Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Sau những khó khăn của năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 với đòi hỏi sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may: Chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu Chủ tịch Tập đoàn Vinatex: Cùng siết chặt tay nhau để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 Thị trường dệt may năm 2024: Người trong ngành nói gì?

Phóng viên Vuasanca đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - về vấn đề này.

Thưa ông, với những gì đã trải qua trong năm 2023, đâu là bài học cho ngành dệt may?

Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng có 3 bài học lớn. Thứ nhất, chúng ta đã đa dạng hóa được thị trường, đa dạng hóa khách hàng trên toàn cầu. Thứ hai, chúng ta đã khẳng định vị thế của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, minh chứng là đã xuất khẩu vào 104 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Thứ ba, các doanh nghiệp dệt may đã thích ứng đòi hỏi khắt khe về những chuẩn mực, rào cản kỹ thuật của những nước nhập khẩu lớn nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)

Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu dệt may 40,450 tỷ USD năm 2023, thị trường Mỹ chiếm đến 47%, tiếp theo là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là 5 thị trường trọng điểm để chúng ta vượt qua những thách thức để đạt kết quả mong muốn.

Vậy theo ông, năm 2024 sẽ đặt ra những thách thức gì cho ngành dệt may Việt Nam?

Năm 2024, chúng tôi cho rằng, rất nhiều thách thức đan xen. Trước hết, quan hệ chính trị giữa các nước lớn đang tiếp tục bất ổn và có những vấn đề không lường trước được. Tiếp theo về tiêu chuẩn hóa của các nước nhập khẩu đặt ra đối với nền công nghiệp dệt may nói riêng và các sản phẩm của thị trường Việt Nam nói chung; các tiêu chuẩn về những dòng sản phẩm phát triển thời trang bền vững của nhà nhập khẩu và người tiêu dùng. Cùng với đó là vấn đề cạnh tranh thị trường thương mại toàn cầu của một số nền công nghiệp dệt may; Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tính hội nhập sâu rộng toàn diện của các nền thương mại; cần nhận diện và có giải pháp đối với những yếu tố tác động này, không chỉ cho ngành dệt may mà còn cho tất cả các ngành công nghiệp.

Bên cạnh đó, chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực về quản trị công nghệ, thị trường, nguyên phụ liệu, phát triển mẫu, giải pháp… cũng như vấn đề về liên kết chuỗi, phát triển cộng đồng doanh nghiệp mạnh. Chúng ta không thể đứng ở một “sân chơi” chỉ cần một vài doanh nghiệp mạnh, cần có một tập thể dệt may mạnh, thúc đẩy khả năng phát triển đội ngũ các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành công nghiệp sợi, dệt và may.

Hiện, nền công nghiệp dệt may Việt Nam đang thiếu nguyên phụ liệu. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đúng, nhiều địa phương đã đưa ra những rào cản đầu tư vào ngành dệt, nhuộm. Nếu ngành dệt may không có nguyên liệu trong nước, không chủ động nguồn nguyên liệu và phải nhập khẩu, sẽ lãng phí các hiệp định thương mại với thuế suất bằng không.

Ngoài ra, còn có các thách thức về giải pháp quản lý môi trường, quản lý phòng cháy, chữa cháy, tiêu chuẩn đo lường… Chúng ta cần nhận thức đây là "sân chơi" toàn cầu, do vậy phải thích ứng được với tiêu chuẩn toàn cầu để thực hiện phù hợp và không gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngành dệt may cần làm gì để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024, thưa ông?

Dự báo, kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Cùng với đó, ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may…

Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh. Việt Nam là quốc gia duy nhất ký kết FTA với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga. Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 được Chính phủ phê duyệt mới đây sẽ là nền móng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ưu đãi từ các hiệp định.

Ngành dệt may đã đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024, tăng khoảng 4 tỷ USD so với năm 2023. Để đạt mục tiêu này, chúng ta phải giải quyết một số vấn đề lớn, đó là tiếp tục đa dạng hóa thị trường, khách hàng và mặt hàng. Ngành dệt may đặt ra mục tiêu phát triển bền vững đi đôi với phát triển thích ứng với đòi hỏi của thị trường toàn cầu về vấn đề phát triển xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính… Cùng với đó, đầu tư về công nghệ, tự động hóa và dây chuyền thích ứng giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ, chất lượng cao. Tập trung cho giải pháp công nghiệp thời trang, cụ thể là quy hoạch các khu công nghiệp đạt chuẩn mực về môi trường để thu hút đầu tư tại một số khu vực, địa phương.

