Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông sản chủ lực ở Bắc Giang

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Việc vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra cơ hội cho XK, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác.
Nâng tầm giá trị và thương hiệu trái vải thiều Vải thiều Lục Ngạn “phủ sóng” các sàn thương mại điện tử Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Sản lượng xuất khẩu tăng 20 lần

Năm 2008, Vải thiều Lục Ngạn được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý thông qua một dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Đây là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Bắc Giang và cũng thuộc trong nhóm sản phẩm cây ăn quả đầu tiên trong nước được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

vải thiều Lục Ngạn
Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Bắc Giang và cũng thuộc trong nhóm sản phẩm cây ăn quả đầu tiên trong nước, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Năm 2021, vải thiều Lục Ngạn cũng là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Sau khi Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý đã có tác động rất lớn đến sản xuất, tiêu thụ vải thiều và phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Ông Nguyễn Văn Mạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm vải thiều đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tiêu thụ trong và ngoài nước, trong những năm qua, huyện Lục Ngạn đã tích cực tuyên truyền, thông tin đến người dân trồng vải sản xuất theo hướng VietGAP, sản xuất nông nghiệp sạch tạo ra sản phẩm an toàn. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho người dân trồng vải sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, giới thiệu các mô hình sản xuất vải áp dụng công nghệ cao, phân bón thế hệ mới, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Mặt khác, kiểm soát, quản lý diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để người dân tuân thủ theo quy trình dần dần thay thế thói quen canh tác truyền thống.

"Năm 2024, huyện Lục Ngạn có khoảng 17.360 ha diện tích vải thiều, trong đó vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 13.400 ha, chiếm 77,18% tổng diện tích, sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 300 ha"- ông Nguyễn Văn Mạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn thông tin.

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài
Ông Nguyễn Văn Mạnh chia sẻ về công tác quản lý, hỗ trợ người dân trồng và canh tác vải thiều đảm bảo an toàn thực phẩm (Ảnh: Bùi Hùng)

Đặc biệt, huyện Lục Ngạn đã thực hiện số hóa vùng sản xuất vải tập trung với 103 mã số vùng trồng sản xuất vải, tổng diện tích 12.380,81 ha, trong đó: 33 mã thị trường Nhật Bản diện tích 266,89 ha, 2 mã thị trường Thái Lan diện tích 20 ha; 13 mã thị trường Úc diện tích 191,5 ha; 16 mã thị trường Mỹ với diện tích 194,61 ha; 39 mã thị trường Trung Quốc với diện tích 11.702,81 ha và 34 doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân được cấp mã số cơ sở đóng gói.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Mạnh, các vùng được cấp mã số vùng trồng phải đáp ứng đủ yêu cầu chung, yêu cầu về diện tích, bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các quy định về xuất khẩu trái cây sang các thị trường, địa phương cũng quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói và quy định đóng gói quả vải tươi xuất khẩu; thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn bà con ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký canh tác, vệ sinh vườn sạch sẽ, khuyến cáo người dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng…

Theo báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn, năm 2023, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều của huyện đạt 128.120 tấn, trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 77.250 tấn, chiếm 60,29% tổng sản lượng, riêng thị trường Nhật Bản là 227 tấn.

Nói về quả vải sau khi được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, ông Nguyễn Đức Hưng – Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều lớn vào thị trường Nhật Bản cho biết: Từ năm 2019 chúng tôi đã xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản. Sau khi quả vải được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, nhận thức của người trồng vải Lục Ngạn đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, các hộ trồng vải đã chủ động thay đổi tập quán canh tác để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài
Ông Nguyễn Đức Hưng chia sẻ thông tin về quá trình xử lý, đóng gói của quả vải thiều Lục Ngạn nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản (Ảnh: Thu Hường)

"Việc bảo hộ Chỉ dẫn địa lý chỉ là một trong nhiều yếu tố tạo chỗ đứng cho quả vải thiều Lục Ngạn, điều quan trọng là sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, năm đầu tiên sau khi được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý sản lượng xuất khẩu còn khiêm tốn, nhưng sau 3 năm triển khai sản lượng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của chúng tôi đã tăng lên hơn 20 lần so với năm đầu tiên"- ông Hưng cho hay.

Nâng cao chất lượng, giữ vững bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Trăn trở với câu chuyện về giữ vững bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, ông Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng Cục Sở Hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ bày tỏ, việc bảo hộ chỉ là bước khởi đầu. Quan trọng hơn, việc quản lý để gìn giữ chất lượng đặc thù và danh tiếng của sản phẩm mới là bài toán đặt ra cho chủ sở hữu trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.

Do vậy để đảm bảo chất lượng của quả vải, đáp ứng các thị trường xuất khẩu đặc biệt là các thị trường khó tính như Nhật Bản người trồng phải tuân thủ nghiêm quy trình canh tác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài
Đoàn chuyên gia của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản kiểm tra hồ sơ, nhật ký ghi chép về quy trình canh tác vải thiều Lục Ngạn vào ngày 13/3/2024 (Ảnh: Thu Hường)

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Phúc Thương - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang cho biết: Những năm gần đây Bắc Giang đã cố gắng nâng cao chất lượng quả vải thiều, thông qua xác lập quy trình sản xuất, trồng, canh tác mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap và VietGap đồng thời chú trọng chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Nhờ đó, quả vải thiều Lục Ngạn nói riêng và Bắc Giang nói chung hàng năm tiến dần thêm vào các thị trường không chỉ Nhật Bản mà còn tại Mỹ và EU, trong đó tại thị trường Mỹ quả vải thiều đã có mặt được 10 năm. Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu..

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Hưng cho hay, do đặc điểm thời gian tiêu thụ quả vải ngắn, giá biến động theo mùa vụ. Chính vì vậy để người trồng yên tâm sản xuất và thực hiện nghiêm quy trình canh tác an toàn theo hướng GlobalGap và VietGap đảm bảo yêu cầu chất lượng của thị trường Nhật Bản, chúng tôi đã ký hợp đồng thu mua theo giá bảo hiểm cho người trồng.

Tuy nhiên, để chăm sóc được quả vải đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của Nhật Bản, phải bỏ rất nhiều công sức mà sản lượng lại không cao so với tổ chức chăm sóc truyền thống, nên sản lượng không ổn định.

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài
Đoàn chuyên gia Nhật Bản đến kiểm tra quy trình canh tác của hộ trồng vải Vũ Văn Mến ở thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Ảnh: Thu Hường)

Bên cạnh đó, vùng vải ở Lục Ngạn tuy lớn, nhưng các vùng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì lại chưa phải diện tích lớn, vị trí địa lý phân tán, có vùng gần, có vùng xa khu vực giao thông và có nguy cơ lây nhiễm chéo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ các vùng không chăm sóc theo quy chuẩn tạo ra khó khăn cho việc tổ chức thu mua cũng như thời điểm để đáp ứng được nhu cầu đơn hàng.

Ông Hưng lấy ví dụ thời điểm có đơn hàng, vùng nguyên liệu thì sẵn có, nhưng vùng đạt tiêu chuẩn để thu hoạch lại không có, đã ảnh hưởng đến sự xuất hiện đều đặn của quả vải tại thị trường Nhật Bản trong thời gian mùa vụ.

Ngoài ra, đối với công tác sản xuất, hiện doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp xông hơi khử trùng, phương pháp này tác động nhiều đến vỏ quả vải, làm cho vỏ quả vải sau khi khử trùng không còn màu sắc tươi đẹp như quả vải tươi. Đây cũng là thách thức về công nghệ đối với quả vải xuất khẩu.

Khó khăn tiếp theo khi quả vải được xuất khẩu thành công khi đến Nhật Bản lại bị hàng rào kiểm dịch, thời gian kiểm dịch tại các đầu sân bay hay cảng thông thường thời gian thông quan mất 5 ngày, có lô hàng mất 10 ngày điều này cũng làm ảnh hưởng chất lượng của quả vải, phát sinh nhiều vấn đề như chi phí lưu kho, giá thành cao, chất lượng cũng ảnh hưởng không được như kỳ vọng của người tiêu dùng…

"Nếu khắc phục được các khó khăn trên sẽ giúp cho quả vải có giá thành phù hợp, chất lượng tốt, như vậy nhiều người dân Nhật Bản mới có thể tiếp cận được quả vải”- ông Hưng khẳng định.

Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, ông Nguyễn Phúc Thương cho biết, mặc dù công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ được quan tâm mang lại nhiều kết quả tích cực, song nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ nói chung cũng như việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm nói riêng chưa đầy đủ, do vậy chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức…

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài
Đoàn chuyên gia của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, quy trình sơ chế, đóng gói, nhãn mác của sản phẩm vải thiều Lục Ngạn xuất sang thị trường Nhật Bản tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (Ảnh: Thu Hường)

Đặc biệt, tại một số hợp tác xã, tổ chức ở địa phương thiếu sự kiểm soát về số lượng sản phẩm, việc tuân thủ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, sử dụng nhãn hiệu, logo gắn trên sản phẩm còn hạn chế; tem nhãn, bao bì sản phẩm được sử dụng, quản lý thiếu chặt chẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Đó là chưa kể đến một số hợp tác xã là chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ không có định hướng kế hoạch phát triển sản phẩm, thiếu kinh phí gia hạn dẫn đến hết hạn, không gia hạn nhãn hiệu theo quy định và mất nhãn hiệu tập thể.

