Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Công tác ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh trong năm 2023

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, năm 2023 là một năm sôi động về hoạt động đối ngoại, ngoại giao với nhiều dấu ấn nổi bật.
Công dân thận trọng lời mời chào ra nước ngoài làm “việc nhẹ lương cao” Bộ Ngoại giao luôn đồng hành cùng địa phương trong công tác hội nhập quốc tế Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32

Ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, trước hết, quan hệ đối ngoại trên bình diện song phương và đa phương tiếp tục được mở rộng và sâu sắc hơn, trong đó quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới với những bước phát triển mới về chất, nổi bật là quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều đối tác khác.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động với nhiều dấu ấn
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao cũng diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng như: ASEAN, Liên hợp quốc, Tiểu vùng Mê Công, APEC, AIPA, COP 28, BRI… Trong năm qua, Việt Nam đã tổ chức tốt 15 chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo chủ chốt và 21 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam. Điều này đã khẳng định tầm vóc và vị thế mới của Việt Nam trên thế giới.

Cùng đó, trong năm 2023, Việt Nam tiếp tục huy vai trò tại các tổ chức quốc tế quan trọng như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, UNESCO... cũng như đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như: Chống biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình ở châu Phi, cử lực lượng cứu hộ, cứu nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ...

Cũng theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, năm 2023, công tác nghiên cứu, tham mưu và dự báo về đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng. Trước diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, ngành ngoại giao cùng với các ngành, các cấp tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ thông qua nhiều đề án quan trọng về đối ngoại, nhất là đề án phát triển quan hệ với một số đối tác quan trọng, hợp tác ASEAN, tiểu vùng Mê Công, chủ trương ứng xử với các sáng kiến của các nước...

Đặc biệt, theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, năm 2023, công tác ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh trên cơ sở quán triệt tinh thần Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư, lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ. Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, trên 30 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thu hút FDI tăng 14,8%, tiếp cận nhiều nguồn vốn mới có chất lượng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Môi trường hòa bình, ổn định tiếp tục được giữ vững để phát triển đất nước. Trước những biến động của tình hình quốc tế, ngành ngoại giao cùng quốc phòng, an ninh và các ngành, các cấp kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, xử lý đúng đắn và kịp thời các hoạt động xâm phạm độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Các lĩnh vực thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, có thêm 02 thành phố là Đạt Lạt và Hội An được công nhận là thành phố sáng tạo của UNESCO; được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của UNESCO như: Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027...

"Chúng ta đã bảo hộ kịp thời, đưa về nước an toàn nhiều công dân, nhất là từ các địa bàn có xung đột, thiên tai" - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thông tin.

Những kết quả nói trên có được trước hết là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý tập trung, hiệu quả của Nhà nước; sự đoàn kết, thống nhất với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa đối ngoại và quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ, ngành ngoại giao đã bám sát đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, phát huy bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới và khu vực, “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, xử lý các vấn đề đối ngoại theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; từ đó có các biện pháp triển khai phù hợp, tận dụng cơ hội và hóa giải thách thức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đối ngoại.

Chú trọng đổi mới tư duy về đối ngoại

Cũng theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, năm 2024 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Những năm tới, tính chất bất ổn và bất định của tình hình quốc tế sẽ còn tiếp diễn, có thể xuất hiện những nhân tố mới, phức tạp hơn. Ở trong nước, kinh tế- xã hội tiếp tục phục hồi và phát triển, song còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, cơ đồ tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước và những thành quả đối ngoại đạt được trong năm 2023 là nền tảng vững chắc cho đối ngoại và ngoại giao Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách để đóng góp vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trên cơ sở tổ chức thực hiện tốt đường lối đối ngoại Đại hội XIII và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phát huy mạnh mẽ bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam", trong năm 2024, ngành ngoại giao tập trung một số trọng tâm:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tư duy về đối ngoại. Với thế và lực mới của nước ta chưa bao giờ có được như ngày nay, cần mạnh dạn vượt ra khỏi tư duy lối mòn, tìm cách làm mới vì lợi ích quốc gia- dân tộc. Muốn vậy, cần đẩy mạnh tổ chức triển khai công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo chiến lược về đối ngoại; nhạy bén phát hiện các vấn đề mới, nhận diện chính xác thời cơ, định vị đúng vị thế chiến lược của đất nước và tranh thủ tốt các xu thế quốc tế để chủ động có chủ trương, quyết sách, bước đi đối ngoại phù hợp.

