Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Điều kiện để LNG thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của châu Á

Dù LNG có thể “sạch” hơn than nhưng vẫn là nguồn năng lượng phát thải nên các nước sẽ phải cân nhắc giữa cơ hội kinh tế và quyền được hưởng khí hậu trong lành.
Phát triển điện khí LNG: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc để phát huy hiệu quả Thái Bình chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy nhiệt điện LNG với quy mô 1.500 MW Dự án điện khí LNG Thái Bình trị giá gần 2 tỉ USD được trao giấy chứng nhận đầu tư

Khi nhiệt độ Trái Đất tăng vọt trong thập kỷ qua, kéo theo những hiện tượng thời tiết cực đoan cùng những mất mát và thiệt hại liên quan, cuộc tranh luận về việc ai phải chịu trách nhiệm đã trở nên gay gắt hơn.

Điều kiện để LNG thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của châu Á
LNG là một trong những giải pháp cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Ảnh: Bloomberg/TTXVN

Các quốc gia ở Nam toàn cầu hiểu rõ rằng phần lớn ô nhiễm khí hậu cho đến nay là do các nước công nghiệp phát triển thuộc Bắc toàn cầu gây ra và họ phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này. Thêm vào đó, các nước giàu còn đang “xát thêm muối vào vết thương” khi tích lũy của cải bằng cách khai thác các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên ở phía Nam, nhưng dường như họ lại muốn cấm các nước đang phát triển tiếp cận những nguồn này.

Làm thế nào để có thể thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai mà không gây nguy hiểm thêm cho khí hậu là câu hỏi được các nền kinh tế châu Á đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn mong muốn đảm bảo sự phát triển kinh tế của mình không bị hạn chế bởi các quyết định chính sách được đưa ra ở nơi khác. Đó là mong muốn có cơ sở, bởi theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, châu Á đang trên đà đóng góp khoảng 2/3 tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Một số nền kinh tế mới nổi được dự báo sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân trong 7 năm tới. Các nước châu Á sẽ cần năng lượng để thúc đẩy sự phát triển này. Giữa bối cảnh than đá phải đối mặt với sự suy giảm không thể tránh khỏi, nhiều nền kinh tế đang chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) làm nhiên liệu chuyển đổi được lựa chọn.

Nhu cầu về LNG đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn trên toàn khu vực châu Á. Nhật Bản năm ngoái đã trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, đạt 98,3 tỷ m3. Các dự báo cho thấy Đông Nam Á sẽ tăng gấp bốn lần lượng sử dụng loại nhiên liệu này trong vòng 10 năm tới. Điều này sẽ nâng tỷ trọng tiêu thụ LNG trên toàn cầu của khu vực này lên 12%.

Mặc dù LNG có thể “sạch” hơn than nhưng đây vẫn là một trong những nguồn năng lượng phát thải nhiều nên chính phủ các nước sẽ cần phải cân nhắc giữa cơ hội kinh tế và quyền của công dân được hưởng khí hậu trong lành và an toàn.

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) vừa diễn ra tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã công bố kết quả của đợt "kiểm kê toàn cầu" đầu tiên về cách các quốc gia đang thực hiện cam kết về khí hậu được đưa ra theo Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu.

Phân tích của nhóm nghiên cứu Climate Action Tracker cho thấy không một quốc gia nào đi đúng hướng với những cam kết của mình trong việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 C. Nhìn chung, thế giới đang hướng tới mức tăng nhiệt độ đáng quan ngại 3 độ C trong thế kỷ này.

Ngày 10/12, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo những cam kết đưa ra tại COP28 đến thời điểm này sẽ chỉ giúp giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính của ngành năng lượng cần cắt giảm vào năm 2030 để ngăn chặn Trái Đất ấm lên. Trong một báo cáo, IEA nhận định: “Các cam kết này là bước tiến trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của ngành năng lượng, nhưng chưa đủ mạnh để giúp thế giới đạt được các mục tiêu về khí hậu, đặc biệt là mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C”.

Thực tế này củng cố động lực của nhiều nhà hoạch định chính sách nhằm loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. Nhưng một số người cho rằng các nước nên tập trung vào điều chỉnh việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong việc sử dụng các công nghệ để thu giữ và lưu trữ CO2 thải ra.

Dù bằng cách nào, có một điều chắc chắn là chẳng bao lâu nữa, việc phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch mà không có một số biện pháp hạn chế sẽ không còn khả thi về mặt chính trị hoặc thương mại. Điều này khả thi hơn dự kiến nhờ vào một cơ chế đã tồn tại hơn 25 năm: thị trường carbon.

