Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đồng Nai: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển 5 ngành công nghiệp chủ lực, đây được ví như các “thỏi nam châm” thu hút các công ty lớn rón vốn đầu tư.
Đồng Nai: Lộ trình di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1 như thế nào? Đồng Nai: Đấu giá 18 khu đất “vàng” giá trị hơn 5.000 tỷ đồng Đồng Nai: Yêu cầu cán bộ làm việc cả ngày nghỉ đề đẩy nhanh cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Trong kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa X đang vừa diễn ra, HĐND tỉnh Đồng Nai đã bỏ phiếu thông qua bản dự thảo cuối về quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong đó, tỉnh Đồng Nai xác định mục tiêu đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, đầu mối giao thương quốc tế và đô thị đẳng cấp, đáng sống, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính "Net-zero 2050”.

Theo dự thảo, quy hoạch trên tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển 5 ngành chủ lực, đây được coi là “thỏi nam châm” thu hút các công ty lớn đầu tư vào từng ngành. Từ đó, với nền tảng và vị thế hiện tại, 5 ngành chủ lực được định hướng sẽ vươn tới top đầu cả nước về quy mô và đóng góp vào GDP ngành cả nước.

Đồng Nai: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?
Đồng Nai sẽ tập trung vào 5 ngành công nghiệp chủ lực.

Một là, ngành cơ khí chế tạo: Với nhu cầu thị trường quốc tế ước tính đạt hơn 4 nghìn tỷ USD (thị trường xuất khẩu) năm 2030 và quy mô thị trường Việt Nam đạt gần 200 tỷ USD, Đồng Nai có thể đặt mục tiêu trở thành địa phương tiên phong, dẫn đầu cả nước trong chế tạo máy và cơ khí chính xác với tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân trên 20%/năm thời kỳ 2021-2030 và đạt khoảng trên 80 nghìn tỷ đồng năm 2030 (giá so sánh 2010).

Tầm nhìn 2050, Đồng Nai tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị của ngành, hướng đến tham gia mạnh mẽ vào bước R&D trên cơ sở ứng dụng công nghệ 4.0, các công nghệ sản xuất thông minh và định hướng phát triển bền vững.

Trong giai đoạn phát triển mới của ngành công nghiệp, Đồng Nai có thể chú trọng phát triển sản xuất rô-bốt và máy móc tự động. Tập trung tại các khâu sản xuất phụ tùng, linh kiện rô-bốt công nghiệp, và lắp ráp hoàn thiện…

Từ việc phân ngành này tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, giúp phát triển toàn ngành công nghiệp và hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo. Đồng Nai sẽ nơi đặt nhà máy trực tiếp sản xuất các sản phẩm rô-bốt, máy móc tự động hóa cần hàm lượng chất xám và công nghệ kĩ thuật cao.

Ngoài ra, Đồng Nai sẽ tập trung thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ công nghệ cao với các sản phẩm khuôn mẫu chính xác, chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao. Tiến tới sản xuất linh kiện, phụ tùng, láp ráp các máy móc chuyên dụng sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và thiết bị, máy móc thế hệ mới. Từng bước gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng công nghệ, tạo lập hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hai là ngành điện, điện tử: Công nghiệp điện – điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Việt Nam ngày càng nâng cao vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu, thuộc top 15 quốc gia xuất khẩu điện tử lớn nhất thế giới và là ngành công nghiệp đi đầu trong thu hút đầu tư FDI.

Đồng Nai định hướng tiếp tục đẩy mạnh phân ngành điện – điện tử, hình thành mạng lưới công nghiệp hỗ trợ cho các đối tác lớn trong nước và khu vực. Phấn đấu đạt mục tiêu tăng mức đóng góp vào GRDP của ngành trên cả nước lên 10% năm 2030, tổng sản phẩm đạt đạt trên 880 nghìn tỷ đồng năm 2030 (giá so sánh 2010) với tăng trưởng khoảng 18%/năm bình quân thời kỳ 2021-2030.

Tầm nhìn đến 2050, ngành công nghiệp điện, điện tử của tỉnh Đồng Nai sẽ bao trùm toàn bộ các mắt xích của chuỗi giá trị của ngành, trong đó nổi bật là sự phát triển của khâu R&D, có định vị khác biệt và khả năng cạnh tranh cao của tỉnh trong phạm vi khu vực và quốc tế.

Định hướng trong giai đoạn quy hoạch, tỉnh Đồng Nai sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành từ việc lắp ráp đơn giản sang sản xuất, chế tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Bước đầu tăng tỷ lệ nội địa hóa, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đầu tư, sản xuất các linh kiện có hàm lượng công nghệ và giá trị cao như cảm biến, chip, vi mạch, chất bán dẫn và các linh kiện quan trọng gắn với máy móc công nghệ thông tin, thiết bị tự động hóa công nghiệp và dân dụng tiên tiến góp phần đẩy mạnh cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số.

Chú trọng phát triển ngành hài hòa cả phần cứng, phần mềm để tạo nền tảng cho đổi mới sáng tạo. Tập trung hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) thông qua hợp tác chung giữa tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia với doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ.

Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp phát triển năng lực cung ứng với khả năng kết nối hoàn chỉnh các cấu phần như kho hàng, logisitics, bao bì, đóng gói, linh kiện sản xuất để đáp ứng với yêu cầu cao của các tập đoàn hàng đầu thế giới.

Ba là ngành sản xuất phương tiện vận tải: Đồng Nai hiện đã có nhà máy sản xuất thiết bị máy bay cung cấp cho Airbus/Boeing. Dựa trên nền tảng đó cùng với sự hình thành của sân bay quốc tế Long Thành lớn nhất Việt Nam, Đồng Nai định hướng đẩy mạnh thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cung ứng cho các tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu thế giới và hướng tới trở thành trung tâm lắp ráp máy bay của khu vực.

Phân ngành công nghiệp sản xuất phương tiện vận tải trên địa bàn phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm khoảng 17%/năm bình quân thời kỳ 2021-2030, thuộc top các tỉnh có mức đóng góp vào GRDP của ngành trên cả nước với tổng sản phẩm đạt trên 200 nghìn tỷ đồng năm 2030 (giá so sánh 2010).

Định hướng đến 2050 sẽ tham gia sâu vào bước R&D và trở thành trung tâm sản xuất linh kiện, thiết bị hàng không, đồng thời là điểm đến cho các dịch vụ lắp ráp, sữa chữa máy bay không chỉ cho Việt nam và còn cho toàn vùng Đồng Nam Á.

Bốn là ngành hóa chất: Với nền tảng sẵn có củng các tập đoàn công nghiệp hóa chất hàng đầu thế giới đã có sự hiện diện tại địa phương, Đồng Nai có thể phát triển bền vững và hướng đến các sản phẩm giá trị cao, phục vụ người tiêu dùng cuối cùng trong ngành công nghiệp hoá chất.

Cụm ngành công nghiệp hoá chất và sản phẩm hóa mỹ phẩm trên địa bàn phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên 12%/năm bình quân thời kỳ 2021-2030. Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp hóa chất của Đồng Nai duy trì đóng góp trên 15% vào GDP của ngành trên cả nước với tổng sản phẩm đạt trên 300 nghìn tỷ đồng năm 2030 (giá so sánh 2010).

Đồng Nai định hướng thu hút một số công ty chủ chốt trong ngành hóa chất để tạo lập hệ sinh thái và có phân khu phát triển sản xuất chuyên biệt. Đặc biệt, tỉnh cần từng bước thu hút các doanh nghiệp hóa chất toàn cầu đặt trụ sở R&D tại tỉnh, kết hợp với các ngành công nghiệp khác như sản chế biến thực phẩm, dược phẩm, dược liệu, hóa mỹ phẩm... sẽ củng cố lợi thế và khai thác hiệu quả tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất của tỉnh Đồng Nai.

Năm là ngành sản xuất, chế biến thực phẩm: Đồng Nai phấn đấu trở thành thủ phủ chế biến nông sản và thức ăn gia súc, gia cầm hiện đại. Mục tiêu hình thành các khâu sản xuất rộng khắp chuỗi giá trị ngành, tận dụng lợi thế của khu trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) để mở rộng và phát triển mạnh mẽ hơn ở khâu nghiên cứu sản phẩm.

Cụm ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm khoảng 5%/năm bình quân thời kỳ 2021-2030; đạt khoảng 500 nghìn tỷ đồng năm 2030 (giá so sánh 2010). Phấn đấu đến năm 2030, ngành sản xuất, chế biến thực phẩm của Đồng Nai giữ vững mức đóng góp trên 8% vào GDP ngành cả nước.

Tỉnh Đồng Nai đã có sự hiện diện nhiều ở các bước thu mua nguyên liệu, chế biến sơ và thứ cấp cũng như phân phối tiêu thụ. Vì vậy, tỉnh cần tập trung nâng cao giá trị sản phẩm tạo ra, đẩy mạnh chế biến sâu và tiến dần đến chủ động trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm mới.

Một số phân ngành thu hút đầu tư sẽ bao gồm chế biến thực phẩm xuất khẩu và hướng tới các sản phẩm xử lý công nghệ cao như thịt có nguồn gốc thực vật, các sản phẩm thuần chay, thực phẩm ready-to-cook. Mục tiêu xây dựng được Khu công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm tiêu chí Halal (nhằm phục vụ cộng đồng Hồi giáo).

Ngoài ra, Đồng Nai cũng định hướng phát triển các ngành công nghiệp tiềm năng như Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu và Sản xuất thiết bị y tế sử dụng trong quy trình khám, chữa bệnh.

Sỹ Đồng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phú Thọ: Siết chặt quản lý đặt cọc mua "nhà trên giấy"

Phú Thọ: Siết chặt quản lý đặt cọc mua "nhà trên giấy"

Phú Thọ siết chặt quản lý mua “nhà trên giấy”, nhằm tránh những rủi ro trong giao dịch, đảm bảo phát triển minh bạch, lành mạnh thị trường bất động sản.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Thành lập thêm tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư

Bà Rịa – Vũng Tàu: Thành lập thêm tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ngoài Tổ 997 đang hoạt động, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có quyết định thành lập thêm một tổ công tác mới có nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Vì sao tỉnh Gia Lai bị cắt giảm 767 tỷ đồng vốn đầu tư công?

Vì sao tỉnh Gia Lai bị cắt giảm 767 tỷ đồng vốn đầu tư công?

Nhiều dự án tại Gia Lai bị Trung ương không cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách từ năm 2023 sang năm 2024.
Hậu Giang: Dự án cảng logistics hơn 1.000 tỷ đồng được gia hạn đầu tư

Hậu Giang: Dự án cảng logistics hơn 1.000 tỷ đồng được gia hạn đầu tư

Tỉnh Hậu Giang thống nhất cho Công ty Cổ phần Mekong Logistics gia hạn tiến độ sử dụng đất thêm 6 tháng để thực hiện Dự án cảng và trung tâm logistics Mekong.
Các dự án "khủng" của Tập đoàn Xuân Thiện triển khai ở tỉnh Thanh Hóa giờ ra sao?

Các dự án "khủng" của Tập đoàn Xuân Thiện triển khai ở tỉnh Thanh Hóa giờ ra sao?

Tập đoàn Xuân Thiện được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư 6 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 12.480 tỷ đồng, nhiều dự án đã đi vào hoạt động.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ khó cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ khó cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị, Sở, ngành tập trung tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Bến Tre: Thu gần 4.600 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá trong tháng 5

Bến Tre: Thu gần 4.600 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá trong tháng 5

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, trong tháng 5/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa của địa phương này ước đạt gần 4.600 tỷ đồng, tăng gần 10% so cùng kỳ.
Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ

Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thông báo Quyết định bổ nhiệm ông Đặng Văn Khánh-Phó Giám đốc Công ty giữ chức Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ từ ngày 1/6/2024
Lào Cai: Tăng cường quản lý vùng trồng sắn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm

Lào Cai: Tăng cường quản lý vùng trồng sắn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm

UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tăng cường quản lý vùng trồng sắn, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm sắn.
Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái Hồ Quang Huy

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái Hồ Quang Huy

Chủ tịch UBND TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do có vi phạm, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Thừa Thiên Huế: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Thừa Thiên Huế: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tại Thừa Thiên Huế có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ.
Công tác di dời các đường dây diện gặp nhiều khó khăn

Công tác di dời các đường dây diện gặp nhiều khó khăn

Theo báo cáo của Tổng công ty điện lực Miền Nam, đến nay mới chỉ di dời được 235/562 vị trí điện lưới phục vụ cho các công trình đường bộ trọng điểm phía Nam.
Đồng Nai: Rà soát đề xuất đầu tư nâng cấp nút giao ngã tư Vũng Tàu và cổng 11

Đồng Nai: Rà soát đề xuất đầu tư nâng cấp nút giao ngã tư Vũng Tàu và cổng 11

UBND tỉnh Đồng Nai giao cho các đơn vị rà soát, đề xuất đầu tư nâng cấp 2 nút giao thông trọng điểm là ngã tư Vũng Tàu và cổng 11, đoạn qua TP. Biên Hòa.
Đồng Nai: Tắng tốc hoàn thành hàng loạt dự án trọng điểm

Đồng Nai: Tắng tốc hoàn thành hàng loạt dự án trọng điểm

UBND tỉnh Đồng Nai đang yêu cầu các đơn vị phải tăng tốc, thậm chí làm việc “3 ca, 4 kíp” tại các dự án trọng điểm để sớm hoàn thành tiến độ đề ra.
Lào Cai: Tăng cường quản lý xe 4 bánh có gắn động cơ sử dụng năng lượng điện hoặc xăng

Lào Cai: Tăng cường quản lý xe 4 bánh có gắn động cơ sử dụng năng lượng điện hoặc xăng

UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các sở ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý hoạt động xe 4 bánh có gắn động cơ sử dụng năng lượng điện hoặc xăng.
Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng bằng 34,53% kế hoạch

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng bằng 34,53% kế hoạch

5 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt 2.685,38 tỷ đồng, tăng 15,55% so với cùng kỳ và bằng 34,53% kế hoạch năm.
Hiệp hội Thương mại Dịch vụ Thâm Quyến mong muốn mở rộng đầu tư tại Bắc Ninh

Hiệp hội Thương mại Dịch vụ Thâm Quyến mong muốn mở rộng đầu tư tại Bắc Ninh

Ngày 31/5, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Dịch vụ Thâm Quyến đã sang thăm, tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư tại Bắc Ninh.
Quảng Bình: Công nghiệp và thương mại đều tăng trưởng dương

Quảng Bình: Công nghiệp và thương mại đều tăng trưởng dương

Sở Công Thương Quảng Bình cho biết, chỉ số tăng trưởng công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh đều tăng trưởng dương trong 5 tháng đầu năm.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng rừng

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị 06/CT-UBND nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng rừng trên địa bàn.
Thanh Hóa: Khánh thành Nhà máy sản xuất thực phẩm OCOP 5 sao đóng hộp từ thủy sản Lê Gia

Thanh Hóa: Khánh thành Nhà máy sản xuất thực phẩm OCOP 5 sao đóng hộp từ thủy sản Lê Gia

Chiều 31/5, Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy sản xuất thực phẩm đóng hộp từ thủy sản Lê Gia tại huyện Hoằng Hóa.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Gỡ khó cho phát triển thương mại, công nghiệp huyện Xuyên Mộc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Gỡ khó cho phát triển thương mại, công nghiệp huyện Xuyên Mộc

Chiều 31/5, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã làm việc với UBND huyện Xuyên Mộc về phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Đồng Tháp: Lần thứ 16 lọt top địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất

Đồng Tháp: Lần thứ 16 lọt top địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất

PCI của tỉnh Đồng Tháp năm 2023 nằm trong top 5 các tỉnh, thành cao nhất cả nước, đây là năm thứ 16 liên tiếp tỉnh đạt được thành tích này.
Long An: Doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh

Long An: Doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh

5 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của tỉnh Long An ước đạt 41.580 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ.
Thừa Thiên Huế: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy mùa nắng nóng

Thừa Thiên Huế: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy mùa nắng nóng

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công điện về tăng cường công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn
Thừa Thiên Huế: Tiếp tục ký kết “Nhà tài trợ Đồng” cho Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Tiếp tục ký kết “Nhà tài trợ Đồng” cho Festival Huế 2024

Tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2024 tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với Vietcombank và doanh nghiệp Lê Nguyễn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động