Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xuất khẩu sang thị trường Canada: Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại

Canada đang có nhiều thay đổi về quy định điều tra phòng vệ thương mại, vì vậy các doanh nghiếp sản xuất, xuất khẩu cần theo dõi sát các cảnh báo.
Canada ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam Canada ban hành Bản tuyên bố lý do kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép Canada gia hạn thời gian rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với ống dẫn dầu

Canada gia tăng điều tra phòng vệ thương mại

Cho đến nay, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Canada là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều thứ 4 đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỹ) và nhiều nhất trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Xuất khẩu sang thị trường Canada: Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại
Xuất khẩu tăng trưởng nhanh có thể tiếp tục trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường Canada. Ảnh: Hoà Phát

Báo cáo từ Thương vụ Việt Nam tại Canada, tính đến tháng 9/2024, Canada đã khởi xướng điều tra 19 vụ việc phòng vệ thương mại với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam gồm 12 vụ việc chống bán phá giá, 5 vụ việc chống trợ cấp và 2 vụ việc phòng vệ, trong đó có một vụ chống bán phá giá mới phát sinh vào tháng 3/2024. Trong số 19 vụ việc liên quan đến Việt Nam, có 8 vụ vẫn còn đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc đang bị tiến hành điều tra, điều tra lại để gia hạn.

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, Canada đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà doanh nghiệp Việt Nam cũng có thế mạnh như khung xe đầu kéo/khung xe container và tháp gió (turbin gió).

Ngoài ra, gần đây, Thương vụ cũng nhận được các thông tin sẽ có cuộc điều tra mới liên quan đến sản phẩm nội thất văn phòng bọc vải của Việt Nam và nguy cơ Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) sẽ tiến hành điều tra sản phẩm tháp điện gió và tấm năng lượng mặt trời xuất khẩu từ Việt Nam. Mặt khác, các vụ việc điều tra thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng của Canada đối với Việt Nam còn hiệu lực chủ yếu là sắt thép, ghế bọc đệm (trước đây còn có giày dép, tỏi), đặc biệt là đối với ngành sắt thép/luyện kim.

Theo bà Trần Thu Quỳnh, khi đã điều tra một sản phẩm, Canada thường xem xét luồng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia liên quan, dù lượng xuất khẩu có thể không đáng kể. Ngoài ra, khi bị vào tầm ngắm, các sản phẩm đều bị điều tra cả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Vì vậy, một số sản phẩm có nhiều nguy cơ khác của Việt Nam có thể là: Thép cuộn cán nóng, vít/khớp nối thép, sàn thép lưới, ống đồng, máy làm mát, máy sưởi nhiệt, gỗ ván sàn công nghiệp, ống khoan, ống đóng cọc và nhôm thanh định hình…

Doanh nghiệp cần theo dõi thông tin cảnh báo

Trên cơ sở thiết lập quan hệ đối tác toàn diện đến thiết lập quan hệ FTA thông qua Hiệp định CPTPP, quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Canada đã phát triển tích cực. Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong các nước ASEAN và Canada là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ; xuất khẩu hàng Việt Nam sang Canada đang duy trì mức tăng trưởng cao.

Vì vậy, trong thời gian tới, trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cảnh báo các mặt hàng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh có thể tiếp tục trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường Canada. Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sang Canada cần tiếp tục tìm hiểu, cập nhật các quy định về phòng vệ thương mại của thị trường này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thương vụ Việt Nam tại Canada thông tin thêm, gần đây, Canada có một số thay đổi lập pháp đối với các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng, bao gồm Đạo luật các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA), Đạo luật Tòa án Thương mại Quốc tế Canada, Quy định về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMR) và Quy định của Tòa án Thương mại Quốc tế Canada… Các sửa đổi này liên quan đến các điều tra chống lẩn tránh, đối phó với tình trạng nhập khẩu lớn, đánh giá thương tích, xem xét hết hạn và quyền của các công đoàn lao động trong việc nộp đơn khiếu nại về biện pháp phòng vệ thương mại.

Đáng lưu ý, theo bà Trần Thu Quỳnh là việc gần đây, Canada cũng thay đổi thời hạn thông báo cho nước xuất khẩu về quyết định khởi xướng điều tra vụ việc. Cụ thể, nếu như trước đây, Canada thông báo cho các Chính phủ liên quan 30 ngày trước khi quyết định điều tra. Nhưng hiện nay, quy định được sửa lại theo hướng chỉ thông báo 7 ngày trước đối với khiếu nại liên quan đến bán phá giá và 20 ngày đối với khiếu nại liên quan đến trợ cấp.

Vì vậy, bà Trần Thu Quỳnh khuyến cáo, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam cần quan tâm, theo dõi thông tin cảnh báo, nắm xu thế và tình hình các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến mặt hàng mình sản xuất kể cả của các nước khác và khi bị điều tra, cần tích cực phối hợp cung cấp thông tin để tránh bị áp thuế cao.

