Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra.
Xây dựng Bộ tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quyền con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Tham dự Phiên họp có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết...

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, đồng chí Trương Thị Mai cho biết, theo lộ trình chúng ta cần hoàn thiện Đề cương này cùng với Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị tại Đại hội XIV, để trình Hội nghị Trung ương dự kiến họp vào tháng 5 tới. Vì thời gian gấp nên các đồng chí trong Ban Chỉ đạo cần tập trung trí tuệ góp ý trên cơ sở nội dung Đề cương chi tiết. Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, lần tổng kết này chúng ta nhìn lại cả quá trình 40 năm đổi mới. Tuy nhiên, chúng ta đã có các lần tổng kết trước, nhất là tổng kết 30 năm gần đây. Vì thế, để tránh dàn trải, Phiên họp chỉ tập trung vào một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng và lựa chọn một số bộ, ngành và địa phương để khảo sát tổng kết. Trong đó, Bộ Chính trị đã xác định khung nội dung 8 vấn đề định hướng tổng kết.

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới
Phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam.

Đồng chí Trương Thị Mai lưu ý, tổng kết lần này sẽ tập trung chủ yếu vào 10 năm gần đây để khái quát, đánh giá chung, rút ra những bài học kinh nghiệm cho cả quá trình 40 năm đổi mới. Đồng thời, nhận diện những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong thời gian tới. Theo đồng chí Trương Thị Mai, điều đó cũng có nghĩa chúng ta kế thừa các kết quả của các lần tổng kết trước, những nhận thức mới có thể bổ sung, từ đó có những nhận thức, đánh giá chung cho cả quá trình 40 năm đổi mới.

Đồng chí Trương Thị Mai khẳng định, lần tổng kết 40 năm đổi mới này rất có ý nghĩa, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo: “Đến năm 2025, trên cơ sở tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 50 năm thống nhất đất nước, cần hoàn thiện cơ bản hệ thống lý luận về đường lối đổi mới; đến năm 2030, trên cơ sở tổng kết 40 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tổng kết 100 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, có thể bổ sung, phát triển Cương lĩnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới; bổ sung, làm phong phú và tiến thêm một số bước để hoàn thiện hơn nền tảng tư tưởng của Đảng; và đến năm 2045, khi nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao thì chúng ta sẽ có một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, khoa học và hiện đại về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”. Do vậy, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị trong tổng kết, đánh giá, cần có khái quát hệ thống lý luận về đường lối đổi mới; cần có những đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới và đặc biệt quan trọng là cần có những đề xuất, kiến nghị góp phần xây dựng văn kiện Đại hội XIV của Đảng tới đây.

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới
Đồng chí Tạ Ngọc Tấn báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ tổng kết 40 năm đổi mới.

Sau phát biểu chỉ đạo của đồng chí Trương Thị Mai, đồng chí Tạ Ngọc Tấn đã báo cáo cụ thể tình hình triển khai nhiệm vụ tổng kết 40 năm đổi mới. Theo đó, Ban Chỉ đạo đã thành lập 6 nhóm tổng kết ở Trung ương, mỗi nhóm do một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí Thư làm trưởng nhóm, có 1 đến 3 phó trưởng nhóm, một số đồng chí thư ký của nhóm.

Sau khi thành lập, các nhóm đã chủ động triển khai phân công, phân nhiệm, thống nhất lề lối làm việc, giao các chuyên đề tổng kết có địa chỉ cụ thể, lựa chọn các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín thực hiện. Đến tháng 12/2023, đã hoàn thành việc nghiệm thu 47/47 chuyên đề tổng kết của các nhóm. Các công việc cơ bản bám sát kế hoạch đã được Ban Chỉ đạo tổng kết thông qua. Các chuyên đề thuộc các nhóm nhìn chung bảo đảm chất lượng.