Việc duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm sau khi được bảo hộ nhãn hiệu còn bị xem nhẹ, một số sản phẩm không duy trì được vùng nguyên liệu sản xuất, sản xuất nhỏ, phân tán, quản lý chất lượng đầu ra cho sản phẩm còn chưa đồng đều…

Câu chuyện đặt ra làm sao để vào được thị trường Mỹ rồi Nhật Bản. Trước hết chất lượng ổn định, khối lượng phải tăng dần, giá trị tốt. Đặc biệt để đảm bảo tính cạnh tranh thì phải xây dựng được thương hiệu, tài sản trí tuệ, bảo hộ không chỉ quả vải mà là hình ảnh sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam tại thị trường quốc tế"- ông Nguyễn Phúc Thương phân tích cụ thể.

Nhận thức rõ điều đó, để xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm ra nước ngoài, Bắc Giang đã lồng ghép các chương trình khoa học và công nghệ với các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, các đề tài cấp tỉnh, cấp bộ, các chương trình cấp quốc gia độc lập tiếp tục được tỉnh triển khai hướng đến xây dựng và phát triển thương hiệu. “Đây là vấn đề là khó, để thực hiện được Bắc Giang chọn điểm nhấn có chọn lọc”- ông Thương nói

Theo lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, thời gian tới, Bắc Giang cũng xác lập từng bước, thận trọng chắc chắn xây dựng được sản phẩm nào chắc chắn sản phẩm đó, làm sao để sản phẩm có tính ổn định lâu dài, thể hiện đặc trưng trong văn hóa, tiềm lực của địa phương xác lập sản phẩm đó, tránh dàn trải. Đồng thời, lồng ghép với việc xây dựng các sản phẩm OCOP, sản phẩm nào chắc sản phẩm đó và phải có tính cạnh tranh có tính vùng miền, xác lập thương hiệu, thương quyền.

Bài học kinh nghiệm được Bắc Giang rút ra đó là phải chủ động trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. “Chúng tôi đã chủ động làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời rà soát lại các danh mục sản phẩm, từ đó xây dựng các tài sản trí tuệ, các nhãn hiệu sao cho phù hơp với mỗi sản phẩm; tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tạo ra sản phẩm có đủ chất lượng, khả năng cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước; xây dựng kế hoạch dài hạn trong việc phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản, chiến lược của địa phương”- ông Thương cho biết thêm.

Đặc biệt, giúp người dân đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của sản phẩm; xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp, gắn với xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ hiệu quả.

Bài 3: "Tấm hộ chiếu" cho nông sản Việt Nam tại thị trường nước ngoài

Thu Hường - Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vải thiều Lục Ngạn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ động phòng chống thiên tai, an toàn hồ đập năm 2024

Chủ động phòng chống thiên tai, an toàn hồ đập năm 2024

Bộ Công Thương tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, an toàn hồ đập, đảm bảo cung cấp điện an toàn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt trong mùa mưa bão.
Thanh Hóa: Dân

Thanh Hóa: Dân ''kêu trời'' vì tỉnh lộ 526 xuống cấp

Đã nhiều năm nay, tỉnh lộ 526 đoạn qua xã Minh Lộc (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng, người dân nơi đây phải “kêu trời” với con đường dày đặc ổ voi, ổ gà.
Chi tiết bảng lương công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền lương

Chi tiết bảng lương công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền lương

Thực hiện cải cách tiền lương, từ 1/7 dự kiến, mức lương của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với hiện nay.
Bác sĩ bị kính rơi ở The Coffee House có thể phải ngồi xe lăn suốt đời

Bác sĩ bị kính rơi ở The Coffee House có thể phải ngồi xe lăn suốt đời

Sau 2 lần phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bác sĩ L. - người bị thương nặng do kính ở The Coffee House rơi vào người đã thoát cơn nguy hiểm.
Ngắm công trình ở Phú Yên từng đạt hai giải thưởng quốc tế

Ngắm công trình ở Phú Yên từng đạt hai giải thưởng quốc tế

Quàng trường Tháp Nghinh Phong, biểu tượng mới của TP. Tuy Hòa (Phú Yên) gây ấn tượng bởi thiết kế độc đáo, từng đạt hai giải thưởng quốc tế về du lịch, đô thị.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 11.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Hơn 11.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Ngày 11/5, hơn 11.500 thí sinh chính thức bước vào kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường

Chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường

Bộ TN&MT vừa có công văn gửi các Bộ, ban, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường.
Thời tiết hôm nay ngày 11/5/2024: Bắc Bộ chiều và tối có mưa rào, ngày nắng trên 34 độ

Thời tiết hôm nay ngày 11/5/2024: Bắc Bộ chiều và tối có mưa rào, ngày nắng trên 34 độ

