Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 17:37

Xuất khẩu thủy sản tháng 5/2023 đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 5/2023 đạt trên 808 triệu USD, cao nhất từ đầu năm đến nay, cho thấy thị trường có tín hiệu đang tốt dần lên.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 5/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 809,46 triệu USD, giảm 23% so với tháng 5/2022. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 3,38 tỷ USD, giảm 27,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu thủy sản tháng 5/2023 đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 5/2023 tiếp tục giảm do nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các thị trường lớn giảm bởi tác động của lạm phát và lãi suất cao.

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản tháng 5/2023 đã có tín hiệu tốt hơn khi tốc độ giảm xuất khẩu sang một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hà Lan… chậm lại so với các tháng đầu năm 2023.

Trong đó, tốc độ giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chậm lại, đưa Hoa Kỳ trở lại vị trí thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 5/2023, đạt 150,89 triệu USD, giảm 36,9% so với tháng 5/2022.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 562,5 triệu USD, giảm 48,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Mức giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong tháng 5/2023 cũng chậm lại khi chỉ giảm 10% so với tháng 5/2022, đạt 150,27 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 512,69 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng nhận định, tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 809 triệu USD, cao nhất từ đầu năm tới nay, cho thấy tín hiệu thị trường đang tốt dần lên. “Các mặt hàng chủ lực đang hạ dần mức độ sụt giảm so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đạt doanh số cao nhất từ đầu năm tới nay”, VASEP đánh giá.

Theo VASEP, những biến động về cung - cầu xuất phát từ căn nguyên là chiến tranh và lạm phát, đến nay chưa có tín hiệu khả quan, nên việc dự báo về thị trường cũng thiếu cơ sở và độ chắc chắn. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều doanh nghiệp thủy sản, từ nay tới cuối năm, thị trường tiêu thụ thủy sản khó có thể phục hồi, hoặc nếu có thì sẽ phục hồi chậm.

Phân tích cụ thể ở từng thị trường, VASEP cho biết, ở một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, ngoài việc trông đợi tình hình kinh tế và lạm phát có chiều hướng tích cực hơn, thì vấn đề lớn là phải giải quyết được lượng tồn kho. “Năm 2022 những thị trường này đã nhập khẩu ồ ạt, chưa kịp tiêu thụ đã gặp ngay cú sốc lạm phát, nên hàng tồn nhiều, giá bán hạ. Bên cạnh đó, cơn lốc hàng giá rẻ của các nước khác như Ecuador và Ấn Độ gần như lấn át sản phẩm của Việt Nam tại những quốc gia này, nhất là mặt hàng tôm – sản phẩm chủ lực của chúng ta. Do vậy, tín hiệu thị trường không mấy khả quan trong ngắn hạn”, VASEP nhận định.

Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng bị sụt giảm nhu cầu vì lạm phát, nhưng không giảm sâu như hai thị trường trên. Nhiều doanh nghiệp vẫn nhìn thấy ở 2 thị trường này điểm sáng lạc quan, đó là vị trí thủ lĩnh của hàng giá trị gia tăng Việt Nam không bị cạnh tranh bởi các nước khác. Vì thế, chỉ cần lạm phát dần ổn định, xuất khẩu sang 2 thị trường này sẽ hồi phục nhanh hơn, bù đắp cho những thị trường còn lại.

Với thị trường Trung Quốc, sau gần nửa năm, sự hồi phục của thị trường này vẫn ì ạch, thậm chí xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang đây bị sụt giảm gần 30%. Tuy nhiên, nửa cuối năm, có thể diễn biến của thị trường này sẽ khả quan hơn so với đầu năm, khi người dân Trung Quốc thích nghi hơn với bối cảnh mới, lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn và tiêu dùng cơ bản sẽ hồi phục dần dần.

Nhận diện được những khó khăn, thách thức hiện nay, mỗi doanh nghiệp thủy sản có những giải pháp của riêng mình. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều xác định đây là khoảng thời gian xem xét, rà soát lại chi phí sản xuất, giữ ổn định số lượng lao động và thu nhập cho người lao động, không mở rộng đầu tư. Đây cũng là giai đoạn doanh nghiệp giành thời gian nghiên cứu các sản phẩm mới cho phù hợp với bối cảnh thị trường hậu Covid-19 và lạm phát cao.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng