Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero

Trong 5 nước phát thải CO2 hàng đầu thế giới có Mỹ và Nhật Bản là 2 nước đã phát triển nên phải cam kết Net zero (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050.
Panasonic công bố mục tiêu giảm phát thải CO2 trên toàn cầu vào năm 2050 3 giải pháp kỳ vọng giúp giảm tác động phát thải CO2 từ xi măng Nguyên nhân Đức giảm phát thải hàng triệu tấn CO2

Hãy cùng chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm xem: Năm 2023, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản - 5 quốc gia phát thải khí CO2 từ nhiên liệu hóa thạch nhiều nhất thế giới (chiếm 60,2% lượng khí CO2 nhiên liệu hóa thạch thải ra năm 2022 của toàn thế giới) đã đi đến đâu trên hành trình tới Net zero và so sánh với Việt Nam.

Có nhiều chất khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu, trong đó khí carbonic (CO2) có nguồn gốc từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch có liên quan trực tiếp tới ngành năng lượng bị coi là nguồn khí nhà kính đóng góp lớn nhất cho sự nóng lên của Trái đất do con người gây ra.

Trong 5 nước phát thải CO2 hàng đầu thế giới có Mỹ và Nhật Bản là 2 nước đã phát triển nên phải cam kết Net zero (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050. Trung Quốc và Nga tuy phát thải nhiều và thu nhập bình quân ở mức trung bình cao, nhưng vẫn chưa được công nhận là nước phát triển, nên cam kết Net zero vào năm 2060. Ấn Độ thể hiện rõ họ là nước nghèo, nên cam kết vào năm 2070. EU có thể lọt vào top này, nếu để nguyên cả khối. Nhưng nếu xét theo quốc gia, thì EU không lọt vào danh sách.

Việt Nam được đưa vào để so sánh cho thấy: Phát thải của Việt Nam còn rất nhỏ so với 5 nước phát thải hàng đầu.

Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero
Nguồn: Chương trình nghiên cứu EDGAR của EU. Năm cam kết theo tuyên bố của các quốc gia tại COP26.

Tuy là nước “đang phát triển”, nhưng Trung Quốc đã từ một nước phát thải CO2 ngang với Nga vào năm 1990 vượt lên dẫn đầu thế giới và trở nên “không có đối thủ” từ năm 2006. Thậm chí nhiều nước giảm phát thải vào năm 2020 do Covid-19, nhưng Trung Quốc vẫn chỉ tăng chậm chứ không giảm (xem đồ thị).

Năm 2023, Trung Quốc tiêu thụ 5,1 tỷ tấn than, chiếm 60% lượng than tiêu thụ trên toàn thế giới. Hơn 90% lượng than đó được khai thác trong nước. Trung Quốc cam kết sẽ đạt đỉnh phát thải trước năm 2030 và sau đó bắt đầu giảm phát thải CO2 từ năng lượng hóa thạch. Kế hoạch của Trung Quốc khá phù hợp với dự báo tăng trưởng GDP/đầu người.

Dự báo cho thấy: Năm 2030, Trung Quốc sẽ là nước có thu nhập cao, do đó phải cắt giảm phát thải CO2 theo Hiệp định Paris 2015.

Mỹ có xuất phát điểm cao, vì là nước đã phát triển và từ 1990 đến năm 2000 phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tăng chậm, đạt đỉnh vào những năm 2000 - 2007, sau đó có giảm, nhưng chậm. Sau dịch Covid-19, phát thải lại có xu hướng tăng mặc cho những cam kết phải cắt giảm theo Hiệp định Paris 2015. Nếu tính suốt chiều dài lịch sử công nghiệp hóa, thì Mỹ mới là nước phát thải lớn nhất thế giới, chứ không phải Trung Quốc.

Ấn Độ có xuất phát điểm phát thải thấp hơn Trung Quốc và tốc độ tăng cũng thấp hơn. Tuy nhiên, phát thải CO2 của Ấn Độ tăng dần đều, vượt qua Nga và Nhật Bản để trở thành nước có phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch đứng thứ ba thế giới.

Nga và Nhật Bản có giảm phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch, nhưng không nhiều. Nhật Bản thể hiện có giảm phát thải CO2 rõ hơn Nga. Nhật Bản đang dần dần cho vận hành lại các lò phản ứng hạt nhân bị đóng cửa sau thảm họa Fukushima, đồng thời nghiên cứu lò thế hệ mới để đưa vào xây dựng. Sự ủng hộ với điện hạt nhân ở Nhật Bản đang tăng lên, do nước này đã thấy bên cạnh năng lượng tái tạo chỉ có điện hạt nhân mới giúp thực hiện cam kết Net zero vào năm 2050.

Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero
Nguồn: Chương trình nghiên cứu EDGAR.

Sản xuất điện là một trong những ngành phát thải CO2 có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất, bên cạnh giao thông và công nghiệp. Phần tiếp theo sẽ là công suất đặt và điện năng của 5 nước có lượng phát thải CO2 hàng đầu thế giới.

