Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đáp ứng yêu cầu cam kết lao động, cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu sang EU

Cải thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả cam kết lao động sẽ rộng mở cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu sang thị trường EU.
Tham gia FTA thế hệ mới: Cam kết lao động - xu thế tất yếu Việt Nam đẩy mạnh thực thi các cam kết lao động trong Hiệp định EVFTA, CPTPP, UKVFTA

Quyền của người lao động được thể chế hoá

Đến nay, các cam kết về lao động, công đoàn của Việt Nam trong các FTA nói chung và Hiệp định EVFTA cơ bản đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Các nguyên tắc và quyền cơ bản của người lao động theo Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1998 đều đã được bảo vệ trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ luật Lao động năm 2019 đã công nhận sự ra đời và hoạt động hợp pháp của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp. Những quy định này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của ILO và thực hiện cam kết về lao động, công đoàn trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia; giúp người lao động có thêm cơ hội được lựa chọn thành lập, gia nhập hoặc tham gia các tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đáp ứng yêu cầu cam kết lao động, cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu sang EU
Hệ thống luật Việt Nam về lao động không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn của thế giới. Ảnh: TTXVN

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch SBLaw, các cam kết lao động đã được nội luật hoá trong Bộ luật Lao động năm 2019, cũng như trong các nghị định, thông tư… Qua đó, làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn của thế giới. Trên cơ sở đó, Nhà nước quản lý được thuận lợi và quyền của người lao động cũng được thể chế hoá.

Là ngành sử dụng lực lượng lao động rất lớn, khoảng 1,5 triệu lao động và hàng hoá được xuất khẩu đi nhiều thị trường. Chính vì thế, bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, đối với ngành da giày việc đáp ứng các cam kết, yêu cầu về lao động luôn đặt ra hàng đầu, nếu các nhà máy không thực hiện, tuân thủ đúng chắc chắn đơn hàng xuất khẩu sẽ không thành công.

Mặt khác, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, việc thúc đẩy thực thi các cam kết trong EVFTA và tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế về lao động là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành da giày. “Việc đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều luật của Việt Nam cũng là một trong những điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu của ngành da giày đều ý thức được rõ ràng”- bà Xuân nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bà Phan Thị Thanh Xuân đánh giá, khi tham gia hội nhập sâu, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng được cải thiện nhằm tiệm cận với các yêu cầu quốc tế, đây là một tác động để nâng cao nội lực của doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng yêu cầu về lao động. “Ngành da giày rất tự hào khi đáp ứng cũng như chăm lo được tốt cho điều kiện của người lao động và đã xuất khẩu thành công thể hiện rất rõ qua các con số tăng trưởng hàng năm”- bà Xuân cho hay.

Tuy nhiên theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch SBLaw, Việt Nam đã nỗ lực để nội luật hoá các tiêu chuẩn của ILO qua Bộ luật Lao động. Song, ở góc độ pháp lý vẫn còn một số điểm chưa phù hợp, cần phải hoàn thiện, đó là chế định liên quan đến lao động trẻ em chẳng hạn.

TS. Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cũng nêu rõ, các vấn đề về lao động trong hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa thực sự được hoàn thiện. Do Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống quan hệ lao động phù hợp hơn với tiêu chuẩn lao động quốc tế. Đơn cử, quyền tổ chức, thương lượng tập thể của người lao động tự do, người lao động trên các nền tảng… cũng chưa có được quy định cụ thể.

Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật

Theo Sách Trắng 2024 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), EU rất quan tâm tới việc cải thiện chất lượng lao động, quyền lao động và cam kết lao động, đặc biệt là trong thời điểm Việt Nam đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập toàn cầu; ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), bao gồm việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.

Trong Hiệp định EVFTA cũng đã có một chương nội dung nhấn mạnh và toàn diện về Thương mại và Phát triển Bền vững, giải quyết nhiều vấn đề bao gồm các vấn đề lao động liên quan đến quan hệ thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Mục tiêu là để thúc đẩy sự tương hỗ giữa thương mại, đầu tư và chính sách lao động cũng như để đảm bảo rằng việc tăng cường thương mại sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

Để thực hiện có hiệu quả EVFTA, EuroCham cho rằng, Việt Nam cũng cần cải thiện môi trường làm việc trong quá trình chuẩn bị và thực thi các quy định hiện hành cũng như việc thông qua các bộ luật trong tương lai.

