Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội đứng trước thời cơ và vận hội phát triển mới

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, 69 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đang đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới.
Kỷ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020): Khúc ca vì tương lai Ngày này năm xưa 10/10: Ngày giải phóng Thủ đô, thành lập 2 tập đoàn Than và Điện

Tạo sức bật mới cho Thủ đô Hà Nội phát triển

Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), nhìn lại chặng đường vừa qua của Hà Nội, mới thấy Thủ đô đang đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Theo các chuyên gia cho rằng, trước thực tiễn đó đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết của Đảng, tạo sức bật mới cho con đường phát triển.

Hơn hết, cần phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023; sẵn sàng bước vào năm 2024 với khí thế, quyết tâm cao, giành kết quả xứng đáng chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới
Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023)

Đánh giá về những kết quả mà Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, từ năm 2020-2025 đến nay, cùng với cả nước, Hà Nội chịu tác động rất lớn của đại dịch Covid-19 và những biến động mạnh của tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới.

"Nhưng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đạt kết quả khá toàn diện với nhiều dấu ấn nổi bật" - Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Song song với nhiệm vụ thường xuyên, thành phố xác định phải có tư duy và tầm nhìn chiến lược, qua đó đã mạnh dạn triển khai một số chủ trương lớn, có ý nghĩa lâu dài.

Nổi bật, Thành uỷ Hà Nội đã đề xuất và ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã khẩn trương, nghiêm túc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện. Thành ủy ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 thực hiện Nghị quyết thể hiện rõ tính "hành động" bằng các công trình, dự án cụ thể.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, trong hơn 1 năm qua, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã trở thành nguồn động lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển. Hà Nội đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế nhằm cụ thể hóa mục tiêu trở thành thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" như Nghị quyết đề ra.

Cụ thể, với Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, thành phố đã tập trung định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, vừa là những cực tăng trưởng mới, vừa giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô; đó là thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh) và thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai); đồng thời xác định 5 trục phát triển, trong đó sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm...

Trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đã chỉ đạo nhấn mạnh các yếu tố tiểu vùng văn hóa để thấy được tính đa sắc, hội tụ của Thủ đô ngàn năm văn hiến...

Về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), công sức chuẩn bị của Chính phủ, TP. Hà Nội và các bộ, đặc biệt là Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo đã giúp hoàn thành hồ sơ để lần đầu tiên trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/9 vừa qua.

Điều quan trọng nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) phải đem lại giá trị thiết thực, thực chất là việc phân cấp, giao quyền cho Hà Nội, chính là tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô và đất nước tiến lên.

Ví dụ như giao quyền cho Thủ đô quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công - tư (PPP), đầu tư các dự án cầu quy mô lớn như các cầu qua sông tại Hà Nội (cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên) có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng (thuộc nhóm dự án trọng điểm quốc gia) hay các cầu liên tỉnh thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như cầu Ngọc Hồi, cầu Vân Phúc...

Hay đối với nhu cầu xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội, cần có cơ chế để cả 10 tuyến 1 gói vay ODA, trên cơ sở đó thực hiện đồng bộ, bảo đảm kỹ thuật và thời gian vận hành...

69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc tháo gỡ những "nút thắt" không chỉ giúp Hà Nội có sức bật mới để phát triển mà các địa phương khác cũng có cơ hội

Việc di dời các bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, để thực hiện hiệu quả, cần trao cho Hà Nội cơ chế như đứng ra giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở mới thay vì để các trường học, bệnh viện tự lo như hiện nay...

“Nếu những "nút thắt" này được tháo gỡ, không chỉ Hà Nội có sức bật mới để phát triển mà các địa phương khác, các cơ sở, đơn vị liên quan cũng có cơ hội” – Bí thư Hà Nội tâm tư.

Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Nâng cao đời sống người dân chính là món quà có ý nghĩa

Hà Nội là một trong số ít những Thủ đô trên thế giới có lịch sử, truyền thống văn hóa hơn 1.000 năm tuổi và được biết đến là "Thành phố di sản".

Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022) theo tinh thần Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021.

Thành phố còn xác định 3 lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo gồm y tế, giáo dục và văn hóa với nguồn vốn được xác định lên tới hơn 90.000 tỷ đồng.

Trong đó, hơn 14.000 tỷ đồng được bố trí để bảo tồn, tôn tạo 579 di tích đang xuống cấp và đã xuống cấp nghiêm trọng. Thành phố cũng đang tập trung triển khai một số dự án trọng điểm như tái hiện Điện Kính Thiên, xây dựng đền thờ đức vua Ngô Quyền, thí điểm quy hoạch bảo tồn và phát triển làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây...

Một chủ trương lớn và cũng là bước đi đột phá về phát triển hạ tầng là Hà Nội đã chủ động đề xuất và được Trung ương, Quốc hội thông qua chủ trương triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Ngày 25/6, Hà Nội đã khởi công dự án.

Đến nay, gần 90% diện tích đã được giải phóng mặt bằng; 14 mũi thi công đang được triển khai. Con đường khi hoàn thành không chỉ tạo động lực phát triển cho Hà Nội, mà còn khắc phục hạn chế liên kết vùng, thúc đẩy các tỉnh trong vùng và cả nước phát triển...

Hà Nội cũng đã chỉ đạo nhiều giải pháp mang tính bước ngoặt nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, nổi cộm, cấp thiết đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân như thông qua Đề án quản lý tài sản công; xử lý 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai; tăng cường phân cấp, ủy quyền; Đề án cải tạo các khu chung cư cũ...

Duy trì phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, thành phố còn làm tốt và không ngừng cố gắng để ngày càng làm tốt hơn công tác an sinh xã hội và bảo trợ xã hội trên tinh thần để không ai bị bỏ lại phía sau; phấn đấu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo.

69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới
Hà Nội hướng tới kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô sẽ đạt được nhiều thành tựu mới

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng: “Thời gian tới, nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô rất nặng nề, trong khi khó khăn, thách thức được dự báo còn rất lớn. Thành phố phải quyết tâm hoàn thành một số chỉ tiêu và nhiệm vụ rất quan trọng của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và những năm tiếp theo”.

Để làm được điều đó, Bí thư Hà Nội nhận thấy, Thủ đô phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị thành phố, gương mẫu, đi đầu, gần dân, sát dân, thực hiện tốt phương châm "dân là gốc"; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Các cấp, các ngành cần thực hiện thật tốt chủ đề: "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển".

“Năm 2024, chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), một cột mốc có ý nghĩa to lớn, đánh dấu quá trình vươn lên của Hà Nội từ trong gian khổ đấu tranh, ca khúc khải hoàn đến vinh quang của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển. Chúng ta phải tiếp tục nỗ lực cố gắng ngay từ hôm nay để lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm. Việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đem lại bước phát triển mới cho địa phương, đơn vị, nâng cao đời sống người dân chính là món quà chào mừng có ý nghĩa nhất” - Bí thư Hà Nội cho hay.

Trong những năm qua, nền kinh tế Thủ đô trở thành điểm sáng về tăng trưởng. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2021 tăng 2,92%, năm 2022 tăng 8,89%, đều cao hơn bình quân chung cả nước. 9 tháng 2023, suy thoái kinh tế thế giới rõ rệt, nhưng nhờ chú trọng khơi nguồn phát triển dịch vụ, kinh tế Hà Nội tốt lên từng quý (quý I tăng 5,81%, quý II tăng 5,93%, quý III tăng 6,49%).

