Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

96,5% tiền từ chuyển nhượng tín chỉ carbon sẽ phân bổ hết về cho các địa phương

Chiều 1/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thường kỳ, thông tin cho biết, 3 tháng đầu năm 2024, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ Điểm tên 5 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu tỷ USD trong quý I/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8%

Thông tin tại cuộc họp báo, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, 3 tháng đầu năm 2024, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước.

Bộ Nông nghiệp họp báo thường kỳ quý I/2024
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thông tin tại buổi họp báo

Cụ thể, về tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản, quý I/2024 ước đạt 2,9 - 3% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, trồng trọt tăng 2,02%; chăn nuôi tăng 4,34%, thủy sản tăng 3,46%; lâm nghiệp tăng 4,11%.

Về xuất khẩu nông lâm thủy sản, 3 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.

Đóng góp vào kết quả này có nông sản 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%; đầu vào sản xuất 481 triệu USD, tăng 8,3%.

Giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường châu Á đạt 6,27 tỷ USD (tăng 16,6%); châu Mỹ 2,96 tỷ USD (tăng 27,2%); châu Âu 1,85 tỷ USD (tăng 34,8%); châu Đại Dương 188 triệu USD (tăng 22,9%) và châu Phi 192 triệu USD (tăng 21,6%). Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất; giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 18,3%; Hoa Kỳ chiếm 19,9%, tăng 28,3% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%.

96,5% tiền từ chuyển nhượng tín chỉ carbon sẽ phân bổ hết về cho các địa phương

Tại cuộc họp báo, các vấn đề về sầu riêng bị cảnh báo tại thị trường Trung Quốc; chia sẻ lợi ích từ việc chuyển nhượng thị trường tín chỉ carbon;… được các phóng viên báo chí quan tâm đặt câu hỏi.

Ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - thông tin, thỏa thuận chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (ERPA) vùng Bắc Trung bộ được ký vào ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới (WB) với tư cách là bên được ủy thác của Quỹ Đối tác Carbon Lâm nghiệp (FCPF) nhằm chuyển nhượng lượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2018-2024, với đơn giá 5 USD/tấn CO2 tương đương 51,5 triệu USD; khoảng 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính (NDC).

Đến thời điểm hiện nay, phía Việt Nam hoàn thành chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho WB và đã tiếp nhận 51,5 triệu USD. Hiện nay, đã phân bổ 80% kinh phí cho 6 tỉnh Bắc Trung bộ, trong 1 - 2 tháng tới, sau khi có kết quả cuối cùng, sẽ phân bổ hết kinh phí còn lại cho các địa phương.

Về phân bổ lợi ích, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhược kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ, trong đó, quy định rất rõ đối với Quỹ Trung ương - nơi tiếp nhận, quản lý và điều phối nguồn kinh phí này chỉ được giữ lại 0,5% cho việc điều phối hoạt đông chung; 3% để thực hiện các hoạt động đo, đếm, giám sát, báo cáo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; còn lại 96,5% sẽ phân bổ hết về cho các địa phương, trên cơ sở diện tích rừng và trên cơ sở các hộ nhận giao khoán rừng sẽ tiếp tục phân bổ xuống cộng đồng, người dân địa phương nhận giao khoán, bảo vệ rừng. Thỏa thuận này chỉ áp dụng cho rừng tự nhiên.

Hiện nay, trên cơ sở kinh phí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch phân bổ lợi ích, tổ chức tập huấn triển khai để phân bổ cho các địa phương có rừng được hưởng lợi từ nguồn kinh phí này, đối tượng hướng tới chính của việc này là cộng động những người yếu thế mà cụ thể ở đây là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và người dân có rừng.

Cũng theo ông Trần Quang Bảo, việc ký thỏa thuận này được thực hiện trong 3 giai đoạn 2018 - 2019; 2020 - 2022; 2023 - 2024. Tuy nhiên, theo Báo cáo kết quả giảm phát thải kỳ 1 (giai đoạn 2018 - 2019) đã được WB xác nhận, kết quả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ đạt 16,21 triệu tấn CO2. Do đó, ngoài việc hoàn thành trước thời hạn 10,3 triệu tấn thì hiện nay còn dư ra 5,91 triệu tấn. WB đã đồng ý mua bổ sung 1 triệu tấn CO2 theo quy chế như cũ.

Về việc xác nhận lượng tín chỉ carbon giai đoạn 2 (2020 - 2022); giai đoạn 3 (2023 - 2024), WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đo đếm để xác định lượng phát thải, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm các đối tác có nhu cầu tiếp nhận để tiến hành đàm phán chuyển nhượng, đảm bảo quyền lợi của quốc gia và huy động nguồn lực bổ sung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng vùng Bắc Trung bộ và đem lại nguồn lợi cho bà con trồng rừng.

“Ngoài 1 triệu tấn tín chỉ CO2 mà WB đồng ý mua theo quy chế cũ, lượng tín chỉ còn dư 4,91 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định”, ông Trần Quang Bảo thông tin.

Điều chỉnh biện pháp canh tác sầu riêng để giảm hấp thụ cadimi

Liên quan đến sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị cảnh báo, ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - thông tin, số sầu riêng bị phát bị nhiễm chất cadimi có thể xuất phát từ khâu trồng trọt bởi cadima là chất thường có trong phân bón hóa học và tồn tại trong thành phần của phân bón chứa lân, Cu và Zn hoặc có sẵn trong thành phần của khoáng chất hoặc được đưa thêm vào như một nguồn vi dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi.