TS. Phạm Thị Thu Lan cho biết, Bộ luật Lao động năm 2019 đã công nhận sự ra đời và hoạt động hợp pháp của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp. Việc có quy định này Việt Nam thể hiện kiên quyết, tiệm cận các tiêu chuẩn của thế giới. Mặc dù vậy, một vấn đề đặt ra đó là khi pháp luật cho phép người lao động thành lập tổ chức ở cơ sở sẽ tác động như nào tới công đoàn, bởi công đoàn tại doanh nghiệp cũng là tổ chức của người lao động tại cơ sở.

Vì thế, TS. Phạm Thị Thu Lan cho rằng, người sử dụng lao động như các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực như da giày, dệt may sẽ phải có nhiều giải pháp làm sao để hài hoà lợi ích cho người lao động khi trong một môi trường có nhiều tổ chức đại diện cho người lao động.

Về vấn đề này, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần làm rõ vai trò và mối quan hệ trong trường hợp cả “tổ chức lao động mới” và “công đoàn truyền thống” đều cùng tồn tại trong một doanh nghiệp trong các quy định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019 mới và Luật Công đoàn sửa đổi. Cũng như sửa đổi các quy định về kinh phí công đoàn cho cả hai loại hình tổ chức để đảm bảo rõ ràng, thận trọng, công bằng và phản ánh đúng quyền lợi của cả hai tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cũng nêu ý kiến, Việt Nam cũng cần xem xét một số công ước của ILO chưa tham gia, qua đó thúc đẩy, nghiên cứu, gia nhập để thực hiện theo cam kết của EVFTA về các quy định lao động. Ngoài ra có một số quy định của pháp luật về lao động Việt Nam chưa tương thích với quốc tế nên cần rà soát, sửa đổi kịp thời.

Về phía doanh nghiệp, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, các doanh nghiệp phải nâng cao, nhận thức rõ rệt hơn thông qua việc xây dựng những bộ phận chuyên biệt để thực thi những nội dung cam kết. Đặc biệt, hiện nay chuỗi cung ứng ngày càng trở nên minh bạch, hiệu quả, bền vững, nên một trong những yếu tố là lực lượng lao động sẽ không tập trung phát triển về số lượng nữa mà phát triển về chất lượng lượng. “Có nghĩa, doanh nghiệp phải nâng cao kĩ năng, tay nghề của người lao động mới nâng cao được năng xuất chất lượng, cải thiện năng suất cho hoạt động sản xuất kinh doanh”- bà Xuân nhấn mạnh.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giá tiêu mới nhất

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín

Ngoài việc mở rộng vùng trồng mắc ca, địa phương cần hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ để nâng cao giá trị sản phẩm, tìm kiếm đầu ra ổn định.
Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Bộ Công Thương tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn cùng Amazon Global Selling nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện các thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu.
Nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,5 lần

Nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,5 lần

Tính đến hết tháng 4/2024, Hoa Kỳ tăng gấp 8,5 lần nhập khẩu các sản phẩm cá tra giá trị gia tăng từ Việt Nam với 860 nghìn USD.
"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Song song với sự "bùng nổ" của TMĐT, cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng nảy sinh những vấn đề nóng, cấp bách...
Phát triển cửa hàng outlet tại một số quốc gia trên thế giới - bài học rút ra cho Việt Nam

Phát triển cửa hàng outlet tại một số quốc gia trên thế giới - bài học rút ra cho Việt Nam

Tại Việt Nam, mô hình cửa hàng outlet đầu tiên xuất hiện năm 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên các cửa hàng này hoạt động thời gian ngắn rồi đóng cửa.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiềm năng phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thúc đẩy tiềm năng phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Sáng nay, 24/5/2024, tại TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) đã diễn ra Hội nghị lần thứ ba Hội đồng điều phối Vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Chiều 23/5, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Đoàn công tác Hàn Quốc tổ chức hội thảo Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc.
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã đồng hành, hỗ trợ nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNT) của địa phương.
Giá cà phê tiếp đà tăng, trong 2 ngày cà phê Robusta tăng hơn 400 USD/tấn

