Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Khai mạc "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh"

Ngày 1/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh”.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh Quảng Ninh: Cá heo bất ngờ xuất hiện tại vịnh Hạ Long Quảng Ninh: Thả 5 triệu con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Dự hội nghị về phía các cơ quan Trung ương có ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, các đại sứ quán, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; các địa phương ven biển trong cả nước.

Khai mạc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và đại diện các bộ, ngành Trung ương tại hội nghị. Ảnh: NNVN

Về phía tỉnh Quảng Ninh có sự tham dự của ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh…Hội nghị còn có sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế.

Nuôi biển sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ninh

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết: Quảng Ninh là 1 trong 3 đầu tàu phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông đảm bảo đồng bộ, liên thông, tổng thể đứng đầu khu vực phía Bắc.

Những năm qua, với việc không ngừng đổi mới tư duy phát triển nhanh, bền vững dựa trên các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh, đặt người dân ở vị trí trung tâm, trong 9 năm liên tiếp (2015 - 2023), Quảng Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP trên 10%, năm 2023 đạt hơn 11%, đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng, quy mô kinh tế đứng thứ ba khu vực phía Bắc.

"Quan điểm phát triển của Quảng Ninh là phát triển kinh tế biển xanh, sử dụng một cách bền vững các nguồn tài nguyên biển và đại dương để tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế, việc làm cho người dân, đảm bảo sức khỏe của các hệ sinh thái biển và đại dương, không đánh đổi tài nguyên môi trường lấy tăng trưởng, phát triển kinh tế biển bằng mọi giá", Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh.

Khai mạc
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: NNVN

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Ký, Quảng Ninh sẽ phát triển để sớm trở thành trung tâm kinh tế biển hàng đầu Đông Nam Á, hội nhập quốc tế toàn diện bằng các giải pháp tổ chức lại không gian phát triển kinh tế biển trên cơ sở phân vùng không gian hợp lý, khoa học, dựa vào hệ sinh thái, theo chức năng sử dụng biển đảo, vùng ven biển hài hòa lợi ích, giảm xung đột, phát triển bền vững…

Nhấn mạnh vai trò nuôi biển đóng góp vào kinh tế biển nói chung, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định đây sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới. Theo đó, chiến lược nuôi biển của Quảng Ninh là lấy nhà nông chuyên biệt làm nòng cốt, lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu hướng tới đa giá trị. Lợi thế lớn của tỉnh sẽ tận dụng thị trường khách du lịch mỗi năm trên 20 triệu khách để tiêu thụ và xuất khẩu tại chỗ. Kết hợp nuôi trồng thủy hải sản hướng ra biển với khai thác thủy hải sản công nghệ cao, hiệu quả, bền vững, gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và dịch chuyển mật độ nuôi biển từ vùng biển 3 hải lý trở vào để mở rộng diện tích nuôi biển phù hợp với quy hoạch và sức tải của môi trường.

"Quảng Ninh cam kết đồng hành thực chất, tạo mọi điều kiện về thủ tục hành chính, đất đai, đáp ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực, đảm bảo an ninh, an toàn, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch… để các nhà đầu tư trong nước và quốc tế an tâm đầu tư nuôi biển lâu dài và bền vững tại Quảng Ninh", Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cam kết và kêu gọi đầu tư.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến mục tiêu của nuôi biển phải hướng đến đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu của con người, giữ gìn tài nguyên biển và phát triển bền vững. Nuôi biển phải góp phần giải quyết những vấn đề xã hội, tạo ra sinh kế, cơ hội việc làm cho những người trực tiếp lẫn gián tiếp tham gia nuôi biển, sinh sống gắn bó mật thiết với biển. Đồng thời, góp phần tháo gỡ khó khăn, xung đột lợi ích trong không gian biển, nhất là khi thực trạng ngành thủy sản tự phát, thiếu tuân thủ quy hoạch, thiếu kiểm soát đang tạo ra xung đột giữa nuôi trồng và sự biến dạng tài nguyên thiên nhiên. Nuôi biển phải có sự bài bản, bền vững giúp giải quyết xung đột giữa ngành nuôi biển và phát triển du lịch biển vốn là thế mạnh của các địa phương ven biển.

Khai mạc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu. Ảnh: NNVN

Thực hiện mục tiêu này, ngành nuôi trồng thủy sản trên biển cần trao cơ hội cho cộng đồng này đồng thời không tước mất cơ hội của cộng đồng khác. Hệ sinh thái ngành hàng nuôi biển cần sự kết nối mật thiết giữa cơ quan quản lý chuyên ngành Trung ương, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác, chuyên gia quốc tế, các tổ chức nghề nghiệp của người dân nuôi biển và người dân nuôi biển có sinh kế gắn với nuôi biển.

Lý giải lý do chọn " Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh", Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, thời gian qua bằng sự quyết tâm hành động của lãnh đạo tỉnh, ngành chuyên môn, sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp, sự hưởng ứng nhiệt thành, đồng thuận của người dân, Quảng Ninh đã tạo được chuyển biến tích cực trong phát triển ngành thủy sản, đưa ngành này dần trở thành kinh tế mũi nhọn, tỉnh trở thành trung tâm kinh tế biển.

Với sự đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, ở Quảng Ninh đã bắt đầu hình thành hệ sinh thái nuôi biển với hơn 100 hợp tác xã được thành lập trong vòng 2 năm; có những mô hình độc đáo kết hợp nuôi biển công nghệ cao với du lịch trải nghiệm. Thời gian gần đây, cá heo liên tục xuất hiện ở vùng biển Quảng Ninh; biển Quảng Ninh ngày càng sạch hơn, đẹp hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu sau hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục ghi nhận, tổng hợp các vướng mắc làm cho tiến độ triển khai nuôi biển đang chậm, gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân; đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để khắc phục tình trạng nuôi tự phát trong thời gian qua. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan thúc đẩy ngành nuôi trồng, chế biến rong tảo biển và các tiềm năng khác; quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế về kinh tế biển, khoa học công nghệ nuôi biển.

Nuôi biển - vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau

Tham dự hội nghị này, bà Hilde Solbakken, Đại sứ Hoàng gia Na Uy tại Việt Nam cũng đã có những chia sẻ kinh nghiệm nuôi biển tại Na Uy. Đại sứ cho biết, Việt Nam và Na Uy đều là nước có thế mạnh về xuất khẩu thủy sản, trong đó Na Uy là nước lớn thứ hai và Việt Nam là nước lớn thứ ba.

Đại sứ Na Uy bày tỏ cho rằng, điều quan trọng nhất là hai quốc gia đang tích cực trao đổi chứ không cạnh tranh thị trường, mang lại những cơ hội quý giá để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Hợp tác nuôi trồng thủy sản biển và hải sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai nước mà còn tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Na Uy.

Đại sứ Na Uy gửi gắm: “Tôi hy vọng những khía cạnh khác nhau về nuôi biển bền vững ở Na Uy sẽ truyền cảm hứng cho bạn bè Việt Nam tại Hội nghị. Sự trao đổi lâu dài giữa Việt Nam và Na Uy trong ngành nuôi trồng thủy sản biển - thông qua các dự án tài trợ, hội thảo tập huấn, tọa đàm và hội nghị như dịp này, sẽ khai phá tiềm năng nguồn lợi đại dương của hai nước”.

Khai mạc
Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Hoàng gia Na Uy tại Việt Nam. Ảnh: NNVN

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Nhờ vậy, một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam như: Hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung; công nghiệp phụ trợ (thức ăn, thiết bị nuôi); công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ…

Hiện nay, nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, sản lượng 850.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 0,8 - 1 tỷ USD. Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, sản lượng 1,45 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại; phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới; tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng tàu, vận tải biển, cơ khí hệ sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững...

Tiềm năng, lợi thế cho việc phát triển nuôi biển của nước ta có nhưng muốn bay xa, muốn tạo nên một hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn cần phải được tháo gỡ.

Khai mạc
"Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh" thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ các tổ chức quốc tế. Ảnh: NNVN

"Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh" được tổ chức với mục đích thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 1664 về nuôi biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; nhận diện tình hình nuôi biển trên thế giới và trong nước hiện nay; triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch nuôi biển và các thủ tục đánh giá tác động môi trường, cấp phép, giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Hội nghị còn giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị, đồng thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tổ chức phát triển bền vững nuôi biển tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.

Trong khuôn khổ hội nghị, Ban tổ chức còn công bố khu vực biển để thu hút đầu tư nuôi biển và ký cam kết MOU hợp tác phát triển nuôi biển với một số nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế; nhận diện được những tồn tại, vướng mắc trong thủ tục pháp lý của Nhà nước trong việc triển khai nuôi trồng thủy sản trên biển, bàn giải pháp tháo gỡ; triển lãm, giới thiệu những thành tựu công nghệ, thiết bị nuôi biển, những sản phẩm OCOP và sản phẩm thủy sản của tỉnh Quảng Ninh.

Khai mạc
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: NNVN

Việt Nam là quốc gia có 3 mặt giáp biển, thiên nhiên ưu đãi nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển và nuôi biển đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là một trong những mũi nhọn ưu tiên và đã được cụ thể hóa bằng Quyết định 1664 ngày 4/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, “Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Bên cạnh những thuận lợi, phát triển nuôi biển tại nước ta hiện cũng đang gặp rất nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức. Đặc biệt là những vấn đề về cơ chế chính sách; khoa học công nghệ; liên kết sản xuất; nguồn lực đầu tư và vấn đề cấp mã số vùng nuôi phục vụ phát triển nuôi biển bền vững.

Với mong muốn có cách nhìn toàn diện hơn về nuôi biển, từ tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức và tìm kiếm giải pháp, “Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh” mong muốn là cầu nối để các cơ quan quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cùng nhau đánh giá, nhìn nhận thực trạng tổng quan nuôi biển tại Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới, mục tiêu cao nhất là góp phần phát triển ngành hàng nuôi biển bền vững.

Đặc biệt, Hội nghị được kỳ vọng sẽ trở thành sự kiện thường niên, cầu nối thu hút được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư vào nuôi biển, đầu tư hệ thống hạ tầng logistics phục vụ nuôi biển công nghiệp trong thời gian tới.

Sau phiên khai mạc, hội nghị sẽ diễn ra các phiên tọa đàm, thảo luận về tiềm năng và thách thức nuôi trồng thủy sản biển và các giải pháp phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phú Thọ: Siết chặt quản lý đặt cọc mua "nhà trên giấy"

Phú Thọ: Siết chặt quản lý đặt cọc mua "nhà trên giấy"

Phú Thọ siết chặt quản lý mua “nhà trên giấy”, nhằm tránh những rủi ro trong giao dịch, đảm bảo phát triển minh bạch, lành mạnh thị trường bất động sản.
Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng bằng 34,53% kế hoạch

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng bằng 34,53% kế hoạch

5 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt 2.685,38 tỷ đồng, tăng 15,55% so với cùng kỳ và bằng 34,53% kế hoạch năm.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp đạt chuỗi tăng 3 tháng liên tiếp

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp đạt chuỗi tăng 3 tháng liên tiếp

Sau khi sụt giảm 5,75% vào tháng 2/2024, chỉ số IIP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chuỗi 3 tháng tăng liên tiếp với mức tăng lần lượt 0,37%; 12,71% và 11,06%.
Hiệp hội Thương mại Dịch vụ Thâm Quyến mong muốn mở rộng đầu tư tại Bắc Ninh

Hiệp hội Thương mại Dịch vụ Thâm Quyến mong muốn mở rộng đầu tư tại Bắc Ninh

Ngày 31/5, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Dịch vụ Thâm Quyến đã sang thăm, tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư tại Bắc Ninh.
Thừa Thiên Huế: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy mùa nắng nóng

Thừa Thiên Huế: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy mùa nắng nóng

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công điện về tăng cường công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Tiếp tục ký kết “Nhà tài trợ Đồng” cho Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Tiếp tục ký kết “Nhà tài trợ Đồng” cho Festival Huế 2024

Tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2024 tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với Vietcombank và doanh nghiệp Lê Nguyễn.
6 tháng năm 2024, GRDP Nam Định đứng thứ 11 cả nước

6 tháng năm 2024, GRDP Nam Định đứng thứ 11 cả nước

GRDP 6 tháng đầu năm 2024 của Nam Định ước tăng 8,56% so với cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thừa Thiên Huế: Đang làm rõ nguyên nhân người đàn ông tử vong khi bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ

Thừa Thiên Huế: Đang làm rõ nguyên nhân người đàn ông tử vong khi bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ

Tối 30/5, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, ông L.T. S (47 tuổi), ở TP Hồ Chí Minh đã tử vong tại bệnh viện.
Khai mạc Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024

Khai mạc Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024

Tối 30/5 tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Ocean Park Gia Lâm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024.
Bắc Giang: Bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh

Bắc Giang: Bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh

Bà Chu Thanh Hường, Trưởng phòng Kê khai và Kế toán thuế được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thuế Bắc Giang.
Nam Định: Tháng 5 chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,78%

Nam Định: Tháng 5 chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,78%

Theo số liệu từ Cục Thống kê Nam Định, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2024 tăng 2,78% so với tháng trước.
Thủ tướng Chính phủ điều động Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Thủ tướng Chính phủ điều động Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Ông Trương Hải Long, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Festival biển đảo Việt Nam 2024 dừng khẩn cấp: Bí thư Vũng Tàu nói gì?

Festival biển đảo Việt Nam 2024 dừng khẩn cấp: Bí thư Vũng Tàu nói gì?

Bí thư Thành ủy Vũng Tàu Trần Đình Khoa cho rằng, đây là sự cố đáng tiếc, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố.
Nam Định: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách 5 tháng tăng 5,2%

Nam Định: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách 5 tháng tăng 5,2%

5 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Nam Định ước đạt 32,0% kế hoạch năm và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: Hoàn thành cắt, giảm thời hạn giải quyết 825 thủ tục hành chính

Vĩnh Phúc: Hoàn thành cắt, giảm thời hạn giải quyết 825 thủ tục hành chính

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã rà soát cắt, giảm thời hạn giải quyết 825 thủ tục hành chính (TTHC) với tổng số ngày cắt giảm được 4.998 ngày so với quy định.
Nam Định: Phê duyệt dự toán quy hoạch khu công nghiệp Minh Châu

Nam Định: Phê duyệt dự toán quy hoạch khu công nghiệp Minh Châu

UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt nhiệm vụ lập Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Minh Châu với kinh phí dự kiến trên 2,701 tỷ đồng.
"Mạnh thường quân" nào hỗ trợ 29 tỷ đồng cho Nam Định?

"Mạnh thường quân" nào hỗ trợ 29 tỷ đồng cho Nam Định?

Nam Định đã tiếp nhận nguồn vốn Chương trình an sinh xã hội năm 2024-2025 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ.
5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp và thương mại của Nam Định tăng cao

5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp và thương mại của Nam Định tăng cao

5 tháng năm 2024, một số chỉ số kinh tế lớn của Nam Định như sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ.
Lâm Đồng: Chấn chỉnh thái độ "hách dịch" của nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai

Lâm Đồng: Chấn chỉnh thái độ "hách dịch" của nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chấn chỉnh thái độ hách dịch, cửa quyền… của một số nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai.
Thu hồi đất làm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: Hơn 100 hồ sơ có dấu hiệu bị tẩy xóa

Thu hồi đất làm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: Hơn 100 hồ sơ có dấu hiệu bị tẩy xóa

Trong quá trình thu hồi đất, UBND phường Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã phát hiện hơn 100 hồ sơ có dấu hiệu bị chỉnh sửa, tẩy xóa, giả mạo chữ ký.
Hưng Yên: Điều động, bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương

Hưng Yên: Điều động, bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương

UBND tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm ông Vũ Quang Thắng - Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.
Nam Định: 6 tháng, tổng sản phẩm GRDP ước tăng 8 - 8,5%

Nam Định: 6 tháng, tổng sản phẩm GRDP ước tăng 8 - 8,5%

6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm GRDP của Nam Định ước tăng 8 - 8,5% so với cùng kỳ năm 2023, kinh tế của địa phương tăng trưởng ổn định.
Lào Cai: Xe tải lật xuống vực làm 3 người bị thương

Lào Cai: Xe tải lật xuống vực làm 3 người bị thương

Xe tải thùng kín biển kiểm soát 26C-085.54 bất ngờ mất lái và lao xuống vực làm 3 người trên xe bị thương trên đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa.
Cách làm mới, thiết thực nhằm đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ vải thiều

Cách làm mới, thiết thực nhằm đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ vải thiều

Ngày 27/5, tại huyện Thanh Hà đã diễn ra Lễ cắt băng khởi động Chương trình “Vải thiều Thanh Hà, Hải Dương - Hành trình cùng các tour du lịch”.
Đồng Nai: Mong muốn đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại trong khu vực

Đồng Nai: Mong muốn đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại trong khu vực

Ngày 27/5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động