Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chống buôn lậu, gian lận thương mại ở Quảng Ninh: Nỗ lực không ngừng nghỉ của các lực lượng nơi tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới Hải quan Quảng Ninh duy trì vị trí 10 đơn vị thu ngân sách lớn nhất cả nước Hải quan Quảng Ninh: Bắt giữ, xử lý 140 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa

Nâng cao vai trò của các lực lượng chức năng

Ông Nguyễn Cảnh Thắng, Trưởng phòng chống buôn lậu và Xử lý vi phạm (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh) chia sẻ: Trong 4 năm gần đây, Quảng Ninh luôn được Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đánh giá không còn là điểm nóng về buôn lậu.

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu
Lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm tra hàng hóa

Sau khi tuyến đường biên được Trung Quốc rào chắn, công tác tuần tra, kiểm soát dọc tuyến biên giới được thực hiện thường xuyên, liên tục, do đó các đối tượng buôn lậu thường tìm cách lợi dụng chính sách thông thoáng trong thủ tục hải quan để thực hiện các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu.

"Điều này tạo áp lực không nhỏ với lực lượng hải quan do vừa phải tạo thuận lợi tối đa cho hàng hóa thông quan nhanh chóng. Đồng thời phải đảm bảo quản lý, kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc lợi dụng chính sách để buôn lậu, gian lận thương mại trong điều kiện lưu lượng hàng hóa gia tăng liên tục cả về số lượng, trị giá và mặt hàng, trong khi biên chế cán bộ không tăng” - ông Thắng cho biết.

Trước thách thức trên, giải pháp then chốt được Cục Hải quan Quảng Ninh đưa ra đó là nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm của các cán bộ công chức làm trực tiếp. Bởi phương tiện kỹ thuật cũng chỉ là công cụ hỗ trợ, và không phải ai cũng có thể sử dụng hiệu quả. “Người đọc hình ảnh soi chiếu cũng cần phải có kinh nghiệm và kết hợp với các thông tin khác để phân tích đưa ra các phán đoán giúp cán bộ kiểm soát tại cửa khẩu kịp thời có biện pháp ngăn chặn” - ông Thắng nói.

Ông Thắng khẳng định "Công tác phân công nhiệm vụ, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo các cấp kết hợp với ý thức trách nhiệm của cán bộ thực thi công vụ là yếu tố quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn là việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong ngành, giữa các đơn vị của Cục với địa phương, giữa các đơn vị chức năng với nhau”.

Vậy làm thế nào vừa tạo thuận lợi cho hàng hóa thông quan vừa kiểm soát chặt chẽ không để hàng lậu lọt vào thị trường nội địa? Để giải quyết vấn đề này, Cục Hải quan Quảng Ninh đã kiểm soát hàng hóa xuất khẩu đối với xe tải, ngoài một phần áp dụng quản lý rủi ro thì cán bộ hải quan tại Cục và cửa khẩu tăng cường công tác chia sẻ thông tin để kịp thời cảnh báo và có giải pháp ứng phó.

Một hệ thống giám sát trực tuyến được đặt tại trụ sở của Cục Hải quan Quảng Ninh, tại đây cán bộ hải quan có thể giám sát trọng điểm các địa điểm do Hải quan quản lý có kết nối camera… Qua đó hình ảnh camera giám sát nếu thấy có hiện tượng khả nghi phối hợp với nguồn tin được cung cấp, cán bộ tại trung tâm giám sát sẽ thông tin đến cán bộ hải quan cửa khẩu để kịp thời kiểm tra. Nhờ đó, năm 2023 Hải quan Quảng Ninh đã cung cấp được 55 tin, góp phần vào nâng cao công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua biên giới.

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu
Soi chiếu hàng hóa tại Cửa khẩu Bắc Luân 2

Chúng tôi dựa trên phân tích thông tin từ doanh nghiệp để từ đó có những mặt hàng đưa vào “luồng xanh” được miễn kiểm tra, “luồng vàng” phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và “luồng đỏ” phải kiểm tra thực tế hàng hóa”. Cùng với đó, chỉ đạo tăng cường việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện có như máy soi container, máy soi hành lý, cân điện tử, máy phát hiện ma tuý, seal định vị...” - ông Thắng cho hay.

Năm 2023, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái kịp thời phát hiện một số vụ việc lái xe lợi dụng hoạt động vận chuyển hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, cất giấu hàng hóa trên cabin không khai hải quan để vận chuyển trái phép qua biên giới, qua đó không để hàng lậu vận chuyển sâu vào nội địa.

Giám sát trọng điểm, siết chặt kiểm tra sau thông quan vào thị trường nội địa

Dự báo, thời gian tới, tình trạng lợi dụng chính sách thông thoáng của cơ quan hải quan để buôn lậu thông qua hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.

Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý triệt để vấn đề này, Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ có tính phân lớp quản lý để kiểm soát như kiểm tra không xâm nhập bằng soi chiếu trước khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu nhập; kiểm tra qua soi chiếu đối với hàng xuất khẩu sau khi đã thông quan tại cửa khẩu xuất.

Đơn cử như ngày 19/1/2024, trong quá trình tuần tra hải quan tại khu vực bãi đất trống cách Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 300m thuộc Khu 1, phường Trần Phú, thành phố Móng Cái – Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái phát hiện, bắt giữ 1 đối tượng có hành vi vận chuyển hàng hóa nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan, tang vật gồm 322 kg xúc xích ( trên bao bì có in chữ nước ngoài), trị giá 48,3 triệu đồng. Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm, phạt tiền 7,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy hàng hóa.

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu
Hải quan Quảng Ninh tiêu hủy xúc xích và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hay như ngày 20/2/2024, trong quá trình tuần tra kiểm soát tại khu vực Km 114+500, quốc lộ 18C thuộc khu 7, phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, Đồn Biên phòng Bắc Sơn chủ trì, phối hợp với Đội Kiểm tra Giám sát Hải quan số 2 – Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái phát hiện, bắt giữ 1 đối tượng có hành vi vận chuyển hàng hóa tại khu vực biên giới không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, tang vật vi phạm gồm 680 kg nầm lợn đông lạnh, trí giá 81,6 triệu đồng. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm, phạt tiên 50 triệu đồng và buộc tiêu hủy hàng hóa.

Cùng với đó, trong nội địa, lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở kinh doanh, hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm được giám sát trọng điểm.

Ông Nguyễn Đình Hưng - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết: Ngoài 1,4 triệu dân trên địa bàn tỉnh, Quảng Ninh còn đón lượng khách du lịch đến với địa phương rất lớn trong khi Quảng Ninh chỉ có thể tự chủ một phần thực phẩm. Năm 2023, Quảng Ninh đón khoảng 15 triệu lượt khách du lịch. Do vậy kiểm soát các nguồn thực phẩm không chỉ từ các khu vực biên giới mà còn từ các địa phương lân cận đưa về Quảng Ninh. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt được UBND tỉnh Quảng Ninh đề ra.

Ông Hưng khẳng định, năm 2023 số vụ mất an toàn thực phẩm được phát hiện cao hơn so với năm 2022. Công tác kiểm soát từ khâu lưu thông, các cửa hàng, nguồn thực phẩm nhập lậu qua biên giới cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên hàng lậu hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được đưa vào từ tuyến biển hoặc từ các địa phương lân cận của Quảng Ninh.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh, qua khảo sát một số địa điểm giao nhận hàng hóa nông sản, rau củ quả chủ yếu từ các địa phương khác chuyển đến. Công tác giám định và xác định nguồn gốc mặt hàng này gặp nhiều khó khăn.

Ông Hưng lấy dẫn chứng, một xe nông sản từ Bắc Ninh chuyển đến Quảng Ninh có thể được mua từ nhiều nguồn và nhiều địa phương khác nhau, hệ thống bảo quản lạnh không có. Nếu gửi hàng đi giám định chúng tôi phải gửi đến Trung tâm khu vực 1 ở Hải Phòng để xác định hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng có trong rau củ quả... sau khoảng một tuần mới có kết quả. “Lúc đó cả xe rau, quả đã bị hỏng thì ai sẽ chịu trách nhiệm nếu xe đó sản phẩm đạt tiêu chuẩn?” - ông Hưng đặt câu hỏi.