Giá cà phê tiếp đà tăng, trong 2 ngày cà phê Robusta tăng hơn 400 USD/tấn

Giá cà phê tăng liên tiếp, lên mức cao nhất 3 tuần qua. Chỉ trong 2 ngày, cà phê Robusta tăng hơn 400 USD/tấn.
Hơn 600 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Triển lãm quốc tế IEAE 2024

Hơn 600 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Triển lãm quốc tế IEAE 2024

Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh thu hút được hơn 600 doanh nghiệp, 800 gian hàng trưng bày.
“Quả ngọt” từ Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

“Quả ngọt” từ Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Trong 6 ngày hội chợ, với 200 gian hàng đặc trưng vùng miền đã thu hút trên 50.000 lượt khách tham quan, mua sắm, doanh số đạt trên 10 tỷ đồng.
Hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Hội chợ VIFA ASEAN 2024

Hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Hội chợ VIFA ASEAN 2024

Dự kiến có hơn 300 doanh nghiệp trong nước, quốc tế tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 - VIFA ASEAN 2024.
Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt gần 302 triệu USD, tăng 22%, đáng chú ý, nhiều thị trường xuất khẩu ghi nhận tín hiệu xuất khẩu tích cực.
Xuất khẩu hàng hóa: Góc lưu ý cảnh báo lừa đảo thương mại

Xuất khẩu hàng hóa: Góc lưu ý cảnh báo lừa đảo thương mại

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam vừa đăng thông tin lưu ý cảnh báo lừa đảo đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
5 tháng đầu năm 2024: Xuất khẩu rau quả thu về 2,5 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2024: Xuất khẩu rau quả thu về 2,5 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 2,5 tỉ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
TP. Hồ Chí Minh mở cụm gian hàng tại sự kiện

TP. Hồ Chí Minh mở cụm gian hàng tại sự kiện 'Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế'

TP. Hồ Chí Minh tổ chức cụm gian hàng tại sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế" để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật

Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật

Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, định hình cho nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến với 5 xu hướng nổi bật.
Thị trường thiết bị, máy và văn phòng phẩm còn nhiều dư địa phát triển

Thị trường thiết bị, máy và văn phòng phẩm còn nhiều dư địa phát triển

Nhiều doanh nghiệp tham gia Triển lãm VIETOFFICE 2024 đều đánh giá cao về tiềm năng phát triển của thị trường thiết bị, máy và văn phòng phẩm tại Việt Nam.
Giá cà phê Robusta tăng sốc, xu hướng tăng giá mới bắt đầu?

Giá cà phê Robusta tăng sốc, xu hướng tăng giá mới bắt đầu?

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh trở lại do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Niềm tin Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 9/2024 tới giúp cà phê tăng mạnh phiên vừa qua.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt tạo kỳ tích

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt tạo kỳ tích

Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” diễn ra sáng nay, 22/5/2024 tại Hà Nội.
Tiếp cận thị trường Halal bằng cách nào?

Tiếp cận thị trường Halal bằng cách nào?

Với thế mạnh về công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm nên Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang thị trường Halal.
Đến giữa tháng 5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 270 tỷ USD

Đến giữa tháng 5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 270 tỷ USD

Theo theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến trung tuần tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 270,82 tỷ USD.
EU là điểm sáng của thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam

EU là điểm sáng của thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU đạt 38 triệu USD trong tháng 4 năm 2024, tăng 28% so với cùng kỳ.
Việt Nam nhập khẩu điện thoại từ những thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu điện thoại từ những thị trường nào?

Có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp điện thoại cho Việt Nam, trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là 3 thị trường lớn nhất.
Vải thiều Thanh Hà lên kệ siêu thị Australia với giá gần 600.000 đồng/kg

Vải thiều Thanh Hà lên kệ siêu thị Australia với giá gần 600.000 đồng/kg

Vải thiều Thanh Hà đang bán tại hệ thống Market Place (Australia) với giá gần 600.000 đồng/kg, cao hơn mức giá bán của năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động