Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về truy xuất nguồn gốc trong bối cảnh số

Nhằm phổ biến, nâng cao nhận thức của các Đoàn viên thanh niên, hợp tác xã, doanh nghiệp trẻ về vai trò của truy xuất nguồn gốc nâng cao giá trị và định vị thương hiệu sản phẩm nông sản, ngày 22/3, Đoàn thanh niên (ĐTN) 3 Bộ: Công Thương - Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.
Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định, Phó Bí Thư đảng uỷ Bộ NN&PTNT Nguyễn Văn Trường, đại diện ĐTN 3 Bộ, ĐTN các địa phương và hàng trăm Đoàn viên thanh niên (ĐVTN).

Đón đầu xu thế

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, câu chuyện về vai trò của truy xuất nguồn gốc được nhắc đến nhiều hơn. Trong nền kinh tế 4.0, thông tin về sản phẩm hàng hoá từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ đều được theo dõi đến từng bước nhỏ. Nguồn thông tin này có thể được dùng vào rất nhiều việc trong đó có việc tối ưu hoá quá trình sản xuất, phân phối, dự báo, tuân thủ quy định xuất nhập khẩu….

Trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng nền tảng số được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản, hướng tới các tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về truy xuất nguồn gốc trong bối cảnh số
Lãnh đạo 3 Bộ: Công Thương, KH&CN, NN&PTNN tặng hoa chúc mừng hoạt động của ĐTN

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN - cho biết: Hiện nay, chúng ta đang đối mặt với những thách thức rất lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động bởi đại dịch Covid-19. Chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh đã được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là giải pháp, xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tồn tại và phát triển.

Trong đó, truy xuất nguồn gốc là giải pháp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản của bà con nông dân bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho người nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng. Đồng thời góp phần gia tăng giá trị của nông sản của các địa phương, góp phần thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới.

Để đón đầu xu thế, Chính phủ đã ban hành Đề án 100/QĐ-TTg 2019 về truy xuất nguồn gốc nhằm xác định những nhiệm vụ cần triển khai để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.

Mới nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Theo đó, Bộ KH&CN giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về truy xuất nguồn gốc trong bối cảnh số
Ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại hội thảo

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN, với trách nhiệm là cơ quan được giao, Bộ KH&CN đã xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Đề án, triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Cổng thông tin truy xuất sản phẩm hàng hóa quốc gia, đảm bảo kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc để số hóa chuỗi giá trị các sản phẩm hàng hóa, trong đó có các sản phẩm nông sản.

Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ

Nhấn mạnh tầm quan trọng của ĐVTN trong hoạt động này, ông Lê Xuân Định cho rằng, trong bối cảnh nông sản Việt Nam đang từng bước khẳng định giá trị trên thị trường trong nước và xuất khẩu, việc ứng dụng nền tảng số được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản, hướng tới các tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Với vai trò xung kích, sáng tạo, ĐVTN là lực lượng nòng cốt quyết định thành công của quá trình chuyển đổi số và truy xuất nguồn gốc. “ĐTN của 3 Bộ tiếp tục phát huy vai trò của tuổi trẻ, trở thành động lực quan trọng đóng góp cho công tác chuyển đổi số của đơn vị, đẩy mạnh phong trào tuổi trẻ sáng tạo, phát huy tiềm năng và thế mạnh của ĐVTN trong việc nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ” - ông Lê Xuân Định kỳ vọng.

Thực tế, trong công tác chuyên môn ĐVTN Bộ Công Thương với lực lượng trẻ nhiệt huyết, có chuyên môn trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại không ngừng trau dồi những kiến thức chuyên môn về vai trò của truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị và định vị thương hiệu sản phẩm nông sản; Ứng dụng nền tảng số trong quản lý lưu thông, tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường nước ngoài; Hướng đến thống nhất áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.…

Chia sẻ với phóng viên Vuasanca , anh Hoàng Minh Chiến - Bí thư ĐTN Bộ Công Thương - cho biết, với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, ĐTN của 3 Bộ đã tổ chức các hoạt động chuyên môn nhiều hơn để các ĐVTN có thể cập nhật được những kiến thức mới cũng như những chủ trương, kết nối của 3 cơ quan. Đây cũng là những nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương trong đó có ĐTN Bộ Công Thương, ĐTN Bộ KH&CN, ĐTN Bộ NN&PTNT.

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về truy xuất nguồn gốc trong bối cảnh số
Tại Hội thảo, ĐTN 3 Bộ: Công Thương - KH&CN - NN&PTNT đã ký kết Biên bản ghi nhớ phối hợp thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên 2022 - 2027

Trước đó, năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ đề xuất danh mục các nhóm sản phẩm, hàng hóa bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc; liên kết các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa của mình với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc trong xúc tiến thương mại.

