, trong đó có gần 6.500 ha bị nhiễm nặng, chủ yếu ở giai đoạn phát triển củ - thu hoạch, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Niên vụ sắn 2022 - 2023, dự kiến toàn tỉnh trồng trên 15 nghìn ha sắn.