Thứ hai, phát huy vai trò tiên phong, đồng thời phối hợp chặt chẽ với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, các ngành, các cấp triển khai đồng bộ các binh chủng đối ngoại và ngoại giao nhằm củng cố vững chắc môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, huy động tốt các nguồn lực mới từ bên ngoài cho phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Trọng tâm là, phát huy hiệu quả các khuổn khổ quan hệ vừa được nâng tầm trong năm vừa qua, thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác đã đạt được, đồng thời tiếp tục làm sâu sắc hơn và nâng tầm quan hệ với các đối tác khác nhằm mở rộng thị trường, thu hút đầu tư chất lượng cao, chuyển giao công nghệ mới, kiến tạo không gian phát triển mới cho đất nước, địa phương, doanh nghiệp và người dân, cũng như phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò và vị thế mới của Việt Nam tại các diễn đàn, cơ chế đa phương có tầm quan trọng chiến lược.

Thứ ba, tập trung tạo bước chuyển mới về xây dựng và phát triển ngành ngoại giao vững mạnh, toàn diên, hiện đại. Trong đó, trọng tâm tổ chức thực hiện tốt các đề án, kế hoạch về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí cán bộ; từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, cơ chế chính sách cho công tác đối ngoại; tiếp tục đổi mới phương thức, lề lối làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại...

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Chính trị lưu ý vị trí đặt sân bay thứ hai ở Hà Nội

Bộ Chính trị lưu ý vị trí đặt sân bay thứ hai ở Hà Nội

Bộ Chính trị nêu rõ, cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp để xác định địa điểm đặt sân bay thứ hai nhằm bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
Các nước hỗ trợ thẳng tiền mặt cho dân, chúng ta lại tiếp cận qua chính sách

Các nước hỗ trợ thẳng tiền mặt cho dân, chúng ta lại tiếp cận qua chính sách

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong khi các nước hỗ trợ người dân bằng tiền mặt, thì chúng ta lại tiếp cận qua các chính sách.
Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Chính trị vừa có Kết luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung đến 2045, tầm nhìn đến 2065
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân thấp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân thấp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về việc xây dựng và triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%.
ĐBQH nhất trí cao điều chỉnh chủ trương đầu tư CTMTQG vùng dân tộc thiểu số và miền núi

ĐBQH nhất trí cao điều chỉnh chủ trương đầu tư CTMTQG vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Đại biểu Quốc hội nhất trí cao điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin cùng chuyên mục

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Ban hành chính sách phải khả thi và đặt mình dưới góc độ người dân, doanh nghiệp

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Ban hành chính sách phải khả thi và đặt mình dưới góc độ người dân, doanh nghiệp

Theo ĐBQH, chúng ta không cần nhiều chính sách nhưng cần nâng cao tính khả thi và cần đứng từ góc độ người dân, doanh nghiệp để hiểu hơn họ thực sự muốn gì...
Phó Thủ tướng: Phải dành nhiều cơ chế đặc thù, nguồn lực cho vùng lõi nghèo của cả nước

Phó Thủ tướng: Phải dành nhiều cơ chế đặc thù, nguồn lực cho vùng lõi nghèo của cả nước

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc là vùng khó khăn nhất cả nước, cần nhiều nguồn lực, thời gian và cơ chế....
Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỷ lệ giải ngân thấp

