Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Theo chuyên gia, Việt Nam có cơ hội học hỏi và được hưởng lợi từ tốc độ phát triển công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam? Chủ tịch SIA: Ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam chắc chắn sẽ thành công Tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Theo báo cáo tháng 3 từ Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA), doanh số chip bán dẫn của Trung Quốc đã tăng 26,6% so với cùng kỳ trong tháng 1, có tốc độ nhanh hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Dữ liệu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho thấy, tổng sản lượng mạch tích hợp (IC) của Trung Quốc vào năm 2023 đã tăng 6,9% so với một năm trước đó lên 351,4 tỷ chiếc. Ngược lại, số lượng IC nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm 10,8% vào năm ngoái, dựa trên số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Nguồn ảnh: Saltwire
Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Nguồn ảnh: Saltwire

Sự phát triển này đã phản ánh nỗ lực đầu tư mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc vào ngành công nghiệp bán dẫn.
Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, chi tiêu tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ đã tăng từ 832,7 tỷ nhân dân tệ vào năm 2018 (tương đương 2.870 tỷ đồng) lên gần 1,06 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 3.657 tỷ đồng) vào năm 2023. Trong tương lai, nước này sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu về công nghệ đột phá và tiên tiến, đặc biệt là về mảng Trí tuệ Nhân tạo (AI). Cũng theo Báo cáo, Trung Quốc cũng sẽ phát hành trái phiếu kho bạc dài hạn về những lĩch vực trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, trong vòng vài năm tới.

Tuy vậy, sự tăng trưởng nhanh chóng gần đây của ngành chip bán dẫn Trung Quốc cũng đã góp phần gia tăng căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Trước kia, mối quan hệ trong ngành bán dẫn của Mỹ và Trung Quốc từng khá khăng khít, khi mà Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào công nghệ chip có nguồn gốc từ Mỹ, và Mỹ kiểm soát xuất khẩu để hạn chế tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Nhưng hiện nay, khi tình thế đã đảo ngược, Mỹ đang phát triển các chiến lược mới để ngăn mình tụt hậu hơn nữa so với Trung Quốc khi lĩnh vực sản xuất.

Tiềm năng và bài học cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Theo Giáo sư Tiến sĩ Trần Xuân Hoài - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, căng thẳng thương mại Mỹ Trung đang kéo theo nhiều hệ lụy cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, nhưng cũng không ít cơ hội. Cụ thể, cạnh thăng thương mại có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chip do hạn chế khả năng tiếp cận nguồn cung. Hơn nữa, việc chế tạo sản phẩm bán dẫn rất phức tạp và đi kèm với chi phí rất lớn. Một xưởng đúc chip mới có thể tiêu tốn khoảng 15 tỷ – 20 tỷ USD, trong khi cơ sở lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip có thể tiêu tốn từ 5 tỷ USD đến 7 tỷ USD. Tuy vậy, chính tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu và nhu cầu về vi mạch ngày càng tăng có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào những nhà máy chi phí cao như trên.

Trụ sở của công ty Intel tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Nikkei
Trụ sở của công ty Intel tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Nikkei

Đa dạng hóa đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn là đặc biệt quan trọng với Mỹ, nước đang mong muốn làm suy yếu khả năng sản xuất chip của Trung Quốc. Đặc biệt, nước này đang ngắm tới Việt Nam là một điểm đến đầu tư tiềm năng trong ngành. Cụ thể, chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai, theo tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ hôm 10/9/2023. Cũng trong tuyên bố chung, chính phủ hai nước đã đồng thời “ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam”.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI đã bắt đầu đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Tiêu biểu như tập đoàn Intel đã có nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip ở TP.HCM, với sản lượng hiện nay lên tới 3 tỷ chip. Do Việt Nam chưa có tiềm lực về tài chính như Trung Quốc, nên việc thu hút vốn đầu tư FDI là vấn đề then chốt để phát triển ngành công nghiệp này. “Nếu người Việt Nam chịu khó học hỏi và nhà đầu tư FDI có thiện chí lan tỏa thì hy vọng sau độ chục năm, người Việt có thể thay thế trên 50% chuyên gia quốc tế.” - Giáo sư Trần Xuân Hoài chia sẻ trên tạp chí Tia Sáng.