Thời tiết hôm nay ngày 11/5/2024: Cả nước có mưa dông nhiều nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 11/5/2024: Có mưa rào rải rác và có dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 11/5/2024: Có mưa rào rải rác và có dông

Thời tiết biển hôm nay 11/5/2024, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào rải rác và có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 11/5/2024: Hà Nội tiếp tục mưa dông, nền nhiệt độ tăng, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 11/5/2024: Hà Nội tiếp tục mưa dông, nền nhiệt độ tăng, ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 11/5/2024, Hà Nội có mây, ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Nóng: Ngoài IDP, Hội đồng Anh cũng cấp hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis sai quy định

Nóng: Ngoài IDP, Hội đồng Anh cũng cấp hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis sai quy định

Theo kết luận thanh tra, ngoài IDP, Hội đồng Anh cũng cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ, trong đó, có hơn 52.000 chứng chỉ IELTS.
Tập huấn về thực hiện trách nhiệm xã hội và kiểm kê khí nhà kính tại các doanh nghiệp hóa chất

Tập huấn về thực hiện trách nhiệm xã hội và kiểm kê khí nhà kính tại các doanh nghiệp hóa chất

Ngày 10/5, tại Ninh Bình, Hội Hóa học Việt Nam đã tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội và kiểm kê khí nhà kính nhằm bảo vệ môi trường .
Cả nước có 1.258 cơ sở khám chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Cả nước có 1.258 cơ sở khám chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hỗ trợ Bộ Y tế liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử.
Hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập ứng dụng VssID

Hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập ứng dụng VssID

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, tính đến nay, đã có hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số.
Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến tốt nghiệp THPT năm 2024

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến tốt nghiệp THPT năm 2024

Sau 9 ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo mở cổng đăng ký trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký tham gia chính thức.
Truyện tranh giáo dục tài chính Việt Nam được tổ chức quốc tế đánh giá cao

Truyện tranh giáo dục tài chính Việt Nam được tổ chức quốc tế đánh giá cao

Quỹ hợp tác quốc tế các ngân hàng Tiết kiệm Đức (DSIK) vừa có một bài review về một cuốn truyện tranh về giáo dục tài chính ấn tượng của Việt Nam.
Hà Nội: Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Hà Nội: Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Hà Nội luôn đồng hành, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tranh cãi xung quanh việc thu phí tại trạm BOT Phú Hữu, TP. Thủ Đức

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tranh cãi xung quanh việc thu phí tại trạm BOT Phú Hữu, TP. Thủ Đức

Người dân ở khu phố 6 phường Phú Hữu (TP. Thủ Đức) phản đối việc trạm BOT của Công ty Xi măng Vicem Hà Tiên sắp thu phí với cả người dân sống quanh trạm này.
Vụ

Vụ ''cấp lậu'' hơn 56.000 chứng chỉ IELTS: Quyết liệt thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm

Từ vụ hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do Công ty IDP Việt Nam cấp phép sai quy định, luật sư cho rằng, cần quyết liệt thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm.
Xây dựng thỏa ước lao động tập thể: Hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn

Xây dựng thỏa ước lao động tập thể: Hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn

Xây dựng thỏa ước lao động tập thể là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn, nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.
Nhiều điểm mới trong Kỳ thi đánh giá năng lực 2024 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhiều điểm mới trong Kỳ thi đánh giá năng lực 2024 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Ngày 11/5, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024, với nhiều điểm mới đáng chú ý dành cho các thí sinh tham gia.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Đẩy phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Đẩy phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi

Ngày 10/5, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội thi thợ giỏi ngành Công Thương Hà Nội năm 2024. Có 49 thí sinh tham gia dự thi lần này.
Từ vụ lộ clip nhạy cảm: Hãy tự bảo vệ bản thân cũng như sử dụng mạng xã hội đúng cách

Từ vụ lộ clip nhạy cảm: Hãy tự bảo vệ bản thân cũng như sử dụng mạng xã hội đúng cách

Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của mạng xã hội. Vì vậy, chúng ta cần học cách bảo vệ bản thân, học cách sử dụng mạng xã hội minh và có hiểu biết.
Hơn 70 bé mèo giống quý tộc đọ sắc tại cuộc thi hoa hậu mèo

Hơn 70 bé mèo giống quý tộc đọ sắc tại cuộc thi hoa hậu mèo

Hơn 50 bé mèo giống quý tộc trong nước sẽ tranh tài cùng 20 bé mèo tới từ nước ngoài tại Lễ hội mèo WCF Jubilee Cat Show - Tháng năm rực rỡ.
Lào Cai bố trí 26 điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024

Lào Cai bố trí 26 điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024

Sáng nay (10/5), tỉnh Lào Cai tổ chức họp triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động