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỷ lệ giải ngân thấp

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đạt tỷ lệ giải ngân thấp (chỉ đạt khoảng 3,05% kế hoạch).
Từ vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội: Cần quy định chặt hơn loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Từ vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội: Cần quy định chặt hơn loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Từ vụ cháy nhà trọ xảy ra tại Hà Nội, cần quy định chặt hơn việc kinh doanh trong các khu phố, các cửa hàng sửa xe, kinh doanh nhà ở kết hợp kinh doanh.
Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương rất nỗ lực trong điều hành, được Nhân dân đánh giá cao

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương rất nỗ lực trong điều hành, được Nhân dân đánh giá cao

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, ngành Công Thương đã rất nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực thuộc ngành, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.
Quốc hội gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân trong vụ cháy tại phường Trung Hòa

Quốc hội gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân trong vụ cháy tại phường Trung Hòa

Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các lực lượng chỉ đạo, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động vi phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa

Việt Nam kiên quyết phản đối hành động vi phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định, Việt Nam kiên quyết phản đối hành vi vi phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Việt Nam không đồng tình với ý kiến bình luận trên mạng xã hội về lãnh đạo Campuchia

Việt Nam không đồng tình với ý kiến bình luận trên mạng xã hội về lãnh đạo Campuchia

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, không đồng tình ý kiến kích động, chia rẽ tình cảm tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia, công kích cá nhân lãnh đạo hai nước.
Từ câu chuyện suất ăn bán trú, ĐBQH đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo gỡ vướng chính sách

Từ câu chuyện suất ăn bán trú, ĐBQH đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo gỡ vướng chính sách

Từ câu chuyện suất ăn bán trú, ĐBQH đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tháo gỡ một số bất cập về chính sách cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Dôi dư 21.700 người sau sáp nhập huyện, xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Dôi dư 21.700 người sau sáp nhập huyện, xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự kiến số cán bộ dôi dư do sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023-2025 là khoảng 21.700 người.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu 6 giải pháp ngăn chặn lừa đảo trực tuyến

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu 6 giải pháp ngăn chặn lừa đảo trực tuyến

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, lừa đảo trực tuyến hiện nay đang diễn ra trên diện rộng, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu.
Tập trung thu thuế sàn thương mại điện tử trong nước, kinh doanh mua bán online

Tập trung thu thuế sàn thương mại điện tử trong nước, kinh doanh mua bán online

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm nay, Bộ tập trung thu thuế sàn thương mại điện tử trong nước, kinh doanh mua bán online.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi sổ tang, tưởng niệm vụ tai nạn máy bay tại Iran

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi sổ tang, tưởng niệm vụ tai nạn máy bay tại Iran

Sáng ngày 23/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến Đại sứ quán Iran tại Việt Nam chia buồn, ghi sổ tang tưởng niệm Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Thủ tướng: Đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của dân

Thủ tướng: Đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của dân

Thủ tướng đánh giá việc cung ứng điện cơ bản đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vượt qua tháng 4 nóng nhất trong lịch sử vừa qua.
Thủ tướng chốt thời điểm đóng điện đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng chốt thời điểm đóng điện đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải khánh thành và đóng điện đường dây 500 kV mạch 3 trước ngày 30/6/2024.
Đại biểu quốc hội đề nghị làm rõ

Đại biểu quốc hội đề nghị làm rõ ''dấu hiệu bất thường'' giá chung cư leo thang, giá vàng ''nhảy múa''

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc đấu giá vàng của Ngân hàng Nhà nước chỉ là giải pháp tạm thời bởi giá vàng vẫn không giảm mà có xu hướng tăng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cần tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cần tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, cần tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Năm 2025, phấn đấu thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 4-6%

Năm 2025, phấn đấu thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 4-6%

Trong năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu khoảng 5-7%, trong đó xuất nhập khẩu tăng từ 4 -6%.
Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Với tinh thần "Hộ quốc an dân", Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Lịch sử Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.
Hơn 74% chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ

Hơn 74% chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, có 47/63 chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ, đạt 74,6%
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động