Cũng theo Giáo sư Trần Xuân Hoài, Việt Nam đã có đủ điều kiện về mặt kĩ thuật để bắt đầu các dự án bán dẫn ít tốn kém và dễ thực hiện hơn. Với khoản đầu tư dưới chục triệu USD và lượng nhân sự ít ỏi, doanh nghiệp Việt có thể bắt đầu thiết kế chip ở thế hệ cũ, hay tạo ra những con chip chuyên dụng, từ đó sẽ phát triển thành nhà cung cấp chip cho ô tô, vũ khí, y tế và thiết bị dân dụng. Các công ty bán dẫn tại Trung Quốc, châu Âu và Nga cũng đã từng đi theo con đường này và đạt được nhiều thành công.

Đặc biệt, Giáo sư Trần Xuân Hoài đã nhấn mạnh vào yếu tố nghiên cứu và con người. Trong báo cáo tháng 3, Chính phủ Trung Quốc đã đặt việc thu hút và đào tạo các nhà khoa học hàng đầu là nền móng cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong tương lai. Tương tự tại Việt Nam, chính phủ cũng đã đặt nghiên cứu khoa học là trọng tâm trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Trong nghị quyết 144/NQ-CP 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã được giao nghiên cứu kế hoạch xây dựng phòng thí nghiệm bán dẫn tại một số trường đại học lớn, tạo điều kiện cần thiết để bắt đầu phát triển ngành này.

Tuy vậy, theo Giáo sư Trần Xuân Hoài, chỉ đơn thuần đào tạo về chuyên môn là chưa đủ, mà cần đào tạo về cả phẩm chất và thái độ với ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là điều người Việt Nam cần học hỏi nhiều, không chỉ từ Trung Quốc, mà còn từ những nước lớn trong ngành bán dẫn như: Nhật, Hàn và Đức.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành cơ khí chế tạo: Làm chủ công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Ngành cơ khí chế tạo: Làm chủ công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đã được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thương mại - trụ cột cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Thương mại - trụ cột cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Với vị trí đặc biệt thuận lợi cho giao thương, hoạt động thương mại được các địa phương ghi nhận là trụ cột cho kinh tế khu vực phía Bắc phát triển.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tổ chức mít tinh chào mừng Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam; tuyên dương cá nhân đoạt Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo toàn quân.
Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị các địa phương khu vực phía Bắc tập trung triển khai những nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành phố phía Bắc đang phát triển mạnh mẽ, dẫn dắt tăng trưởng của khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Nửa đầu năm 2024, ngành Công Thương khu vực phía Bắc đã nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo, linh hoạt triển khai chính sách, vững vàng vượt qua những thách thức.
Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Nâng cao định mức hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đề án… là những đề xuất của các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công.
Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Ngành thép Việt Nam khẳng định vị thế Top 12 thế giới về sản xuất thép thô. Theo đó, thép Việt Nam đã ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới.
Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Các địa phương khu vực phía Bắc thống nhất mục tiêu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công năm 2024 nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả công tác này.
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Chiều 16/5, tại Hà Nội, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII đã được tổ chức.
Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Thực hiện chỉ lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ ngày 16/5/2024, Tổng cục Hậu cần bắt đầu tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024.
Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Bộ Công Thương đã quyết định công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024.
Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2024 sẽ khai mạc từ ngày 13 đến 16/06/2024 tại Hà Nội
Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Làm thế nào để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn là bài toán khó cần phải nỗ lực hơn.
Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định đã và đang sử dụng rất hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam (ENE Vietnam 2024) dự kiến diễn ra từ ngày 16 - 18/5/2024 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, TP. Hà Nội.
Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Chiếm đến hơn 65% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá là “điểm sáng” trong bức tranh FDI.
Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Chiều 14/5, Trung tâm Khuyến công 1 đã phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm giới thiệu, quảng bá và hiệu chỉnh sàn giao dịch thương mại điện tử D2C.
Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Nhà máy Z143 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024.
Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Sản xuất công nghiệp đang duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là sự phục hồi ấn tượng của lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp của Việt Nam trong 73 năm qua cho thấy, công nghiệp đã có những bước tiến được ví như “xương sống” của nền kinh tế.
Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Xây dựng mối liên kết, xúc tiến thương mại,… đây là 2 trong nhiều giải pháp để hỗ trợ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khu vực phía Bắc phát triển.
Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng quan tâm và coi ngành dệt may của Việt Nam như một nguồn cung hấp dẫn, ổn định và uy tín.
Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Chiều ngày 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị ngành Công Thương và phát động phong trào thi đua Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2024.
Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Năm 2024, tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt từ 15 đến 16%. Để đạt được mục tiêu này, Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động