Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết 1.416 tỷ đồng

Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết số vốn 1.416 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của Ngân sách Trung ương năm 2021.
Đề xuất gỡ rào cản y tế cho du lịch

Không thể chờ có dự toán mới tiếp nhận và thực hiện

Ngày 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên) năm 2020; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết 1.416 tỷ đồng
Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 15/3

Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) cho biết, theo Tờ trình số 50/TTr-CP về việc bổ sung dự toán NSNN nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2020, thì khoản viện trợ 1.413,387 tỷ đồng là khoản phát sinh trong năm 2020 đã được các cơ quan Trung ương thực nhận nhưng chưa có dự toán được giao.

Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) bổ sung dự toán thu, chi ngân sách trung ương nguồn viện trợ nước ngoài (chi thường xuyên) và phân bổ chi tiết số tăng thu năm 2020 là 1.413,387 tỷ đồng.

Thường trực Ủy ban TCNS nhận thấy, việc tiếp nhận và đưa vào sử dụng viện trợ không hoàn lại là cần thiết và hợp lý; không thể chờ có dự toán mới tiếp nhận và thực hiện. Do vậy, Thường trực Ủy ban TCNS đề nghị bổ sung vào dự toán thu, chi NSNN để bảo đảm đủ căn cứ pháp lý thực hiện, hạch toán, quyết toán NSNN năm 2021 theo quy định tại Điều 8 của Luật NSNN.

Về thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán, Chính phủ xác định đây là số tăng thu và thuộc thẩm quyền quyết định của UBTVQH (căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 59 và khoản 5 Điều 20 của Luật NSNN). Đa số ý kiến cho rằng, để bảo đảm đúng thẩm quyền quyết định, Chính phủ cần trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán thu đối với khoản viện trợ nêu trên.

Bởi vì, tại khoản 4 Điều 19 của Luật NSNN quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định dự toán NSNN hằng năm, do vậy, chỉ Quốc hội có thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán đối với các khoản chưa có trong dự toán. Việc Chính phủ xác định đây là số tăng thu và thuộc thẩm quyền quyết định của UBTVQH là chưa phù hợp với khoản 4 Điều 19 của Luật NSNN.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, một số khoản viện trợ không hoàn lại chưa có dự toán và được chuyển giao sau thời điểm Quốc hội quyết định dự toán NSNN được coi là số tăng thu so với dự toán. Việc Chính phủ trình UBTVQH quyết định bổ sung dự toán số tăng thu NSNN và phân bổ, sử dụng nguồn vốn này là phù hợp với quy định tại điểm b khoản 5 Điều 20 và khoản 2 Điều 59 Luật NSNN.

Theo Tờ trình của Chính phủ, khoản viện trợ 1.431,387 tỷ đồng là khoản viện trợ phát sinh trong năm đã được các bộ, cơ quan Trung ương thực nhận và sử dụng, chi tiêu trong năm. Tuy nhiên, theo Báo cáo số 181/BC-KTNN ngày 8/7/2021 của Kiểm toán Nhà nước, một số khoản kinh phí viện trợ chưa có dự toán đã được các bộ, cơ quan trung ương tiếp nhận song chưa được rà soát, trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán chi kịp thời 1.626,3 tỷ đồng. Vì vậy, đề nghị Chính phủ làm rõ số chênh lệch giữa báo cáo của Chính phủ và báo cáo của Kiểm toán Nhà nước- ông Nguyễn Phú Cường nêu.

Thường trực Ủy ban TCNS thấy rằng, Chính phủ trình bổ sung dự toán năm 2020 và xác định đây là khoản viện trợ phát sinh trong năm, song báo cáo quyết toán niên độ NSNN năm 2019 đã xác nhận khoản thu, chi này. Như vậy, đây là khoản đã phát sinh từ năm 2019, không phải là khoản phát sinh trong năm 2020, nhưng đến năm 2022 mới báo cáo bổ sung dự toán và phân bổ khoản chi này là quá chậm (gần 4 năm).

Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương xác định rõ trách nhiệm trong việc không tuân thủ quy định của Luật NSNN. Đồng thời, báo cáo rõ về số liệu chênh lệch 195 tỷ đồng so với Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2019.

Bảo đảm công khai, minh bạch

Theo Tờ trình số 49/TTr-CP ngày 15/2/2022 về việc bổ sung dự toán NSNN nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021 của Chính phủ, số vốn đã tiếp nhận nhưng chưa đủ điều kiện hạch toán chi NSNN do chưa có dự toán là khoảng 10.558 tỷ đồng. Chính phủ đề nghị UBTVQH cho phép bổ sung dự toán thu, chi ngân sách trung ương nguồn viện trợ nước ngoài (chi thường xuyên) và phân bổ chi tiết số tăng thu năm 2021 là 4.217,777 tỷ đồng.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết 1.416 tỷ đồng
Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách phát biểu

Thường trực Ủy ban TCNS cho rằng, nội dung này tương tự với nội dung tại Tờ trình số 50/TTr-CP ngày 15/2/2022 về đề nghị bổ sung dự toán NSNN nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2020, do vậy, đề nghị bổ sung vào dự toán thu, chi NSNN để bảo đảm đủ căn cứ pháp lý thực hiện NSNN năm 2021 theo quy định tại Điều 8 của Luật NSNN.

Đa số ý kiến đề nghị trình Quốc hội xem xét, bổ sung dự toán thu chi nguồn vốn này trong năm 2021 bảo đảm tuân thủ đúng thẩm quyền theo quy định của Luật NSNN. Một số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, theo đó trình UBTVQH xem xét, quyết định bổ sung dự toán, phân bổ, sử dụng nguồn thu này và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất.