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước thực hiện 305.300 tỷ đồng, đạt 86,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình cho thấy triển vọng phục hồi kinh tế là rất sáng.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân từ sớm, từ xa

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân từ sớm, từ xa

Nội dung nhận được quan tâm của các đại biểu quốc hội là xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đủ sức bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân từ sớm, từ xa.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, chiều nay (1/6) Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy động lực mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy động lực mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và có cơ chế, chính sách cụ thể thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Sản xuất, kinh doanh phục hồi, bức tranh kinh tế có những điểm sáng nổi bật

Sản xuất, kinh doanh phục hồi, bức tranh kinh tế có những điểm sáng nổi bật

5 tháng 2024, các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước. Bức tranh kinh tế có những điểm sáng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luôn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luôn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em sáng ngày 1/6 tại Thừa Thiên Huế.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Sáng nay (ngày 1/6), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Việt Nam - Hàn Quốc: Nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Việt Nam - Hàn Quốc: Nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam nhất quán mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc phát triển thực chất, toàn diện.
Sôi nổi Ngày hội Giáo dục và Khoa học - Sáng tạo năm 2024

Sôi nổi Ngày hội Giáo dục và Khoa học - Sáng tạo năm 2024

Sáng ngày 29/5 vừa qua, tại Trường THCS Hồng Bàng (TP.HCM) đã diễn ra Ngày hội Giáo dục và Khoa học - Sáng tạo năm 2024 do Ủy ban nhân dân Quận 5 tổ chức.
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Chiều 31/5, Tỉnh ủy Gia Lai và Đoàn công tác của Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ.
Đề nghị sớm luật hóa việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công

Đề nghị sớm luật hóa việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công

ĐBQH đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu trình Quốc hội luật hóa nội dung tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công.
Phú Yên: Thông hầm Chí Thạnh, nối lại đường sắt Bắc - Nam

Phú Yên: Thông hầm Chí Thạnh, nối lại đường sắt Bắc - Nam

Sau 10 ngày xảy ra sự cố sạt lở, hầm đường sắt Chí Thạnh (Phú Yên) được thông, giúp tuyến đường sắt Bắc - Nam trở lại hoạt động bình thường.
Thủ tướng: Dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em

Thủ tướng: Dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần hành động quyết liệt, thiết thực hơn, dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Đề xuất phương án thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng được xây dựng gồm 3 khu chức năng: Sản xuất; hậu cần cảng - logistics; thương mại - dịch vụ.
47 công trình được trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2023

47 công trình được trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2023

Tối 30/5 tại Hà Nội, 47 công trình khoa học đã được trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2023.
Sẽ hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật

Sẽ hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật

Phát biểu tại hội trường, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cảm ơn những ý kiến phát biểu đầy trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội.
Khẩn trương tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương, đoàn An Giang đề nghị cần khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí.
Chủ tịch Hà Nội "thúc" tiến độ xây nhà ở xã hội, chậm nhất tháng 10 phải khởi công 1 dự án

Chủ tịch Hà Nội "thúc" tiến độ xây nhà ở xã hội, chậm nhất tháng 10 phải khởi công 1 dự án

Mục tiêu hàng đầu của Hà Nội là xây dựng nhà ở xã hội sớm nhất, chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất để giúp người lao động có nhà, ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng: Việt Nam coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO

Phó Thủ tướng: Việt Nam coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO.
Đại biểu Quốc hội nhất trí cần cơ chế, chính sách đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Đại biểu Quốc hội nhất trí cần cơ chế, chính sách đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 30/5, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế, chính sách, pháp luật đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước

Còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, tại một số bộ, cơ quan trung ương còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời ảnh hưởng tiến độ thực hiện nhiệm vụ ngân sách

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời ảnh hưởng tiến độ thực hiện nhiệm vụ ngân sách

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách.
Cần có cơ chế vượt trội, khả thi để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng, an ninh

Cần có cơ chế vượt trội, khả thi để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng, an ninh

Chiều nay 30/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại với Lào

Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại với Lào

Ngày 30/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Santiphab Phomevihane cùng Đoàn công tác sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác truyền thống Việt Nam - Angola

Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác truyền thống Việt Nam - Angola

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Angola.
Kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước có gì đáng chú ý?

Kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước có gì đáng chú ý?

Ước thực hiện thu, chi và lập dự toán không sát, giải ngân vốn đầu tư công thấp… là điều đáng chú ý tại Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách 2022.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động