Ngoài ra, trong quá trình sơ chế, làm sạch sau thu hoạch có thể doanh nghiệp dùng nước rửa nhiễm cadimi hoặc sử dụng hóa chất có cadimi. Hiện Cục đề nghị các địa phương vào cuộc xác định nguyên nhân cụ thể, chất này nằm trong phân bón, hoặc thuốc bảo vệ thực vật loại gì để giảm ngay việc sử dụng.

“30 lô hàng sầu riêng bị phát hiện không phải là phía Trung Quốc phát hiện cùng 1 lúc và thông báo ngay mà đây là số liệu tổng hợp được Trung Quốc thông báo lại kể từ khi Việt Nam xuất khẩu lô sầu riêng đầu tiên sang thị trường này (17/9/2022)”, ông Nguyễn Quang Hiếu chia sẻ và cho biết, với thông báo này mặc dù chưa ảnh hưởng gì để việc xuất khẩu, tuy nhiên, đây là những cảnh báo để phía Việt Nam chủ động tìm nguyên nhân và điều chỉnh, tránh lặp lại trong thời gian tới.

Để đảm bảo uy tín, Cục đã đề nghị các doanh nghiệp có lô hàng vi phạm thu hồi và xử lý các lô hàng vi phạm, đồng thời rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu, khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm.

Trước khi xác định nguyên nhân từng trường hợp để đưa ra khuyến cáo, về tổng thể, Cục Bảo vệ thực vật khuyến nghị các đơn vị sản xuất cần điều chỉnh vật tư đầu vào, sử dụng hóa chất có hàm lượng cadimi thấp; điều chỉnh 1 số biện pháp canh tác để giảm hấp thụ cadimi;…. Và vấn đề quan trọng, theo ông Hiếu, trước khi xuất khẩu cần kiểm tra chất lượng, trong đó có hàm lượng cadimi, từ đó, hạn chế tối đa rủi ro trước khi xuất khẩu.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

4 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu tăng 49,1% lên mức 3.389 USD/tấn. Lượng tồn kho cạn dần giúp cà phê tạo mặt bằng mới sau khi lao dốc 2 tuần qua.
Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Theo Tổng cục Hải quan, điểm sáng của mặt hàng sắn là giá xuất khẩu bình quân trong 4 tháng đầu năm đạt 452 USD/tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 được đánh giá là tài liệu tham khảo quan trọng giúp bắc thêm những nhịp cầu thị trường cho doanh nghiệp.
Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Tháng 4 vừa qua, nhập khẩu thép cán nóng (HRC) vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, trong đó thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71%.
Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

C/O ưu đãi (mẫu E và RCEP) cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá hơn 19,4 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

EU là khách hàng quan trọng của cao su Việt Nam, tuy nhiên, Quy định chống phá rừng (EUDR) khiến ngành hàng này đối diện với những thách thức không nhỏ.
Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê 2 sàn diễn biến trái chiều trong phiên vừa qua. Giá Robusta tại London giao tháng 7/2024 tăng trong khi giá Arabica giao tháng 7/2024 lại giảm.
Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trong năm 2023, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là điểm sáng khi có tăng trưởng đạt 57,3 tỷ USD.
Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam với sản lượng đạt lần lượt 4.518 tấn và 340 tấn, chiếm đến 95,7% sản lượng xuất khẩu.
Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam, cả năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD.
Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam năm 2023, chỉ duy nhất sang Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng dương.
Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Sau ngày 19/5, tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu hoá chất Bảng để kinh doanh sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh hoá chất Bảng.
Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, trong năm 2023, Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU đạt 28,7 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2022.
Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Logistics và Thương mại điện tử hiện đại, bền vững”.
Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Thị trường cà phê lên xuống phụ thuộc vào đồng USD và thời tiết tại Brazil. Tồn kho trên sàn tăng và thông tin xuất khẩu là nhân tố kéo giá cà phê giảm.
Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Dù kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của cả nước giảm 4,6% so với năm 2022 nhưng nhiều địa phương vẫn nỗ lực để đạt được trên 10 tỷ USD.
Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Đóng góp cho sự tăng trưởng của kim ngạch nông sản, thủy sản năm 2023, có 4 nhóm hàng nông sản của Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao so với năm 2022.
Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Do những khó khăn đặc thù và một số yếu tố khách quan nên năm 2023 vẫn còn nhiều địa phương có kim ngạch xuất khẩu rất thấp.
Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Ngày 16/5, Bộ Cộng Thương đã công bố Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, trong đó nêu 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023.
Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Trong các khu vực thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023, chỉ có duy nhất châu Phi ghi nhận sự tăng trưởng dương.
Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 được Bộ Công Thương công bố sáng 16/5, một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh có tăng trưởng tốt.
Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Trong khi giá trị nhập khẩu phần lớn mặt hàng giảm thì nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, than và hạt điều ghi nhận sự gia tăng trong năm 2023.
Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Sáng 16/5, Bộ Công Thương công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 với nhiều nội dung mới.
Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong logistics chính là chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế.
Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Năm 2023, hoạt động xuất khẩu hàng hóa chưa tăng trở lại nhưng mức giảm đã thu hẹp; các địa phương nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đưa kim ngạch xuất khẩu phục hồi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động