Cũng theo Tờ trình của Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương đề nghị bổ sung dự toán 5.633,777 tỷ đồng. Sau khi giảm trừ số vốn 1.416 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của ngân sách trung ương năm 2021 nhưng chưa được Bộ Y tế phân bổ chi tiết, Chính phủ kiến nghị bổ sung dự toán 4.217,777 tỷ đồng nguồn viện trợ nước ngoài năm 2021.

Thường trực Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết số vốn 1.416 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của NSTW năm 2021. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ số liệu chênh lệch giữa số đề nghị bổ sung dự toán (5.633 tỷ đồng) với số đã tiếp nhận nhưng chưa đủ điều kiện hạch toán chi NSNN do chưa có dự toán (khoảng 10.558 tỷ đồng).

Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát chính xác số liệu, cập nhật kịp thời, làm rõ các nội dung chi cho các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm công khai, minh bạch và xem xét trách nhiệm, rút kinh nghiệm trong việc chậm phân bổ dự toán được Quốc hội giao, kéo dài việc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ sung dự toán thu, chi theo quy định của pháp luật, hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, quyết định khi trình quyết toán NSNN.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân từ sớm, từ xa

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân từ sớm, từ xa

Nội dung nhận được quan tâm của các đại biểu quốc hội là xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đủ sức bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân từ sớm, từ xa.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, chiều nay (1/6) Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy động lực mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy động lực mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và có cơ chế, chính sách cụ thể thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Sản xuất, kinh doanh phục hồi, bức tranh kinh tế có những điểm sáng nổi bật

Sản xuất, kinh doanh phục hồi, bức tranh kinh tế có những điểm sáng nổi bật

5 tháng 2024, các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước. Bức tranh kinh tế có những điểm sáng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luôn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luôn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em sáng ngày 1/6 tại Thừa Thiên Huế.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Sáng nay (ngày 1/6), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Việt Nam - Hàn Quốc: Nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Việt Nam - Hàn Quốc: Nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam nhất quán mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc phát triển thực chất, toàn diện.
Sôi nổi Ngày hội Giáo dục và Khoa học - Sáng tạo năm 2024

Sôi nổi Ngày hội Giáo dục và Khoa học - Sáng tạo năm 2024

Sáng ngày 29/5 vừa qua, tại Trường THCS Hồng Bàng (TP.HCM) đã diễn ra Ngày hội Giáo dục và Khoa học - Sáng tạo năm 2024 do Ủy ban nhân dân Quận 5 tổ chức.
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Chiều 31/5, Tỉnh ủy Gia Lai và Đoàn công tác của Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ.
Đề nghị sớm luật hóa việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công

Đề nghị sớm luật hóa việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công

ĐBQH đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu trình Quốc hội luật hóa nội dung tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công.
Phú Yên: Thông hầm Chí Thạnh, nối lại đường sắt Bắc - Nam

Phú Yên: Thông hầm Chí Thạnh, nối lại đường sắt Bắc - Nam

Sau 10 ngày xảy ra sự cố sạt lở, hầm đường sắt Chí Thạnh (Phú Yên) được thông, giúp tuyến đường sắt Bắc - Nam trở lại hoạt động bình thường.
Thủ tướng: Dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em

Thủ tướng: Dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần hành động quyết liệt, thiết thực hơn, dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Chính phủ đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó chủ tịch

Chính phủ đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó chủ tịch

Dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Nghệ An được Chính phủ đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó chủ tịch.
Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Đề xuất phương án thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng được xây dựng gồm 3 khu chức năng: Sản xuất; hậu cần cảng - logistics; thương mại - dịch vụ.
Sẽ hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật

Sẽ hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật

Phát biểu tại hội trường, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cảm ơn những ý kiến phát biểu đầy trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội.
Khẩn trương tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương, đoàn An Giang đề nghị cần khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí.
Chủ tịch Hà Nội "thúc" tiến độ xây nhà ở xã hội, chậm nhất tháng 10 phải khởi công 1 dự án

Chủ tịch Hà Nội "thúc" tiến độ xây nhà ở xã hội, chậm nhất tháng 10 phải khởi công 1 dự án

Mục tiêu hàng đầu của Hà Nội là xây dựng nhà ở xã hội sớm nhất, chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất để giúp người lao động có nhà, ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng: Việt Nam coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO

Phó Thủ tướng: Việt Nam coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO.
Cần tách bạch rõ ràng nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh

Cần tách bạch rõ ràng nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh

Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến, cần tách bạch rõ ràng nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh để bảo đảm tính thực thi trong các quy định.
Đại biểu Quốc hội nhất trí cần cơ chế, chính sách đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Đại biểu Quốc hội nhất trí cần cơ chế, chính sách đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 30/5, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế, chính sách, pháp luật đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước

Còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, tại một số bộ, cơ quan trung ương còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời ảnh hưởng tiến độ thực hiện nhiệm vụ ngân sách

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời ảnh hưởng tiến độ thực hiện nhiệm vụ ngân sách

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách.
Cần có cơ chế vượt trội, khả thi để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng, an ninh

Cần có cơ chế vượt trội, khả thi để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng, an ninh

Chiều nay 30/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại với Lào

Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại với Lào

Ngày 30/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Santiphab Phomevihane cùng Đoàn công tác sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Giám sát chuyên đề môi trường: Vì sao nhiều đại biểu đồng tình?

Giám sát chuyên đề môi trường: Vì sao nhiều đại biểu đồng tình?

Theo nhiều đại biểu, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng, do vậy Quốc hội nên đưa chuyên đề môi trường vào Chương trình giám sát năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động