Được thành lập lần đầu tiên như một phần của Nghị định thư Kyoto năm 1997, thị trường carbon cho phép các công ty bù đắp lượng khí thải carbon mà họ không thể loại bỏ trực tiếp khỏi chuỗi giá trị của mình. Bằng cách này, các doanh nghiệp sẽ bồi thường cho hành tinh về lượng carbon mà họ tiếp tục thải ra trong khi vẫn nỗ lực khử carbon trong các hoạt động. Khoản bồi thường này, dưới hình thức mua tín dụng carbon, được hướng tới các dự án, bao gồm hàng trăm dự án trên khắp châu Á, đã được chứng minh là có khả năng loại bỏ hoặc ngăn chặn lượng khí thải carbon.

Với sự gia tăng nhu cầu LNG như dự báo và tạo áp lực nhằm tăng cường hành động và đạt được những tham vọng về khí hậu, nhu cầu bù đắp khí thải cho LNG có thể sẽ tăng lên, bởi nếu loại nhiên liệu này được tiếp thị một cách đáng tin cậy như một loại nhiên liệu thay thế thì tác động của nó đến khí hậu phải được giảm bớt.

Mặc dù việc mua tín dụng carbon dễ dàng và hiệu quả của chúng trong việc giúp các lĩnh vực khó giảm thiểu tác động đến khí hậu, là khá rõ ràng, nhưng những tuyên bố rằng chúng có tác động hạn chế trong việc giảm lượng khí thải carbon gần đây đã nhận được sự chú ý của giới truyền thông. Hiệu quả của tín dụng carbon đã được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy.

Tín dụng carbon sẽ giúp các quốc gia đang phát triển ở châu Á và khu vực Nam toàn cầu nhận được nguồn tài chính cần thiết để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, bảo vệ và phục hồi rừng cũng như giảm lượng rác thải đưa vào bãi chôn lấp. Việc bù đắp lượng khí thải của mỗi chuyến hàng LNG sẽ là một bước tích cực trong quá trình chuyển đổi của các nền kinh tế châu Á hướng tới một tương lai thịnh vượng, bền vững và sẽ giảm bớt xung đột giữa phát triển kinh tế và giữ an toàn cho khí hậu.

Để thực hiện được điều này sẽ đòi hỏi một nguồn lực không kém phần quan trọng, đó là sự đổi mới, sáng tạo và tầm nhìn xa của các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh châu Á.

Theo bnews.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiết kiệm điện rất cần sự chung tay của khách hàng

Tiết kiệm điện rất cần sự chung tay của khách hàng

Thời gian qua, Điện lực Pleiku đã tuyên truyền tới khách hàng sử dụng điện an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện trong thời điểm nắng nóng sắp tới.
Viện Dầu khí Việt Nam: “Hạt nhân” nghiên cứu, phát triển và sáng tạo sản phẩm số

Viện Dầu khí Việt Nam: “Hạt nhân” nghiên cứu, phát triển và sáng tạo sản phẩm số

Để thích ứng với xu thế chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đang tập trung xây dựng hệ sinh thái sáng tạo cho ngành dầu khí.
Đồng Nai: Đảm bảo cung cấp điện mùa mưa bão năm 2024

Đồng Nai: Đảm bảo cung cấp điện mùa mưa bão năm 2024

Ngày 17/5, Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai cho biết, đơn vị đã ban hành phương án đảm bảo cung cấp điện mùa mưa bão năm 2024.
Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ thiết bị điện quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn ngành điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ thiết bị điện quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn ngành điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ và thiết bị Điện là triển lãm chuyên ngành hàng đầu về thiết bị điện, tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Tiền Giang

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Tiền Giang

Việc đầu tư các công trình điện trên địa bàn Tiền Giang gặp nhiều khó khăn, nhất là tiến độ thẩm định, trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư còn chậm.

Tin cùng chuyên mục

Tiết kiệm nước thuỷ điện để đảm bảo cấp điện mùa khô 2024

Tiết kiệm nước thuỷ điện để đảm bảo cấp điện mùa khô 2024

Các thuỷ điện ưu tiên dành nguồn nước dự phòng tối đa để phát điện trong thời gian cao điểm mùa nắng nóng, tăng cường các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm.
Điện lực Phú Quý triển khai hiệu quả hệ thống quản lý vận hành lưới điện thông minh

Điện lực Phú Quý triển khai hiệu quả hệ thống quản lý vận hành lưới điện thông minh

Điện lực Phú Quý triển khai hiệu quả quản lý vận hành lưới điện thông minh, đảm bảo cấp điện phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng-an ninh trên huyện đảo.
Petrovietnam đón nhận hàng loạt tin vui, ghi dấu nhiều cột mốc

Petrovietnam đón nhận hàng loạt tin vui, ghi dấu nhiều cột mốc

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam vừa đón nhận hàng tin vui về cơ chế chính sách, phát hiện hàng loạt mỏ dầu khí mới và lập kỷ lục về sản lượng điện/ngày…
Hòa Bình: Đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng lưới điện

Hòa Bình: Đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng lưới điện

Công ty Điện lực Hòa Bình đã tập trung cải tạo, nâng cấp đầu tư mới hạ tầng lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương
Longform | “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”: Dốc toàn lực để đưa đường dây 500kV mạch 3 về đích

Longform | “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”: Dốc toàn lực để đưa đường dây 500kV mạch 3 về đích

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài được nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) là dự án trọng điểm, có vai trò đặc biệt quan trọng...
Chủ động kế hoạch cung ứng điện cho giai đoạn cao điểm nắng nóng

Chủ động kế hoạch cung ứng điện cho giai đoạn cao điểm nắng nóng

Tổng công ty Điện lực Miền Bắc đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho người dân 27 tỉnh miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa nắng nóng.
Đóng điện đường dây đấu nối sẵn sàng cấp điện chạy thử nghiệm Nhà máy điện Nhơn Trạch 3

Đóng điện đường dây đấu nối sẵn sàng cấp điện chạy thử nghiệm Nhà máy điện Nhơn Trạch 3

Đường dây 220kV đấu nối tạm Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 – rẽ Nhơn Trạch 1,2 – Bàu Sen phục vụ chạy thử nghiệm Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 đã được hoàn thành
EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

Với mục tiêu cung ứng điện an toàn, ổn định, EVNHANOI triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý kỹ thuật và vận hành hệ thống điện.
Ngành điện rà soát tiến độ cung cấp vật tư cho các Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngành điện rà soát tiến độ cung cấp vật tư cho các Dự án đường dây 500kV mạch 3

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang rà soát tiến độ cung cấp, điều động vật tư, phụ kiện cho Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
Cần có chính sách đủ mạnh để tiết kiệm điện trở thành văn hóa

Cần có chính sách đủ mạnh để tiết kiệm điện trở thành văn hóa

Đó là ý kiến được chuyên gia đưa ra tại Tọa đàm “Thực hành tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 15/5.
Châu Âu phát triển dự án lưu trữ năng lượng dưới lòng đất

Châu Âu phát triển dự án lưu trữ năng lượng dưới lòng đất

Công ty ở Anh đang phát triển dự án để cung cấp kho lưu trữ năng lượng trọng lực dưới lòng đất cho các nhà khai thác mỏ sâu ở Slovenia, Đức, Séc và Phần Lan.
Phát động thi đua 45 ngày đêm nước rút Dự án đường dây 500kV mạch 3

Phát động thi đua 45 ngày đêm nước rút Dự án đường dây 500kV mạch 3

EVNNPT phát động chiến dịch thi đua nước rút “45 ngày đêm hoàn thành các Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối”.
Ngành điện chủ động phối hợp di dời cột điện cao thế phục vụ thi công cao tốc

Ngành điện chủ động phối hợp di dời cột điện cao thế phục vụ thi công cao tốc

Ngành điện chủ động phối hợp di dời các điểm giao chéo giữa đường dây truyền tải điện cao thế với các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025.
Đang diễn ra tọa đàm "Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống"

Đang diễn ra tọa đàm "Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống"

Chiều nay, ngày 15/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống”.
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại khu vực miền Trung

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại khu vực miền Trung

Tại TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã diễn ra Hội thảo “Góp ý dự thảo luật Điện lực (sửa đổi) khu vực các tỉnh miền Trung. Hội thảo được tổ chức trong 2 ngày 15-16/5.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển hệ thống lưới điện

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển hệ thống lưới điện

Nhằm chủ động trong công tác nguồn điện, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng ngành điện tập trung phát triển hạ tầng lưới điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

Vừa qua, tại Sơn La, EVNNPC đã tổ chức Diễn tập Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xử lý sự cố, an toàn năm 2024 và hưởng ứng tháng hành động ATVSLĐ.
Tiêu thụ điện tuần 19 tiếp tục tăng, huy động cao năng lượng tái tạo

Tiêu thụ điện tuần 19 tiếp tục tăng, huy động cao năng lượng tái tạo

Trong tuần 19/2024 (từ ngày 06/5-12/5), sản lượng điện trung bình ngày là 909.6 tr.kWh, cao hơn so với tuần trước; huy động cao các nguồn điện.
Lưới điện truyền tải vận hành ổn định trong tháng 4

Lưới điện truyền tải vận hành ổn định trong tháng 4

Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cho biết, trong tháng 4/2024, công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải được đảm bảo.
Tiến độ các dự án đường dây 220kV nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

Tiến độ các dự án đường dây 220kV nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

Chủ đầu tư đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để hoàn thành dự án đường dây 220kV nhập khẩu từ cụm thủy điện Nậm Sum (Lào) về Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động