“Từ sự hợp tác của ĐTN của 3 Bộ, các ĐVTN sẽ nắm được tinh thần phối hợp trong công tác chuyên môn, hoạt động thanh niên tình nguyện để hoạt động truy xuất nguồn gốc nâng cao giá trị và định vị thương hiệu sản phẩm nông sản trên nền tảng số đạt được hiệu quả tốt nhất” - anh Hoàng Minh Chiến nhấn mạnh.

Anh Lê Vũ Tiến - Bí thư ĐTN Bộ KH&CN - cho biết, trong bối cảnh Cách mạnh công nghiệp 4.0, thanh niên có lợi thế rất nhiều trong việc tiếp cận với công nghệ mới, cách thức quản trị và tư duy kinh doanh mới, do đó sự phối hợp của ĐTN 3 Bộ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng cường tiêu thụ nông sản. Trong đó, "việc ứng dụng nền tảng số được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản, hướng tới các tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế" - anh Lê Vũ Tiến nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các diễn giả là các chuyên gia đến từ Bộ Công Thương, Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp đã chia sẻ những thông tin tổng quan về hệ thống truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt là đối với các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc; những quy định trong xây dựng và quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; những kinh nghiệm thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản hiện nay… Các diễn giả cũng đề cập đến vai trò của thanh niên trong việc triển khai thực hiện các hoạt động này.

Bên cạnh đó, những thông tin hữu ích mà các diễn giả mang lại đã giúp nhà quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, phân phối và người tiêu dùng hiểu sâu hơn quy định, hoạt động truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản phân phối trong nước và xuất khẩu. Qua đó, chủ động ứng dụng công nghệ để tiến thêm một bước trong việc thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế của sản phẩm nông sản Việt Nam.

Hội thảo cũng là diễn đàn mở để các doanh nghiệp chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý các hệ thống truy xuất nguồn gốc có khả năng liên thông với nhau, việc áp dụng những công cụ để số hóa chuỗi giá trị nông sản và sử dụng các ưu thế về truy xuất nguồn gốc để xúc tiến thương mại với các thị trường trong và ngoài nước.

Thu Trang – Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 31.500 người livestream bán hàng vào

Hơn 31.500 người livestream bán hàng vào ''tầm ngắm'' của ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, người có doanh thu và thu nhập từ livestream bán hàng sẽ phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.
Giá điều thô tăng mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó

Giá điều thô tăng mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó

Giá điều thô tăng 50% chỉ trong vòng một tháng khiến các doanh nghiệp nhập khẩu điều thô về chế biến xuất khẩu khốn đốn vì đối tác ngoại xù hợp đồng.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản có giá xuất khẩu cao nhất

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản có giá xuất khẩu cao nhất

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản có giá xuất khẩu cao nhất trong 5 tháng đầu năm nay, với mức 3.482 USD/tấn, tăng 49,9% so với cùng kỳ.
Sắp diễn ra Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Hồng

Sắp diễn ra Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Hồng

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Hồng sẽ được tổ chức vào ngày 05/6/2024 tại Hà Nội.
Doanh nghiệp lo lợi ích nhóm, quay lại cơ chế xin - cho nếu áp dụng giá sàn xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp lo lợi ích nhóm, quay lại cơ chế xin - cho nếu áp dụng giá sàn xuất khẩu gạo

Đề xuất giá sàn gạo xuất khẩu khiến doanh nghiệp trong ngành lo ngại 'bổn cũ' sẽ lặp lại và sẽ xuất hiện những tiêu cực lợi ích nhóm, xin - cho...

Tin cùng chuyên mục

Ngành Hải quan đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ hiệu quả thông quan hàng hóa

Ngành Hải quan đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ hiệu quả thông quan hàng hóa

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vừa ký ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan năm 2024 nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ cần triển khai.
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nêu loạt quy định "mở rào" xúc tiến xuất khẩu nông sản Việt

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nêu loạt quy định "mở rào" xúc tiến xuất khẩu nông sản Việt

Là thị trường đầy tiềm năng, song ông Đỗ Ngọc Hưng-Tham tán thương mại tại Hoa Kỳ cho hay, nông sản Việt cần đáp ứng đủ quy định xuất khẩu vào thị trường này.
900 doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống tham gia giao thương, xúc tiến thị trường

900 doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống tham gia giao thương, xúc tiến thị trường

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm, đồ uống (Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2024) sẽ quy tụ 900 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Việt Nam đang sở hữu cơ hội vượt trội để trở thành trung tâm logistics của khu vực

Việt Nam đang sở hữu cơ hội vượt trội để trở thành trung tâm logistics của khu vực

Với tốc độ tăng trưởng 14-16%/năm, cùng lợi thế địa lý và tự nhiên, Việt Nam đang sở hữu những cơ hội vượt trội so với khu vực để trở thành trung tâm logistics.
Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu

Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương chủ trì, diễn ra chiều 31/5/2024.
Giá cà phê xuất khẩu tăng vọt, Robusta hướng tới đỉnh lịch sử?

Giá cà phê xuất khẩu tăng vọt, Robusta hướng tới đỉnh lịch sử?

Giá cà phê Robusta vẫn là một chủ đề nóng với sự tăng trở lại sau khi giảm mạnh gần 1 tháng. Robusta đã vượt mức 4.000 USD trở lại đỉnh cao là điều được dự báo.
Thị trường Halal 7.000 tỷ USD: Tiềm năng và cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal 7.000 tỷ USD: Tiềm năng và cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Ước tính, thị trường Halal toàn cầu có giá trị 7.000 tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường này.
Doanh nghiệp bỏ thầu gạo giá thấp: Đừng để việc nhỏ trong giao thương thành

Doanh nghiệp bỏ thầu gạo giá thấp: Đừng để việc nhỏ trong giao thương thành 'vấn đề' đáng lo nghĩ

Doanh nghiệp bỏ thầu gạo giá thấp đang dấy lên những lo ngại gạo xuất khẩu vào thị trường tập trung sẽ bị ép giá gây hiệu ứng domino lên ngành lúa gạo Việt.
Quy hoạch tổng thể khu vực biên giới đất liền gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Quy hoạch tổng thể khu vực biên giới đất liền gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Tổng cục Hải quan có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh biên giới về việc xây dựng quy hoạch tổng thể khu vực cửa khẩu biên giới đất liền gắn với chuyển đổi số.
Khánh Hòa: Khai mạc phiên chợ đặc sản vùng miền không dùng tiền mặt

Khánh Hòa: Khai mạc phiên chợ đặc sản vùng miền không dùng tiền mặt

Khánh Hòa tổ chức 80 gian hàng giới thiệu đặc sản vùng miền trong và ngoài tỉnh, kết hợp phát động "Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt", chiều 30/5.
Doanh nghiệp gạo

Doanh nghiệp gạo 'bỏ thầu giá thấp', Bộ Công Thương yêu cầu VFA xác minh thông tin

Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) yêu cầu xác minh thông tin doanh nghiệp xuất khẩu gạo 'bỏ thầu giá thấp'.
Hậu Giang: Hướng đến toàn bộ siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng bao bì thân thiện với môi trường

Hậu Giang: Hướng đến toàn bộ siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng bao bì thân thiện với môi trường

Trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng bao bì thân thiện môi trường.
TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics

Nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics đã được các chuyên gia đưa ra tại diễn đàn logistics TP. Hồ Chí Minh năm 2024.
Giá cà phê xuất khẩu bật tăng, Robusta chạm mốc 4.200 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu bật tăng, Robusta chạm mốc 4.200 USD/tấn

Giá cà phê Robusta tiếp tục được hưởng lợi từ thông tin lo ngại tình trạng khô hạn ở Brazil và Việt Nam trong thời gian qua, sẽ gây thiệt hại cho cây cà phê.
Giải pháp truy xuất nguồn gốc và ứng dụng hỗ trợ bán hàng trên nền tảng số

Giải pháp truy xuất nguồn gốc và ứng dụng hỗ trợ bán hàng trên nền tảng số

Sáng nay (30/5), tại Tòa nhà VCCI Thanh Hóa diễn ra hội thảo “Giải pháp truy xuất nguồn gốc và ứng dụng hỗ trợ bán hàng trên nền tảng số”
5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả thu về gần 3 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả thu về gần 3 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả thu về gần 3 tỷ USD, tăng 28,1%. Thị trường dự báo tiếp tục thuận lợi hứa hẹn mang về 6-7 tỷ USD xuất khẩu mặt hàng này.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

Tối 29/5, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức lễ khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.
5 tháng: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 24,14 tỷ USD

5 tháng: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 24,14 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 24,14 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ; xuất siêu 6,53 tỷ USD, tăng 64,5%.
Hàng trăm doanh nghiệp được đào tạo kỹ năng livetream bán hàng

Hàng trăm doanh nghiệp được đào tạo kỹ năng livetream bán hàng

Khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã diễn ra từ 29-30/5 tại Hà Nội.
5 tháng: Xuất nhập khẩu hàng hóa thu về 305,53 tỷ USD

5 tháng: Xuất nhập khẩu hàng hóa thu về 305,53 tỷ USD

Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động