Được biết, thời gian qua, thực hiện uỷ quyền của Cục Phòng vệ thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada đã tham dự vào phiên điều trần một số vụ việc tại toà thương mại quốc tế Canada. Thương vụ cũng thực hiện các thăm dò dư luận sở tại và hơp tác chặt chẽ với các Hiệp hội và văn phòng luật của Canada để nắm bắt nguy cơ bị điều tra các lĩnh vực mặt hàng mới như: Vít thép carbon, thép cán nóng, tháp turbin gió, tấm pin năng lượng mặt trời, nội thất văn phòng… để Cục Phòng vệ thương mại làm công tác cảnh báo đối với các doanh nghiệp trong nước.

Để giúp các doanh nghiệp chủ động phóng tránh bị cáo buộc bán phá giá/lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, bà Trần Thu Quỳnh cho biết thêm, Thương vụ Việt Nam đã và đang tổ chức nhiều sự kiện phổ biến Hiệp định CPTPP, hiểu về nguyên tắc xuất xứ và cách thức khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp trong sản xuất… và vận động Chính phủ Canada tài trợ cho dự án phát triển cơ sở dữ liệu các sản phẩm đầu vào gắn với năng lực cung cấp thoả mãn tiêu chuẩn xuất xứ để khai thác hiệu quả và bền vững các Hiệp định thương mại tự do.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Dù Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu, giá gạo Việt vẫn ổn định nhờ chuyển dịch sang các dòng gạo thơm dẻo như ST25, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Trong 9 tháng năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm hơn 67% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc

Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc

Việc ký hai văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ sở để Bộ Công Thương duy trì, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, xuất khẩu nông sản.
Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh

Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh

Từ đầu năm đến nay, lượng hồ tiêu xuất đi Trung Quốc giảm hơn 84%. Indonesia và Việt Nam chiếm tổng cộng 90% thị phần hồ tiêu nhập khẩu của Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện dự báo đạt mốc lịch sử 100 tỷ USD

Nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện dự báo đạt mốc lịch sử 100 tỷ USD

9 tháng, nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện sơ bộ đạt 79,1 tỷ USD và dự báo là mặt hàng đầu tiên trong lịch sử đạt giá trị nhập khẩu 100 tỷ USD.
Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

16 doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu trên 50 nhóm sản phẩm chất lượng cao tại Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Lai Châu giới thiệu tiềm năng lợi thế, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng

Lai Châu giới thiệu tiềm năng lợi thế, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các Tập đoàn bán lẻ, xúc tiến đầu tư và giới thiệu hàng hóa của địa phương..
Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Việc nâng cấp các cửa khẩu biên giới được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu của Sơn La sớm vượt qua con số khiêm tốn hiện nay.
Sản lượng sụt giảm, niên vụ 2024/25, xuất khẩu cà phê dự báo đạt 6 tỷ USD

Sản lượng sụt giảm, niên vụ 2024/25, xuất khẩu cà phê dự báo đạt 6 tỷ USD

Niên vụ cà phê 2024/25 của Việt Nam đã bắt đầu thu hoạch. Thời tiết bất lợi khiến sản lượng dự kiến chỉ đạt 1,47 triệu tấn, nhưng xuất khẩu có thể đạt 6 tỷ USD.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt 149,2 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt 149,2 tỷ USD

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 149,2 tỷ USD.
Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử

Ngày 15/10, sẽ diễn ra Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Sắp diễn ra sự kiện xúc tiến thương mại ngành làm đẹp - Beauty Summit 2024

Sắp diễn ra sự kiện xúc tiến thương mại ngành làm đẹp - Beauty Summit 2024

Hội chợ triển lãm thương mại – Hội thảo khoa học ngành làm đẹp năm 2024 - Beauty Summit 2024 sẽ được diễn ra trong 2 ngày 5 và 6/12, tại Hà Nội.
Trung Quốc: Thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam

Trung Quốc: Thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD trong cả năm 2024 và tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc từ đầu năm đến nay pnhộn nhịp, mặc dù ít nhiều chịu ảnh hưởng của đợt bão lũ lịch sử vừa qua.
Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc

Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt - Trung không ngừng được củng cố và tăng cường; hợp tác kinh tế - thương mại tăng trưởng tích cực.
Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 13/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương sẽ tổ chức triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Xuất khẩu kỳ vọng lập mốc lịch sử mới

Xuất khẩu kỳ vọng lập mốc lịch sử mới

Xuất khẩu 9 tháng 2024 đạt gần 300 tỉ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2023. Với sự phục hồi đơn hàng, xuất khẩu kỳ vọng vượt mốc 371,82 tỷ USD của năm 2022.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024

Tối 11/10, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 149,2 tỷ USD.
Thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu, cá tra vẫn đối diện với nguy cơ lớn

Thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu, cá tra vẫn đối diện với nguy cơ lớn

9 tháng năm nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, tuy vậy, ngành hàng cá tra đối mặt với thách thức thiếu bền vững.
Công nghệ -

Công nghệ - 'chìa khóa' bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Để bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, cần có các giải pháp công nghệ để định danh, xác định người bán, sản phẩm hàng hóa, từ đó phòng ngừa rủi ro.
Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu.
Hải Phòng: Dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài

Hải Phòng: Dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài

Hải Phòng có 985 dự án có vốn FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31 tỷ USD, tiếp tục nằm trong tốp dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động