Qua mấy đêm khảo sát chúng tôi nhận thấy, một đêm có hàng trăm xe từ các tỉnh đưa vào. Nếu giữ một hay vài xe kiểm định trong khi khâu bảo quản chưa có. Lượng rau củ quả nông sản đưa vào tỉnh rất lớn. Hiện biên giới được rào chắn, kiểm soát chặt chẽ, ngay cả lợn nhập lậu vào Quảng Ninh cũng từ địa phương khác đưa đến chứ không phải từ cửa khẩu biên giới” - ông Hưng chỉ ra thực trạng.

Năm 2023, Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 253 trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, phạt tiền lên đến hơn 1,6 tỷ đồng, giá trị hàng hóa tịch thu, tiêu hủy hơn 2 tỷ đồng.

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu
Năm 2023 Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 80 trường hợp vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ thông thường, Cục Quản lý thị trường đã phát hiện 80 trường hợp, phạt tiền gần 590 triệu đồng, trị giá hàng hóa tiêu thụ gần 694 triệu đồng, trị giá hàng hóa phát mại ước tính gần 264 triệu đồng.

Riêng đối với mặt hàng thuốc lá, kiểm tra 79 vụ, phát hiện xử lý 79 vụ, phạt tiền hơn 277 triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 230 triệu đồng… ngoài ra còn hàng chục vụ việc liên quan đến khí N2O, shisha, thuốc lá điện tử cũng đã kịp thời được lực lượng Quản lý thị trường phát hiện và xử lý.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ninh xác định công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép, hàng giả, hàng kém chất lượng luôn không có hồi kết. Khó khăn cùng với những nguy cơ tiềm ẩn là thách thức không nhỏ đối với các cán bộ thực thi nhiệm vụ.

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Thu Hường - Ngọc Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình: Tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thái Bình: Tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa xử phạt một hộ kinh doanh 45 triệu đồng và tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Amorepacific Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Amorepacific Việt Nam

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa quyết định xử phạt, buộc thu hồi và tiêu huỷ lô mỹ phẩm của Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng phát hiện nhiều sai phạm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng phát hiện nhiều sai phạm

Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã ra quân kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn Thành phố và phát hiện nhiều sai phạm.
Tuyên Quang: Phát hiện cơ sở kinh doanh sữa bột dành cho trẻ em không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Phát hiện cơ sở kinh doanh sữa bột dành cho trẻ em không rõ nguồn gốc

Ngày 16/5, thông tin từ Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị vừa phát hiện 50 sản phẩm dành cho trẻ em không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc.
Đồng Tháp: Xử phạt 130 triệu đồng 2 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

Đồng Tháp: Xử phạt 130 triệu đồng 2 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa xử phạt 2 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tổng số tiền 130 triệu đồng, tang vật vi phạm trị giá hơn 2 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, tạm giữ hơn 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu.
Long An: Sắp đấu giá 5,2 tấn đường cát nhập lậu

Long An: Sắp đấu giá 5,2 tấn đường cát nhập lậu

Cục Quản lý thị trường Long An vừa thông báo lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá tài sản là 5,2 tấn đường cát nhập lậu, đây là tang vật của một vụ vi phạm trước đó.
Quảng Ninh: Tạm giữ gần 1.000 sản phẩm mỹ phẩm không hóa đơn chứng từ

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 1.000 sản phẩm mỹ phẩm không hóa đơn chứng từ

Cơ quan Quản lý thị trường Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ phương tiện vận chuyển gần 1.000 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
An Giang: Tạm giữ hơn 1,4 tấn đường cát vi phạm về ghi nhãn

An Giang: Tạm giữ hơn 1,4 tấn đường cát vi phạm về ghi nhãn

Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đang tạm giữ hơn 1,4 tấn đường cát vi phạm về ghi nhãn.
Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vừa tiêu hủy lô hàng hóa quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ với tổng trị giá hơn 300 triệu đồng.
Quảng Ninh: Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh vừa phát hiện, tạm giữ số lượng lớn thực phẩm nhập lậu (đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối), được rao bán trên mạng xã hội.
An Giang: Phát hiện lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 1,5 tỷ đồng