Tôi cho rằng, Chính phủ và Bộ Công Thương cần sớm làm việc với các địa phương để hoạch định phát triển các khu công nghiệp đáp ứng quy định của Luật Bảo vệ môi trường và cho phép kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp dệt và nhuộm. Đồng thời, phải xây dựng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp thời trang, thúc đẩy thương hiệu Việt tại thị trường trong và ngoài nước. Định hình một số nhãn hàng ra với thế giới. Ngành dệt may phải thích ứng nhanh, kịp thời với các đòi hỏi trong FTA; xây dựng nền tảng liên kết chuỗi chặt chẽ để tạo ra chuỗi trong chiến lược phát triển.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may
Năm 2024 ngành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ hồi phục (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, cơ chế về thuế hiện đang là rào cản đối với tất cả các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành dệt may. Cần xem xét lại chính sách thuế xuất nhập khẩu tại chỗ cũng như thuế giá trị gia tăng đầu vào… để ngành công nghiệp dệt may hoạt động ổn định và có giải pháp để đầu tư. Cần có chính sách tài chính khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các giải pháp chuyển đổi năng lượng để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được quy định, tiêu chuẩn về khí thải… của thị trường nhập khẩu.

Cuối cùng, công tác phát triển nhãn hiệu, thương hiệu của Việt Nam vào thị trường thế giới. Doanh nghiệp cần cơ chế, chính sách, hoạch định chiến lược có bao nhiêu thương hiệu, nhãn hiệu, từ đó có giải pháp lựa chọn, đầu tư đưa nhãn hiệu, thương hiệu đó vào thị trường thế giới, đưa lên sàn thương mại điện tử và kênh bán hàng trên toàn cầu. Điều này cần sự hoạch định từ Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thương hiệu độc quyền trên thị trường thế giới. Đây là nhiệm vụ cấp bách không thể chậm trễ.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành cơ khí chế tạo: Làm chủ công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Ngành cơ khí chế tạo: Làm chủ công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đã được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thương mại - trụ cột cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Thương mại - trụ cột cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Với vị trí đặc biệt thuận lợi cho giao thương, hoạt động thương mại được các địa phương ghi nhận là trụ cột cho kinh tế khu vực phía Bắc phát triển.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tổ chức mít tinh chào mừng Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam; tuyên dương cá nhân đoạt Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo toàn quân.
Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị các địa phương khu vực phía Bắc tập trung triển khai những nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành phố phía Bắc đang phát triển mạnh mẽ, dẫn dắt tăng trưởng của khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Nửa đầu năm 2024, ngành Công Thương khu vực phía Bắc đã nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo, linh hoạt triển khai chính sách, vững vàng vượt qua những thách thức.
Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Nâng cao định mức hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đề án… là những đề xuất của các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công.
Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Ngành thép Việt Nam khẳng định vị thế Top 12 thế giới về sản xuất thép thô. Theo đó, thép Việt Nam đã ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới.
Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Các địa phương khu vực phía Bắc thống nhất mục tiêu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công năm 2024 nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả công tác này.
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Chiều 16/5, tại Hà Nội, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII đã được tổ chức.
Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Thực hiện chỉ lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ ngày 16/5/2024, Tổng cục Hậu cần bắt đầu tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024.
Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Bộ Công Thương đã quyết định công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024.
Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2024 sẽ khai mạc từ ngày 13 đến 16/06/2024 tại Hà Nội
Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Làm thế nào để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn là bài toán khó cần phải nỗ lực hơn.
Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định đã và đang sử dụng rất hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam (ENE Vietnam 2024) dự kiến diễn ra từ ngày 16 - 18/5/2024 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, TP. Hà Nội.
Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Chiếm đến hơn 65% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá là “điểm sáng” trong bức tranh FDI.
Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Chiều 14/5, Trung tâm Khuyến công 1 đã phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm giới thiệu, quảng bá và hiệu chỉnh sàn giao dịch thương mại điện tử D2C.
Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Nhà máy Z143 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024.
Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Sản xuất công nghiệp đang duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là sự phục hồi ấn tượng của lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp của Việt Nam trong 73 năm qua cho thấy, công nghiệp đã có những bước tiến được ví như “xương sống” của nền kinh tế.
Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Xây dựng mối liên kết, xúc tiến thương mại,… đây là 2 trong nhiều giải pháp để hỗ trợ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khu vực phía Bắc phát triển.
Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng quan tâm và coi ngành dệt may của Việt Nam như một nguồn cung hấp dẫn, ổn định và uy tín.
Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Chiều ngày 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị ngành Công Thương và phát động phong trào thi đua Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2024.
Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Năm 2024, tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt từ 15 đến 16%. Để đạt được mục tiêu này, Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động