Công suất lắp đặt điện của các nước vào cuối 2023 trên được thể hiện dưới bảng sau (GW):

Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero
Nguồn: Báo cáo thống kê của các nước, Irena.

Công suất lắp đặt nhiệt điện (chủ yếu là điện than và một phần điện khí) của Trung Quốc lớn nhất thế giới (với 1.390 GW). Công suất lắp đặt điện năng lượng tái tạo (gió và mặt trời) của Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới (với 441 GW điện gió và 609 GW điện mặt trời).

So sánh công suất lắp đặt là chưa đủ, vì trong thời đại của năng lượng tái tạo, hệ số sử dụng của điện gió, mặt trời phụ thuộc vào thời tiết, trong khi các nguồn điện chủ động (như nhiệt điện và thủy điện lớn) đóng vai trò hỗ trợ. Vì thế, chúng tôi so sánh điện năng sản xuất trong 1 năm giữa các nước.

Điện năng sản xuất năm 2023 (số liệu của Nhật Bản là năm 2022), tỷ kWh:

[* Số liệu của Mỹ tính toán dựa trên báo cáo 11 tháng của 2023, cơ quan EIA. ** Năng lượng phi hóa thạch (bao gồm năng lượng tái tạo, thủy điện và điện hạt nhân)].
[* Số liệu của Mỹ tính toán dựa trên báo cáo 11 tháng của 2023, cơ quan EIA. ** Năng lượng phi hóa thạch (bao gồm năng lượng tái tạo, thủy điện và điện hạt nhân)].

Tại hội nghị các bên tham gia công ước khí hậu lần thứ 28 (COP28) cuối năm 2023, các nước sở hữu năng lượng hạt nhân đã tuyên bố: Điện hạt nhân không phải là năng lượng hóa thạch và sẽ tăng gấp 3 lần công suất lắp nguồn điện này vào năm 2050 so với hiện nay. Do đó, điện hạt nhân trong bảng trên được tính vào năng lượng “phi hóa thạch”.

Số liệu trong bảng cho thấy: Dù Việt Nam chưa có nhà máy điện hạt nhân, nhưng tỷ lệ năng lượng tái tạo và tỷ lệ năng lượng phi hóa thạch thuộc vào loại cao trên thế giới. Với tỷ lệ năng lượng tái tạo cao, việc điều độ hệ thống điện trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với hệ thống có điện hạt nhân và nhiệt điện cao.

Nhìn kỹ hơn vào Mỹ (như đồ thị dưới đây) có thể thấy: Điện năng từ năng lượng tái tạo tăng đều đặn, nhưng tốc độ tăng không cao và 2 năm gần đây có xu hướng chậm lại. Nhiệt điện than giảm mạnh, nhưng chỉ là được thay thế bởi điện khí do giá khí tự nhiên ở Mỹ rất cạnh tranh. Tổng điện năng từ năng lượng hóa thạch ở Mỹ giảm rất chậm. Với các xu thế hiện nay, có thể thấy: Nếu không có công nghệ phát điện đột phá nào được đưa vào vận hành thương mại, nước Mỹ sẽ không đạt Net zero vào năm 2050 như đã cam kết.

Điện hạt nhân ở Mỹ có xu thế giảm do các lò phản ứng đã quá thời hạn sử dụng. Các lò mới ở Mỹ xây dựng rất chậm, đội vốn nhiều và không thể cạnh tranh được với giá điện từ khí đốt. Lò modul nhỏ (SMR) ban đầu đầy hy vọng ở California, nay đã tỏ ra không còn khả năng cạnh tranh. Chính Trung Quốc mới là nước đầu tiên đưa SMR vào vận hành thương mại (vào cuối năm 2023).

Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero

Bài học nào với Việt Nam?

Nếu 5 nước phát thải hàng đầu vẫn chuyển đổi năng lượng chậm như hiện nay thì khả năng đạt Net zero của thế giới vào năm 2050 gần như bằng không. Trong lúc đó, đóng góp của Việt Nam vào lượng khí thải CO2 toàn cầu không đáng kể so với 5 cường quốc phát thải.

Cam kết giảm phát thải về Net zero của các nước đều dựa theo tính toán kinh tế, trình độ thực lực công nghệ và tiềm năng khai thác đa dạng các nguồn cung cấp điện. Thậm chí, khi cần thiết có thể sẽ từ bỏ cam kết để nền kinh tế không bị ảnh hưởng (Mỹ).

Cần lưu ý là tất cả 5 cường quốc phát thải CO2 đều sở hữu năng lượng hạt nhân ở mức độ tự chủ cao, công suất lắp đặt nhiệt điện lớn, nên hệ thống có thể hấp thụ nhiều năng lượng tái tạo hơn so với hệ thống điện của Việt Nam.

Theo chúng tôi, nếu Việt Nam không tăng được công suất lắp đặt nhiệt điện và đi xa hơn là sở hữu điện hạt nhân, thì khó có thể tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo cao hơn hiện nay.

Theo Năng lượng Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay ngày 20/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 20/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/4/2024: Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.
Làm gì để minh bạch “thị trường” rác thải nhựa trong thực thi EPR?

Làm gì để minh bạch “thị trường” rác thải nhựa trong thực thi EPR?

Yêu cầu có một thị trường giao dịch rác thải để đảm bảo minh bạch đầu vào là điều mà nhiều doanh nghiệp tái chế hiện nay mong mỏi khi thực hiện cơ chế EPR.
Thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng diện rộng, có nơi trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng diện rộng, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng mở rộng, ngoài Tây Bắc Bộ, nắng nóng mở rộng vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chiều tối và đêm có mưa.
Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Đó là khẳng định của ông Hans Bruyninckx - Ban Tài nguyên Quốc tế (IRP) tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn thế giới 2024 (WCEF2024) diễn ra từ ngày 15-18/4 tại Bỉ.
Thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Bắc Bộ sáng sớm có mưa, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Bắc Bộ sáng sớm có mưa, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Bắc Bộ sáng sớm cục bộ có mưa, mưa rào rải rác, ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ diễn ra đến tháng 11/2024

Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ diễn ra đến tháng 11/2024

Năm nay, Báo Kinh tế và Đô thị tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội.
Thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục tăng nhiệt nắng nóng, nắng nóng gay gắt trên cả nước, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ.
Thương mại tín chỉ carbon: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng

Thương mại tín chỉ carbon: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng

Tín chỉ carbon rừng là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương.
Thời tiết hôm nay ngày 16/4/2024: Tây Bắc Bộ nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 16/4/2024: Tây Bắc Bộ nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 16/4/2024: Tây Bắc Bộ nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ. Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì hình thái nắng nóng gay gắt.
Giải pháp nào cho rác thải nhựa từ hoạt động thương mại điện tử?

Giải pháp nào cho rác thải nhựa từ hoạt động thương mại điện tử?

Chiều 15/4/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức Hội thảo "Rác thải nhựa từ thương mại điện tử - Thực trạng và giải pháp".
Thời tiết hôm nay ngày 15/4/2024: Ba miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 15/4/2024: Ba miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/4/2024: Ba miền Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất có nơi trên 38 độ.
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Năm 2023, các cơ quan chức năng TP. Hà Nội đã thành lập 90 đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính 1.474 cơ sở vi phạm về môi trường.
Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng

Ngày 13/4, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Thời tiết hôm nay ngày 14/4/2024: Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng trên 38 độ

Thời tiết hôm nay ngày 14/4/2024: Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng trên 38 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 14/4/2024: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, Nam Bộ duy trì hình thái thời tiết nắng gắt với nền nhiệt cao nhất có nơi trên 38 độ.
Thời tiết hôm nay ngày 13/4/2024: Bắc Bộ nhiệt độ gia tăng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay ngày 13/4/2024: Bắc Bộ nhiệt độ gia tăng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 13/4/2024: Bắc Bộ nhiệt độ gia tăng thời tiết oi nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trên 38 độ.
Thúc đẩy sự phát triển ngành tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam

Thúc đẩy sự phát triển ngành tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam

Sáng 12/4, tại Hà Nội, chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động.
Thời tiết hôm nay ngày 12/4/2024: Bắc Bộ nắng nóng trở lại, nhiệt độ cao nhất 35 độ

Thời tiết hôm nay ngày 12/4/2024: Bắc Bộ nắng nóng trở lại, nhiệt độ cao nhất 35 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 12/4/2024: Bắc Bộ nắng nóng quay trở lại, nền nhiệt tăng dần, có nơi trên 35 độ. Nam bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt.
Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, UNDP Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn “Giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử”.
Thời tiết hôm nay ngày 11/4/2024: Bắc Bộ mưa nhỏ, Nam Bộ nắng nóng đạt đỉnh 38 độ

Thời tiết hôm nay ngày 11/4/2024: Bắc Bộ mưa nhỏ, Nam Bộ nắng nóng đạt đỉnh 38 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 11/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, nền nhiệt tăng. Nam Bộ nắng nóng gay gắt đạt đỉnh 38 độ.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Khởi động chương trình “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh”

Khởi động chương trình “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh”

Nhằm hướng đến mục tiêu trồng 2.700 cây xanh, ngày 10/4 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã diễn ra lễ khởi động chương trình “TCP- Hành trình vì một Việt Nam xanh”.
Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, vấn đề về môi trường đang ngày càng được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Thời tiết hôm nay ngày 10/4/2024: Bắc Bộ mưa nhỏ, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 10/4/2024: Bắc Bộ mưa nhỏ, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ, nền nhiệt tăng nhẹ. Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt.
Thời tiết hôm nay ngày 9/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh

Thời tiết hôm nay ngày 9/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 9/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ rải rác, đêm và sáng trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Nam Bộ nắng nóng.
Thời tiết hôm nay ngày 8/4/2024: Miền Bắc mưa rải rác, miền Nam nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 8/4/2024: Miền Bắc mưa rải rác, miền Nam nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 8/4/2024: Miền Bắc duy trì trạng thái đêm mưa nhỏ, ngày mưa rào rải rác, miền Nam tiếp tục nắng nóng gay gắt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động