An Giang: Phát hiện lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 1,5 tỷ đồng

Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang) đang tạm giữ lô hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 1,5 tỷ đồng.
Lào Cai: Tạm giữ lô phụ kiện thuốc lá điện tử vi phạm gần 130 triệu đồng

Lào Cai: Tạm giữ lô phụ kiện thuốc lá điện tử vi phạm gần 130 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Lào Cai vừa tạm giữ lô thiết bị đốt tinh dầu và phụ kiện thuốc lá điện tử trị giá gần 130 triệu đồng.
An Giang: Chuyển công an điều tra vụ vận chuyển, sản xuất cà phê giả

An Giang: Chuyển công an điều tra vụ vận chuyển, sản xuất cà phê giả

Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang vừa chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra một vụ vận chuyển, buôn bán cà phê giả trên địa bàn.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu

Từ nay đến cuối năm 2024, Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm hoạt động kinh doanh xăng dầu, buôn lậu, hàng giả..
Lào Cai: Tăng cường xử lý hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lào Cai: Tăng cường xử lý hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Để xử lý việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu khu vực biên giới, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp.
“Điểm danh” những điểm nóng về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá lậu

“Điểm danh” những điểm nóng về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá lậu

Biên giới Tây Nam là địa bàn trọng điểm về nhập lậu thuốc lá; TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội là địa bàn buôn bán, tiêu thụ thuốc lá điếu ngoại nhập lậu lớn nhất.
Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền tỉnh Phú Thọ để chống hàng giả

Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền tỉnh Phú Thọ để chống hàng giả

Quy chế phối hợp với UBND các huyện, xã sẽ giúp Quản lý thị trường Phú Thọ bám sát địa bàn tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả.
Bắc Giang: Tạm giữ hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bắc Giang: Tạm giữ hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đang tạm giữ 11.397 đơn vị sản phẩm là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ của một cá nhân ở huyện Yên Dũng.
Hưng Yên: Phát hiện, tiêu hủy 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu

Hưng Yên: Phát hiện, tiêu hủy 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu

Ngày 10/5, Quản lý thị trường Hưng Yên phát hiện, ngăn chặn 700kg xương và lòng lợn mất an toàn thực phẩm đang trên đường đi tiêu thụ.
Thái Nguyên: Tạm giữ 15 ti vi nhập lậu tại 1 công ty thương mại

Thái Nguyên: Tạm giữ 15 ti vi nhập lậu tại 1 công ty thương mại

Ngày 10/5, Tổng cục Quản lý thị trường thông tin, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên vừa tạm giữ 15 chiếc ti vi nhập lậu của công ty có địa chỉ trên địa bàn.
Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Vuasanca
 phản ánh

Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Vuasanca phản ánh

Tiếp nhận nguồn tin bạn đọc Vuasanca phản ánh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời vào cuộc xác minh, làm rõ.
TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy hơn 62.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy hơn 62.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa giám sát tiêu huỷ hơn 62.000 sản phẩm vi phạm thuộc 26 quyết định xử phạt hành chính, trị giá hàng hóa gần 1 tỷ đồng.
Hưng Yên: Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán xe máy giả tại Công ty LIFAN - Việt Nam

Hưng Yên: Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán xe máy giả tại Công ty LIFAN - Việt Nam

Công an tỉnh Hưng Yên đã quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả” xảy ra tại Công ty LIFAN - Việt Nam, Hưng Yên
Bắc Giang: Shop Đinh Thị Quyên bị phạt 147,5 triệu đồng, đình chỉ 2 tháng

Bắc Giang: Shop Đinh Thị Quyên bị phạt 147,5 triệu đồng, đình chỉ 2 tháng

Hộ kinh doanh Đinh Thị Quyên (Bắc Giang) bị UBND tỉnh xử phạt số tiền 147,5 triệu đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh 2 tháng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động