Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Không nên phó mặc người dân bước vào giao dịch nhà ở với hành trang duy nhất là lòng tin

Đại biểu Quốc hội cho rằng, không nên phó mặc người dân bước vào giao dịch nhà ở với hành trang duy nhất là lòng tin vào sự tử tế của doanh nghiệp bất động sản.
Thành lập sàn giao dịch bất động sản: Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 8/9 Doanh nghiệp tổ chức sàn giao dịch bất động sản phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật Bỏ quy định bắt buộc giao dịch bất động sản thông qua sàn

Sáng 29/8, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tiếp tục xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Có những dự án huy động tiền cọc 30- 50% tổng giá trị công trình

Phát biểu ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại hội nghị, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp bày tỏ đồng tình với nội dung bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai để bên mua và bên bán tin tưởng lẫn nhau…

Giao dịch bất động sản: Không nên phó mặc vào “ lòng tin”
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn Đồng Tháp phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) lần này cần bổ sung thêm quy định cụ thể về khoản tiền bảo lãnh (đặt cọc) đối với nhà ở hình thành trong tương lai để xử lý những trường hợp hủy hợp đồng khi mà bên mua và bên bán không thể tự thỏa thuận được với nhau.

Bên cạnh đó, liên quan đến nội dung giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch, đại biểu bày tỏ tán thành với ý kiến của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Đồng thời nhấn mạnh, sàn giao dịch bất động sản chủ yếu thực hiện hoạt động môi giới trung gian để bán sản phẩm, với mục đích chính là kinh doanh, lợi nhuận…

Do vậy, chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc quy định giao dịch bất động sản bắt buộc qua sàn là không cần thiết. Theo đại biểu, về nội dung này, nhà nước chỉ nên quy định khuyến khích chứ không nên quy định theo hướng bắt buộc.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương nhận thấy, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân. Đại biểu góp ý về vấn đề đặt cọc trong kinh doanh nhà ở công trình xây dựng hình thành trong tương lai được quy định tại khoản 6 Điều 23.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ nhất trí với sự cần thiết về quy định đặt cọc và cho rằng, nếu không có quy định về đặt cọc, đặc biệt là số tiền đặt cọc tối đa và về thời điểm đặt cọc thì sẽ phát sinh nhiều rắc rối.

Thực tế hiện nay được đặt cọc mua nhà ở công trình xây dựng hình thành trong tương lai đang rất lộn xộn vì chúng ta thiếu những quy định này, do đó dẫn đến việc chủ đầu tư dự án chiếm dụng vốn của người mua, có những dự án huy động tiền cọc 30%-50% tổng giá trị của công trình…

Đại biểu nhận thấy, nhà ở là tài sản lớn đối với người dân, nếu không quy định rõ ràng về tiền đặt cọc thì người mua sẽ mất một khoản tiền lớn.

Về thời điểm đặt cọc, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhất trí với phương án 1 theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Kinh tế về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê, mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán cho thuê, mua nhà ở, công trình xây dựng. Thời điểm cho phép thu tiền đặt cọc là khi dự án với thiết kết cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định, chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Đại biểu đoàn Hải Dương cho rằng, với những ràng buộc pháp lý như vậy, vừa đảm bảo chắc chắn dự án sẽ được triển khai, không có trở ngại về pháp lý, tránh việc thu tiền cọc quá sớm khi dự án chưa đảm bảo các yêu cầu thủ tục, chưa được thẩm định, dẫn đến việc chủ đầu tư huy động vốn trái phép, lừa lấy tiền cọc của người mua hoặc mất cả năm thanh toán trả lại tiền cọc cho người mua….

Nếu quy định thời điểm đặt cọc như phương án 2 thì người mua không bị tác động nhiều nhưng về phía chủ đầu tư, phía người bán sẽ gặp trở ngại, khó khăn trong tính toán kinnh doanh. Do vậy, theo đại biểu, thời điểm đặt cọc như phương án 1 là hợp lý.

Quản lý chặt chẽ quá trình chuyển quyền sở hữu bất động sản

Tán thành với nhiều nội dung của dự thảo luật cũng như hồ sơ dự án luật, báo cáo giải trình, tiếp thu đã được trình bày, đại biểu Lê Thanh Hoàn - đoàn Thanh Hóa đóng góp thêm ý kiến về yêu cầu công chứng hợp đồng kinh doanh bất động sản và sàn giao dịch, môi giới bất động sản.

Giao dịch bất động sản: Không nên phó mặc vào “ lòng tin”
Đại biểu Lê Thanh Hoàn - Đoàn Thanh Hóa phát biểu

Theo đại biểu, về công chứng hợp đồng, quá trình chuyển quyền sở hữu bất động sản cần được quản lý chặt chẽ, vì quy định này là rất cần thiết, quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lơi người dân, đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền sở hữu được xác định rõ ràng.

Khi niềm tin vào quyền sở hữu được bảo đảm sẽ thúc đẩy việc mua bán, đầu tư vào tài sản cũng như sự phát triển minh bạch của thị trường bất động sản. Việc ký hợp đồng mua bán bất động sản, cụ thể là giữa doanh nghiệp bất động sản với người dân mà không yêu cầu công chứng là không hợp lý.

Đại biểu nêu rõ, cơ chế ký mua bán hoàn toàn riêng tư, không có một tổ chức trung gian như tổ chức công chứng để kiểm soát đã gây ra nhiều bất cập, dẫn đến nhiều vụ tranh chấp, lừa đảo, gây tốn thời gian, tiền bạc, làm tổn hại lợi ích của người dân.

Đối với hầu hết cá nhân, việc giao dịch nhà ở không thường xuyên diễn ra, do sự phức tạp và không thường xuyên nên sự hiểu biết của cá nhân người dân về cách thực hiện giao dịch một cách tốt nhất thường bị hạn chế.

Đại biểu cho rằng, không nên phó mặc người dân bước vào giao dịch này với hành trang duy nhất là lòng tin vào sự tử tế của doanh nghiệp bất động sản, đồng thời đề nghị cần quy định rõ về yêu cầu công chứng để quản lý chặt chẽ quá trình chuyển quyền sở hữu bất động sản.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, chiều nay (1/6) Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy động lực mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy động lực mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và có cơ chế, chính sách cụ thể thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Sản xuất, kinh doanh phục hồi, bức tranh kinh tế có những điểm sáng nổi bật

Sản xuất, kinh doanh phục hồi, bức tranh kinh tế có những điểm sáng nổi bật

5 tháng 2024, các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước. Bức tranh kinh tế có những điểm sáng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luôn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luôn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em sáng ngày 1/6 tại Thừa Thiên Huế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

Sáng nay (ngày 1/6), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân từ sớm, từ xa

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân từ sớm, từ xa

Nội dung nhận được quan tâm của các đại biểu quốc hội là xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đủ sức bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân từ sớm, từ xa.
Việt Nam - Hàn Quốc: Nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Việt Nam - Hàn Quốc: Nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam nhất quán mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc phát triển thực chất, toàn diện.
Sôi nổi Ngày hội Giáo dục và Khoa học - Sáng tạo năm 2024

Sôi nổi Ngày hội Giáo dục và Khoa học - Sáng tạo năm 2024

Sáng ngày 29/5 vừa qua, tại Trường THCS Hồng Bàng (TP.HCM) đã diễn ra Ngày hội Giáo dục và Khoa học - Sáng tạo năm 2024 do Ủy ban nhân dân Quận 5 tổ chức.
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Chiều 31/5, Tỉnh ủy Gia Lai và Đoàn công tác của Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ.
Đề nghị sớm luật hóa việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công

Đề nghị sớm luật hóa việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công

ĐBQH đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu trình Quốc hội luật hóa nội dung tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công.
Phú Yên: Thông hầm Chí Thạnh, nối lại đường sắt Bắc - Nam

Phú Yên: Thông hầm Chí Thạnh, nối lại đường sắt Bắc - Nam

Sau 10 ngày xảy ra sự cố sạt lở, hầm đường sắt Chí Thạnh (Phú Yên) được thông, giúp tuyến đường sắt Bắc - Nam trở lại hoạt động bình thường.
Thủ tướng: Dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em

Thủ tướng: Dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần hành động quyết liệt, thiết thực hơn, dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Chính phủ đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó chủ tịch

Chính phủ đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó chủ tịch

Dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Nghệ An được Chính phủ đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó chủ tịch.
Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Đề xuất phương án thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng được xây dựng gồm 3 khu chức năng: Sản xuất; hậu cần cảng - logistics; thương mại - dịch vụ.
Sẽ hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật

Sẽ hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật

Phát biểu tại hội trường, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cảm ơn những ý kiến phát biểu đầy trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội.
Khẩn trương tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương, đoàn An Giang đề nghị cần khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí.
Chủ tịch Hà Nội "thúc" tiến độ xây nhà ở xã hội, chậm nhất tháng 10 phải khởi công 1 dự án

Chủ tịch Hà Nội "thúc" tiến độ xây nhà ở xã hội, chậm nhất tháng 10 phải khởi công 1 dự án

Mục tiêu hàng đầu của Hà Nội là xây dựng nhà ở xã hội sớm nhất, chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất để giúp người lao động có nhà, ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng: Việt Nam coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO

Phó Thủ tướng: Việt Nam coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO.
Cần tách bạch rõ ràng nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh

Cần tách bạch rõ ràng nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh

Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến, cần tách bạch rõ ràng nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh để bảo đảm tính thực thi trong các quy định.
Đại biểu Quốc hội nhất trí cần cơ chế, chính sách đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Đại biểu Quốc hội nhất trí cần cơ chế, chính sách đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 30/5, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế, chính sách, pháp luật đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước

Còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, tại một số bộ, cơ quan trung ương còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời ảnh hưởng tiến độ thực hiện nhiệm vụ ngân sách

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời ảnh hưởng tiến độ thực hiện nhiệm vụ ngân sách

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách.
Cần có cơ chế vượt trội, khả thi để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng, an ninh

Cần có cơ chế vượt trội, khả thi để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng, an ninh

Chiều nay 30/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại với Lào

Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại với Lào

Ngày 30/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Santiphab Phomevihane cùng Đoàn công tác sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Giám sát chuyên đề môi trường: Vì sao nhiều đại biểu đồng tình?

Giám sát chuyên đề môi trường: Vì sao nhiều đại biểu đồng tình?

Theo nhiều đại biểu, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng, do vậy Quốc hội nên đưa chuyên đề môi trường vào Chương trình giám sát năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động