Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù

Cần xem hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ là hoạt động đầu tư rủi ro, mạo hiểm cần được bảo trợ chính sách thiết thực của Nhà nước.
Hiệu quả khoa học và công nghệ từ quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương "Cầu nối" đưa tri thức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến với công chúng Việt Nam đoạt nhiều giải thưởng lớn về sáng tạo khoa học tại hội thi quốc tế

Nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn

Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo vừa tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam”.

Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuỗi hoạt động: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP. Hồ Chí Minh năm 2023 (TECHFEST - WHISE 2023) do Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù
TS Trần Văn Tùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Theo các chuyên gia, thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn coi phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển.

Ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, trong đó xác định phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số quốc gia…

Đồng thời, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định rõ không chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin mà là thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới.

Với sự quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, việc phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đã từng bước phát triển, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được ứng dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Năm 2023, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index) của Việt Nam được xếp thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022.

Báo cáo GII 2023 cho thấy, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57. Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 1 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40.

Theo ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam đã thiết lập một hệ thống pháp luật và quy định để hướng dẫn việc đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường, phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành. Tiến trình thương mại hóa tuân thủ tất cả các luật và quy định liên quan cả trong nước và quốc tế.

Ông Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhấn mạnh, việc đầu tư phát triển khoa học và công nghệ là cốt lõi trong hoạt động doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam Hoàng Đức Thảo

Cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, bảo hộ thị trường hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là bảo hộ công nghệ, sản phẩm khoa học và công nghệ Việt Nam sẽ là động lực thúc đẩy phát triển đổi mới sáng tạo, hướng đến làm chủ công nghệ với kỳ vọng làm chủ thị trường trong nước và quốc tế.

Sự ra đời Nghị định 13/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ là một bước đột phá về cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp khoa học và công nghệ, bao gồm các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai, tín dụng… giúp doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thêm điều kiện để phát triển.

Cần hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ

Dù vậy, bên cạnh những tín hiệu tích cực, kết quả khả quan thì các chuyên gia đánh giá vẫn còn không ít doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp khó khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, khó khăn trong việc đưa các sản phẩm ra thị trường. Đồng thời, trong quá trình thực thi Nghị định 13/2019, kết quả mang lại cho các doanh nghiệp còn không ít hạn chế.

Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam với 170 doanh nghiệp hội viên cho thấy, có 11 doanh nghiệp đã cung cấp số liệu được ưu đãi (gồm Busadco, Sao Thái Dương, Minh Long 1, Thái Bình Seed, Tiến Nông, gốm sứ Quang Vinh…) với tổng số tiền vào khoảng 180 tỷ đồng. Còn lại đa phần là các doanh nghiệp vẫn chưa đủ điều kiện được ưu đãi và chưa thực hiện thủ tục.

Bên cạnh đó, theo ông Hoàng Đức Thảo, kết quả thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ ra thị trường chưa tương xứng với đầu tư và kết quả nghiên cứu. Việc kết nối, chia sẻ hợp tác, chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến không đạt hiệu quả như mục tiêu và nhu cầu phát triển. Không ít doanh nghiệp chưa đặt trọng tâm đổi mới sáng tạo khoa học và công nghệ, để làm nền tảng cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.

Thông tư số 03/2021/TT-BTC hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, thủ tục và hồ sơ để thụ hưởng chính sách ưu đãi này theo hướng dẫn tại Thông tư 03 vẫn còn rất phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần được vay vốn ưu đãi, mặc dù có tài sản đảm bảo nhưng không có cơ hội tiếp cận, không biết có tổ chức nào tập huấn, đào tạo và hướng dẫn phương pháp, bước đi cách làm hồ sơ thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp KH&CN bên lề hội thảo
Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ bên lề hội thảo

Trước thực tế trên, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam kiến nghị cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu, theo đó thực thi các quy định về ưu đãi hoạt động đổi mới sáng tạo. Cần tăng cường năng lực hiệu quả của tổ chức Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ.

Các tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cần tăng cường phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, tổ chức tập huấn, hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định 13 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đảm bảo các doanh nghiệp khoa học và công nghệ đều được hưởng lợi ích từ nghị định.

Cùng với đó, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét trình Chính phủ xin chủ trương thiết lập cơ chế chính sách đặc thù, theo hướng xem hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ là hoạt động đầu tư rủi ro, mạo hiểm cần được bảo trợ chính sách thiết thực của Nhà nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, pháp chế, sở hữu trí tuệ, thẩm định sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ nhằm thống nhất trình tự thủ tục chống xâm phạm và bảo vệ chủ sở hữu, tác giả độc quyền sở hữu trí tuệ, cần xử lý rõ ràng dứt khoát, nhanh chóng kịp thời khi có đơn yêu cầu. Đặc biệt cần có tổ chức đầu mối 1 cửa tiếp nhận đơn thư.

Cần rà soát lại toàn bộ các cơ chế chính sách nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hiện hành, trên cơ sở đó đề nghị bổ sung điều chỉnh cơ chế theo hướng xã hội hóa - tạo thị trường cạnh tranh, không phân biệt thành phần, đối tượng…

“Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ có cơ chế ưu tiên rút ngắn thời gian cấp bằng sở hữu trí tuệ, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thương mại hóa sản phẩm ra thị trường theo hướng quy định chủ sở hữu và tác giả phải cam kết chịu trách nhiệm bồi thường thích đáng nếu có tranh chấp” - đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam nhấn mạnh.

Liên quan đến định hướng thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ trong thời gian tới, ông Trần Xuân Đích cho rằng, cần xây dựng đề án thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh. Trong đó chú trọng chính sách chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học và công nghệ, khuyến khích hợp tác công - tư và đầu tư tư nhân trong các dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ…

Ngoài ra, hỗ trợ không hoàn lại kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ từ các viện, trường. Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nhận góp vốn bằng quyền tài sản của viện nghiên cứu, trường đại học và tổ chức, cá nhân khác.

TS Trần Văn Tùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, một vấn đề cũng rất cần thiết hiện nay là phải xây dựng kho dữ liệu về khoa học công nghệ, sáng chế.

“Nếu chúng ta liên kết tất cả các kho dữ liệu công nghệ, sáng chế lại với nhau, xây dựng một cơ sở dữ liệu lớn về công nghệ thì tất cả những ai cần đến sẽ truy cập vào đó hoàn toàn có thể tìm hiểu, lựa chọn công nghệ phù hợp. Các tỉnh phải là đầu mối cùng với các sở, ban ngành cùng xây dựng được cơ sở dữ liệu. Khi đó Việt Nam mới dần hình thành được hệ thống cơ sở dữ liệu công nghệ và việc quản lý mới thực sự hiệu quả” - ông Tùng nói.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Báo chí quốc tế: Cổ phiếu VinFast tăng mạnh sau kỷ lục nhận cọc VF 3 tại Việt Nam

Báo chí quốc tế: Cổ phiếu VinFast tăng mạnh sau kỷ lục nhận cọc VF 3 tại Việt Nam

Ngay sau khi VinFast công bố mở cọc mẫu VF 3 tại Việt Nam và nhận được số lượng đơn cọc kỷ lục, giá cổ phiếu VFS lập tức tăng mạnh.
Lưu giữ khoảnh khắc quý giá bên gia đình với gói cước mới từ MobiFone

Lưu giữ khoảnh khắc quý giá bên gia đình với gói cước mới từ MobiFone

Gác lại cuộc sống nhiều bộn bề lo toan, gia đình chính là nơi mọi người tìm về để được chữa lành, được yêu thương, cùng nhau tạo ra vô vàn khoảnh khắc trân quý.
Rạng Đông mới của thời đại AI tạo sinh

Rạng Đông mới của thời đại AI tạo sinh

Hơn 60 năm vững vàng trên con đường phát triển, thế hệ Rạng Đông ngày nay cảm nhận rất rõ thời khắc lịch sử, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới.
Sau 66 giờ mở bán một hãng ô tô điện của Việt Nam đã có 27.649 đơn đặt cọc

Sau 66 giờ mở bán một hãng ô tô điện của Việt Nam đã có 27.649 đơn đặt cọc

Chỉ sau 66 giờ mở nhận đặt cọc sớm, đã có đến 27.649 đơn hàng không được hoàn huỷ hoặc chuyển nhượng đăng ký mua xe ô tô điện VF 3, đạt kỷ lục trên thị trường.
7 công trình được trao giải cuộc thi sáng kiến khoa học 2024

7 công trình được trao giải cuộc thi sáng kiến khoa học 2024

Chiều 16/5, diễn ra Lễ trao Giải Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Báo VnExpress tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, xúc tiến thị trường lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, xúc tiến thị trường lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Ngày 18/5/2024, tại Hà Nội, diễn ra chương trình VCIC Connect “Chuyển giao công nghệ, xúc tiến thị trường lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp tại Việt Nam”.
Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô: Cải tiến công nghệ sản xuất giấy tissue

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô: Cải tiến công nghệ sản xuất giấy tissue

Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy tissue có sử dụng bột giấy không tẩy trắng”.
Nghiên cứu chọn tạo thành công giống dừa cho các tỉnh phía Nam

Nghiên cứu chọn tạo thành công giống dừa cho các tỉnh phía Nam

Được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu chọn tạo giống dừa cho các tỉnh phía Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học trẻ phát huy năng lực sáng tạo

Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học trẻ phát huy năng lực sáng tạo

Chiều 16/5, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị các nhà khoa học trẻ 2024 với chủ đề: “Nhà khoa học trẻ và khởi nghiệp sáng tạo”.
Các nhà báo đã cho xã hội thấy nhiều góc nhìn về hoạt động khoa học và công nghệ

Các nhà báo đã cho xã hội thấy nhiều góc nhìn về hoạt động khoa học và công nghệ

Ngày 16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ năm 2023.
Cần chiến lược tổng thể liên kết giữa các trường đại học trong đổi mới sáng tạo

Cần chiến lược tổng thể liên kết giữa các trường đại học trong đổi mới sáng tạo

Theo các chuyên gia, để thúc đẩy phát triển bền vững nền giáo dục đổi mới sáng tạo, cần chiến lược tổng thể phối hợp chặt chẽ giữa trường đại học.
Sắp công bố Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả ngành CNTT - VT

Sắp công bố Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả ngành CNTT - VT

Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả ngành công nghệ thông tin, viễn thông có sự góp mặt của FPT, Viettel, VNPT, Mobifone…
Khai mạc Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Quốc gia 2024

Khai mạc Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Quốc gia 2024

Ngày 16/5, tại Đại học Quốc gia Hà Nội diễn ra Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Quốc gia 2024 nhân kỷ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/5.
Xây dựng trung tâm dữ liệu hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Xây dựng trung tâm dữ liệu hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trên thị trường trung tâm dữ liệu, được thúc đẩy bởi nền kinh tế kỹ thuật số đang mở rộng.
Nhiều biện pháp triển khai thúc đẩy quá trình tắt sóng 2G

Nhiều biện pháp triển khai thúc đẩy quá trình tắt sóng 2G

Để thúc đẩy quá trình tắt sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp di động triển khai nhiều biện pháp.
2 nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

2 nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Ngày 15/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024. Năm nay, giải thưởng được trao cho 2 nhà khoa học.
5G sẽ được tập trung triển khai tại các khu công nghiệp

5G sẽ được tập trung triển khai tại các khu công nghiệp

Hiện nay, 2 nhà mạng đang thực hiện các thủ tục đấu thầu, đầu tư thiết bị để triển khai mạng 5G thương mại.
Mua xe chỉ từ 235 triệu đồng, người tiêu dùng "phát sốt" với VinFast VF 3

Mua xe chỉ từ 235 triệu đồng, người tiêu dùng "phát sốt" với VinFast VF 3

Thị trường ô tô Việt lại sôi động như những ngày qua với từ khóa “VF 3”, đặc biệt khi VinFast chính thức nhận đặt cọc sớm mẫu minicar điện này, từ 13/5 - 15/5/2
Hết tháng 4, cả nước nhập khẩu gần 44.000 ô tô nguyên chiếc các loại

Hết tháng 4, cả nước nhập khẩu gần 44.000 ô tô nguyên chiếc các loại

Hết tháng 4, cả nước nhập khẩu 43.805 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 929,4 triệu USD kết quả này vẫn giảm sâu hơn so với cùng kỳ 2023.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

Hiện nay có khoảng trên 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra nước ngoài với ước tính doanh thu của thị trường nước ngoài hiện nay khoảng 7,5 tỷ USD.
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trong tháng 4/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 818 triệu đồng
Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân sẽ mở thử nghiệm trong tháng 6/2024

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân sẽ mở thử nghiệm trong tháng 6/2024

Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, đồng thời góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng.
Xe Audi Q8 SUV có giá từ bao nhiêu tiền?

Xe Audi Q8 SUV có giá từ bao nhiêu tiền?

Audi Q8 SUV mới sẽ có mặt tại Việt Nam từ tháng 7/2024, với giá khởi điểm từ 4,1 tỷ đồng cùng chế độ bảo hành 3 năm không giới hạn km.
Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP

Ngày 13/5, tại Hà Nội, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.
Toàn cảnh “cuộc chiến” chất bán dẫn của các cường quốc

Toàn cảnh “cuộc chiến” chất bán dẫn của các cường quốc

Ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những ngành chiến lược nhất của nền kinh tế thế giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động