Về khảo sát thực tế trong nước, các địa phương và các bộ ngành trong diện tham gia tổng kết đã gửi Báo cáo về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo. Các nhóm đã hoàn thành kế hoạch khảo sát tại các địa phương trong năm 2023. Nhìn chung các cuộc khảo sát diễn ra theo kế hoạch, thành phần và có chất lượng tốt. Các nhóm đều có báo cáo đánh giá kết quả khảo sát theo đúng quy định.

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng giới thiệu Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới.

Tại Phiên họp, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đã giới thiệu Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới. Các đại biểu tại Phiên họp tập trung cao, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, cụ thể và có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới. Đồng chí Trương Thị Mai đánh giá cao sự chuẩn bị Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam của Tổ Biên tập cũng như sự chủ động, kịp thời của Hội đồng Lý luận Trung ương - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết.

nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Chính trị

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Nhờ tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ một ngành non trẻ, thương mại điện tử đã trở thành 'trợ thủ' dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Làm sao để phát triển doanh nghiệp dân tộc, có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt một số ngành trọng yếu và có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Không chỉ lớn mạnh về lượng và chất, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định vai trò trong việc “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước.
Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 đã được ngành Công Thương triển khai một cách mạnh mẽ, trở thành giải pháp cấp bách, có tính sống còn.
Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Dự báo đúng nên ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, các cục, vụ kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và xã hội về tình hình sản xuất điện.
Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Với nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu, hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương đang cho những “trái ngọt”.
Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Việc giữ nước ở các hồ thủy điện để đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2024 là bài học được rút ra từ điều hành cung ứng điện năm 2023.
Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đòi hỏi tiên quyết, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành Công Thương.
Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương quán triệt các chuyên đề thông tin

Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương quán triệt các chuyên đề thông tin

Ngày 10/4/2024, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề quý I/2024 cho các đảng bộ trực thuộc Đảng uỷ Khối.
Đường dây 500kV mạch 3 – đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 5: Con đường đi giữa lòng dân

Đường dây 500kV mạch 3 – đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 5: Con đường đi giữa lòng dân

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu/Khó vạn lần dân liệu cũng xong” – chân lý ấy một lần nữa toả sáng trên con đường năng lượng chiến lược quốc gia.
Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Cuốn sách của Tổng bí thư là công trình có tầm khái quát cao về lý luận, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng, đặc sắc của Đảng ta.
Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Đảng ta luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đường dây 500 kV mạch 3 – đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 4: Nơi ấy không có ban đêm

Đường dây 500 kV mạch 3 – đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 4: Nơi ấy không có ban đêm

Công trường đường dây 500 kV không có ban đêm, tất cả chạy đua cùng thời gian để nỗ lực cao nhất cho công trình về đích sớm, vì mạch máu năng lượng quốc gia.
Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 3: Đảng viên đi trước trên công trình lịch sử

Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp thời bình - Bài 3: Đảng viên đi trước trên công trình lịch sử

'Đảng viên đi trước, làng nước theo sau', câu thành ngữ ấy không chỉ từng được minh chứng trong chiến tranh trên con đường Trường Sơn huyền thoại...
Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp hóa thời bình - Bài 2: Lòng quyết tâm còn cao hơn núi

Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp hóa thời bình - Bài 2: Lòng quyết tâm còn cao hơn núi

Từ đường dây 500 kV mạch 1, mạch 2, đến nay chúng ta đang gấp rút hoàn thành mạch 3 bằng quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị...
Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp hóa thời bình - Bài 1: Con đường lịch sử

Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp hóa thời bình - Bài 1: Con đường lịch sử

Dự án đường dây 500 KV mạch 3 đang chạy đua cùng thời gian về đích để sớm giải bài toán năng lượng, tạo mạch máu cho nền kinh tế đất nước.
Bài 2: Tổ chức Đảng mạnh, doanh nghiệp phát triển vững

Bài 2: Tổ chức Đảng mạnh, doanh nghiệp phát triển vững

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng tại các doanh nghiệp hết sức quan trọng.
Bài 1: Thuận lợi và thách thức đan xen

Bài 1: Thuận lợi và thách thức đan xen

Công tác xây dựng Đảng ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại TP. Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen.
Chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

"Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động