Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 14:30

Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 10/8, trong buổi làm việc và khảo sát tại huyện Trấn Yên của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, tỉnh Yên Bái có một số kiến nghị nhằm gỡ vướng cho các CTMTQG.

Cùng đi với Phó Thủ tướngcó Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc của Quốc hội, và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Còn nhiều vướng mắc trong triển khai các chương trình MTQG

Theo ông Trần Đông - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên: Tổng nguồn lực thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) của huyện giai đoạn 2021-2023 là gần 79 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là hơn 64 tỷ đồng.

Đến nay, huyện Trấn Yên đã giải ngân vốn ngân sách Nhà nước đạt 35,09 tỷ đồng, bằng 45,6% kế hoạch, trong đó Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giải ngân đạt 10,501 tỷ đồng, bằng 53,3% kế hoạch, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững chưa thực hiện giải ngân, còn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giải ngân đạt 24,589 tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch.

Phó Thủ tướng thăm khu trưng bày các sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên - Ảnh: VGP/Hải Minh

Là huyện có nhiều cách làm hay, linh hoạt trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên trong quá trình thực hiện huyện Trấn Yên vẫn còn lúng túng trong rà soát, nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đặc biệt là đối với một số nội dung mới, lần đầu tiên thực hiện.

Báo cáo Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác, ông Trần Đông cho hay: Đầu giai đoạn 2021-2025, các văn bản về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương ban hành chưa đồng bộ, một số văn bản chưa thống nhất về nội dung... dẫn tới phải sửa đổi, điều chỉnh bổ sung, nên việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở địa phương gặp lúng túng và chậm tiến độ.

Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn của một số cán bộ cơ sở, đặc biệt là ở thôn, bản còn hạn chế, trong khi các chương trình MTQG gồm rất nhiều văn bản, nhiều quy định dẫn đến những khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Nguồn vốn sự nghiệp của các chương trình MTQG giao theo từng năm, không giao cả giai đoạn 2021-2025, vì vậy cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn thực hiện chương trình, nhất là việc lựa chọn, xác định các dự án thực hiện có thời gian thực hiện trong nhiều năm.

Kiến nghị từ địa phương

Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên kiến nghị Chính phủ bổ sung Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện thành đối tượng thụ hưởng của các dự án, tiểu dự án thành phần về phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025

Huyện cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu về tỉ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Yên Bái kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để tháo gỡ vướng mắc trong các dự án, tiểu dự án của các chương trình MTQG có liên quan đến rừng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của huyện Trấn Yên, cũng như tỉnh Yên Bái liên quan đến 3 chương trình MTQG để chuẩn bị cho cuộc họp trực tuyến với 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ diễn ra chiều cùng ngày.

Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái và khu vực Tây Bắc được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2019); có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

Giảm nghèo nhờ cây măng Bát Độ

Trong chương trình khảo sát, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng đi thăm Công ty TNHH Yamazaki, chuyên chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu, liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản, thành lập năm 2021.

Phó Thủ tướng đặc biệt ấn tượng với nhà máy chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu, bởi đây là sinh kế rất phù hợp với phát triển kinh tế rừng và điều kiện sản xuất của tỉnh, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Măng tre Bát Độ mang lại lợi nhuận trung bình 35 triệu/ha/năm, không chỉ giải quyết việc làm cho lao động tại khu vực nông thôn, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn rửa trôi trên vùng đất dốc. Đến nay, diện tích trồng tre măng Bát Độ của tỉnh đạt trên 5.700 ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm.

Sau 2 năm thành lập, công ty đã thực hiện xong các thủ tục về đất đai, thực hiện đầu tư giai đoạn 1 của dự án là xây dựng được 1 nhà máy chế biến măng muối với công suất chế biến hiện nay 2.500 tấn măng tươi/năm, sản phẩm măng muối 600 tấn/năm.

Nhà máy đạt doanh thu trên 20 tỷ đồng/năm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 60 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, 100% số lao động ổn định của công ty được tham gia BHXH theo quy định.

Công ty tổ chức liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng 7 chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đầu tư nhà máy chế biến sâu đã nâng cao giá trị sản phẩm măng Bát Độ của tỉnh Yên Bái, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển 3 sản phẩm OCOP măng Bát Độ đạt tiêu chuẩn 3 sao là đặc sản măng giòn Bát Độ Kiên Thành, đặc sản măng chua Bát Độ Kiên Thành, măng Bát Độ Hồng Ca.

Giá thu mua măng thương phẩm tươi trung bình từ 5.500-6.500 đồng/kg. Tổng thu nhập từ sản phẩm măng tươi thương phẩm của tỉnh đạt trên 350 tỷ đồng/năm.

Đến nay, có thể khẳng định cây măng Bát Độ là cây giúp người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhân dân, có hiệu quả kinh tế cao, được liên kết theo chuỗi giá trị vững chắc giữa người dân, doanh nghiệp; giá trị sản phẩm được nâng lên ở từng công đoạn sản xuất.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai