Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kỳ vọng sự phục hồi của doanh nghiệp trong năm 2024

Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2024 tạo đà cho doanh nghiệp trong nước phục hồi và phát triển.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó" Hải Phòng tổ chức Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho 250 doanh nghiệp xuất nhập khẩu Vá "lỗ hổng" nâng khống vốn, chạy dòng tiền của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán: Cách nào?

Ngày 23/3/2024, tại tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation - CHLB Đức (Viện FNF) tổ chức Hội nghị Triển vọng đầu tư năm 2024. Tại hội nghị, các chuyên gia nhìn nhận, nhiều tín hiệu tích cực trong năm nay tạo cơ sở cho doanh nghiệp trong nước phục hồi và phát triển.

Tại hội nghị, các chuyên gia nhìn nhận, nhiều tín hiệu tích cực trong năm nay tạo cơ sở cho doanh nghiệp trong nước phục hồi và phát triển
Tại hội nghị, các chuyên gia nhìn nhận, nhiều tín hiệu tích cực trong năm nay tạo cơ sở cho doanh nghiệp trong nước phục hồi và phát triển

Nhận diện thách thức

Tại hội nghị, các chuyên gia đều nhận định, năm 2024 là năm tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, sức ép lạm phát lớn; sản xuất kinh doanh dự báo vẫn khó khăn; nhu cầu các thị trường xuất, nhập khẩu trọng yếu của Việt Nam tiếp tục suy giảm. Bên cạnh đó, những tồn tại, hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế về cơ cấu chưa được xử lý dứt điểm. Thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; quy mô nền kinh tế nước ta còn khiêm tốn nhưng độ mở lớn, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế… Qua đó cho thấy, khó khăn còn rất nhiều nhưng vẫn có các yếu tố để chúng ta kỳ vọng về sự tăng trưởng của kinh tế đất nước năm 2024.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính chia sẻ, tiền tệ Quốc gia, cơ hội cho doanh nghiệp trong năm 2024 tương đối khả quan. Các động lực tăng trưởng cho năm 2024 bao gồm: Công nghiệp dịch vụ đã phục hồi tốt hơn so với năm 2023 (từ phía cung) và xuất khẩu, tiêu dùng tiếp đà phục hồi; đầu tư công, đầu tư tư nhân và thu hút FDI được đẩy mạnh hơn; cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu, từ việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược.

Những tín hiệu phục hồi này đã có từ tháng 6/2023 và đến nay khá rõ nét. Ngoài ra, các chính sách vĩ mô, quản trị rủi ro trong nước tốt. Lạm phát có tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát; lãi suất giảm và tỷ giá cơ bản ổn định là những cơ sở quan trọng để ổn định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”, TS. Cấn Văn Lực chỉ ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn đó những rủi ro từ xung đột địa chính trị phức tạp, lạm phát và lãi suất dù giảm nhưng còn cao; đà phục hồi ở một số nước chậm lại (Mỹ, Nhật Bản, Anh và Trung Quốc…) kéo theo tăng trưởng toàn cầu thấp hơn 2023…

Quyết tâm tạo động lực cho tăng trưởng

Dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý I ước đạt 5,4% nhưng Bắc Giang đạt hơn 14%, cao hơn 2 lần tăng trưởng bình quân chung cả nước. Mức độ quản trị rủi ro được tích lũy tốt; lạm phát, tỷ giá trong được kiểm soát; thị trường chứng khoán, bất động sản dần phục hồi… Vì thế, cơ hội động lực cho tăng trưởng nền kinh tế của địa phương, doanh nghiệp tương đối khả quan.

Trao đổi về những nội dung liên quan, các chuyên gia nhận định, tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang trong quý I là tích cực, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng tỉnh cần quan tâm đến chất lượng tăng trưởng để bảo đảm tăng trưởng bền vững.

Ông Nguyễn Xuân Phú- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn SUNHOUSE cho rằng, Bắc Giang có vị trí thuận lợi giống như căn nhà đẹp nhất ở khu đô thị. Để khai thác lợi thế này, doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện để có thể kinh doanh về mặt bằng, nhà xưởng, máy móc, con người, xây dựng mối quan hệ với đối tác, thúc đẩy đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chủ động, có chiến lược lâu dài trong giai đoạn tiếp theo.

Còn ông Cao Hoài Dương- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) chia sẻ một số kinh nghiệm mạnh dạn đổi mới để phát triển. Ông cho biết, là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí nhưng trước làn sóng kinh tế xanh, chuyển đổi xanh, đơn vị đã thúc đẩy chuyển đổi năng lượng truyền thống sang năng lượng xanh. Bước đầu, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm, xác định chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, doanh nghiệp đã xây dựng các trạm sạc pin điện, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến nay, lợi nhuận từ các trạm sạc pin điện đã chiếm 25% lợi nhuận bán dầu của đơn vị. Đây là minh chứng cho thấy, cần phải nhận định, dự báo được xu hướng và càng đi sớm, đón đầu thì doanh nghiệp sẽ thành công.

Phân tích kỹ hơn, ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh, ngoài các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, chúng ta cũng cần quyết liệt hơn nữa cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm. Cùng đó, tăng cường đối thoại, lắng nghe doanh nghiệp để cùng nhìn tác động nhận chính sách và đồng hành với doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp, tôi cho rằng cần phải tự làm được 4 việc, bao gồm: Quyết liệt tái cơ cấu để giảm chi phí và mô hình hoạt động phù hợp hơn; tìm hiểu và tận dụng các gói chính sách hỗ trợ của Chính phủ; bắt kịp xu hướng mới, số hóa, xanh hóa. Vấn đề này doanh nghiệp và nhà nước đã làm rồi nhưng vẫn còn chậm và chưa bài bản. Cuối cùng là liên kết các doanh nghiệp trong tỉnh, trong vùng và với các doanh nghiệp FDI để làm sao có thể hấp thu tốt nhất hàm lượng khoa học công nghệ vào sản xuất”, ông Lực đề xuất và chỉ ra: Như tỉnh Bắc Giang đặt tăng trưởng 14,5%/năm 2024 nhưng câu chuyện bền vững mới quan trọng. Chất lượng tăng trưởng thế nào, liên quan năng suất lao động, đóng góp của yếu tố khoa học kỹ thuật, cơ cấu kinh tế đã hợp lý chưa; hay cả vấn đề kinh tế số, kinh tế xanh, khu công nghiệp xanh - sinh thái.

Đưa ra lời khuyên đối với doanh nghiệp, ông Phan Đức Hiếu- Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp phải tăng khả năng chống chịu, nhanh chóng thích ứng với tình hình; nhanh nhạy cập nhật chính sách mới và chủ động tìm hiểu những tác động của cơ chế chính sách, đưa ra giải pháp phù hợp. Hiện nay, cơ hội thu hút đầu tư công nghiệp bán dẫn rất lớn, Bắc Giang có thể nghiên cứu, phát triển lĩnh vực này và chuẩn bị các điều kiện đi kèm, tạo đà cho phát triển. Bên cạnh đó, chính quyền cần xây dựng quy hoạch có tính tổng thể, việc lấy ý kiến phải bảo đảm thực chất, rộng rãi.

Ông Phan Đức Hiếu cũng cho rằng, năm 2024, Chính phủ đặt trọng tâm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng thông qua chính sách tiền tệ; giữ ổn định vĩ mô là thứ 2, và tài khóa là thứ 3. Như vậy, chiến lược của doanh nghiệp cũng phải linh hoạt theo để đón đầu và phù hợp. Bản thân doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, xúc tiến đầu tư phải cùng ngồi lại để xem xét từ các chính sách hỗ trợ, tác động ra sao và làm thế nào để tận dụng hiệu quả.

Về phía Giám đốc Viện FNF Việt Nam - GS TS Andreas Stoffers đánh giá: "Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam thực hiện trong suốt thời gian qua về tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp… Song vẫn cần tiếp tục tăng cường hơn nữa sự minh bạch trong thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp thuận lợi tiến về phía trước, đẩy nhanh và mạnh hơn quá trình tinh giản thủ tục hành chính”- GS TS Andreas Stoffers nói.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Năm 2022,Tuyên Quang xếp thứ 48/63 tỉnh, thành về chuyển đổi số, địa phương này đang nỗ lực xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Hiện nay, có nhiều nút thắt cần được tháo gỡ để Bà Rịa - Vũng Tàu hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành trung tâm kinh tế biển quốc gia vào năm 2030.
Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Nhiều hoạt động nhằm quảng bá Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu sẽ được tỉnh Sơn La tổ chức từ ngày 17-19/5/2024.
Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Tổng công ty CP Hợp Lực đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng.
Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương vừa tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch, lộ trình di dời các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang dự kiến huy động khoảng 28.478 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Việc phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế.
Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Cục Công Thương địa phương-Bộ Công Thương có quyết định công nhận 5 sản phẩm của Tuyên Quang là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc.
Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Quy hoạch phát triển ngành logistics thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại, thông minh của cả nước.
Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Công an tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Ngày 14/5, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã đi kiểm tra, khảo sát một số địa điểm thực hiện các dự án tại huyện Mèo Vạc.
Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang vừa thông qua việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Quảng Ninh, Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu.
Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho sản phẩm công nghiệp nông thôn ở Tuyên Quang là một chủ trương đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Ngày 13/5, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến lần 2 đối với Đề án “Phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia”.
Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Thái Nguyên có 218 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 11,2 tỷ USD.
Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Với vị trí Top 10 chỉ số PCI, các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ tự tin phát triển toàn diện, vững chắc.
Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương trở thành địa phương có công nghiệp, dịch vụ hiện đại của cả nước.
Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Lãnh đạo Ninh Thuận cảm ơn cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đã sẻ chia cùng chính quyền tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tạo sự đột phá về Chỉ số PCI.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Theo kế hoạch, dự án đường 991B phải hoàn thành vào tháng 6/2024. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, dự án này được gia hạn hoàn thành vào cuối tháng 9/2024.
Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Theo công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 thì tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động