Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

OPEC+ sẽ ‘siết van’ bơm dầu đến khi nào?

Giá dầu thế giới đã vượt đỉnh cao nhất 5 tháng, tiến sát 90 USD/thùng trước rủi ro địa chính trị và chính sách cắt giảm sản lượng tự nguyện từ OPEC +.
Dầu thô Mỹ tiến vào thị trường của OPEC+ Điều gì đẩy giá dầu thô tăng?

Giá dầu thế giới đã vượt đỉnh cao nhất 5 tháng, tiến sát 90 USD/thùng trước rủi ro địa chính trị và chính sách cắt giảm sản lượng tự nguyện từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+). Đà tăng sẽ còn tiếp tục nếu kế hoạch kéo dài, khiến thị trường đặt ra câu hỏi rằng khi nào OPEC+ mới đủ động lực dừng chiến lược “siết van” bơm dầu?

OPEC+ đang thành công nâng giá dầu

Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá dầu WTI và dầu Brent hiện đang được giao dịch ở mức cao nhất trong 5 tháng qua. Cụ thể, kết thúc ngày 2/4, giá dầu WTI và Brent đồng loạt tăng 1,72%, trong đó dầu Brent đạt mốc 88,92 USD/thùng. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng hơn 18% giá trị.

Một trong những nguyên nhân chính, đồng thời có tác động mạnh nhất tới xu hướng này là chính sách hạn chế sản lượng của các thành viên OPEC+. Vào đầu tháng 3/2024 vừa qua, các thành viên nhóm OPEC+ đã quyết định gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng khoảng 2,2 triệu thùng dầu/ngày sang quý II/2024. Chỉ trong một năm rưỡi, đã có khoảng 5,66 triệu thùng dầu/ngày từ OPEC+ “biến mất” khỏi thị trường.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã thay đổi triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 từ thặng dư sang thâm hụt ngay sau quyết định của OPEC+. IEA cho rằng nhu cầu sẽ vượt quá nguồn cung khoảng 300.000 thùng/ngày trong quý II, và lên tới 700.000 thùng/ngày trong mùa tiêu thụ cao điểm vào quý III. Các nhà phân tích của Ngân hàng JP Morgan Chase thậm chí còn đưa ra một kịch bản cho rằng, giá dầu thô Brent có thể lên tới 3 chữ số vào tháng 9 nếu OPEC duy trì chính sách như hiện tại.

OPEC+ sẽ ‘siết van’ bơm dầu đến khi nào?
Dự báo cán cân cung cầu dầu thô thế giới - IEA

Đánh giá về chính sách sản lượng của OPEC+, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc MXV cho biết: “Việc thiếu cung đẩy giá dầu tăng cao cũng sẽ tạo động lực thúc đẩy các nước ngoài liên minh OPEC+ gia tăng sản lượng, trực tiếp cạnh tranh thị phần với chính nhóm nước này. Đây lại là một rủi ro mà không phải tất cả các thành viên đều muốn đánh đổi, thậm chí sẽ khiến các cuộc họp của nhóm trở nên phức tạp hơn trong năm nay”.

OPEC+ sẽ ‘siết van’ bơm dầu đến khi nào?
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam

Rủi ro đánh mất thị phần

Cơ quan nghiên cứu năng lượng Rystad Energy dự báo các quyết định cắt giảm sản lượng mới nhất của OPEC+ có thể đưa thị phần sản xuất dầu của nhóm chỉ còn 33,9% trong tháng 6. Con số này giảm mạnh so với mức 41,4% vào tháng 4/2020.

Ngay cả giai đoạn nhu cầu thấp kỷ lục vào năm 2020 do dịch bệnh Covid-19, OPEC+ vẫn kiểm soát khoảng 35% thị phần sản xuất, do các quốc gia ngoài nhóm cũng tiến hành cắt giảm sản lượng. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, thị phần OPEC+ đã xuống mức thấp nhất từ trước tới nay.

Trong khi đó, một số đối thủ khác đang trở thành thị trường hấp dẫn, điển hình nhất là Mỹ. Đặc biệt, với rủi ro địa chính trị khó lường tại Trung Đông, hay xung đột kéo dài giữa Nga – Ukraine, dầu của Mỹ đang càng được ưa chuộng. Xuất khẩu dầu của quốc gia này đã lập kỷ lục hàng tháng kể từ khi nhóm quốc gia phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

OPEC+ sẽ ‘siết van’ bơm dầu đến khi nào?
Xuất khẩu dầu Mỹ sang các thị trường thế giới

Theo Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng nguồn cung từ các nhà sản xuất ngoài OPEC+ như Mỹ, Canada, Brazil và Guyana có thể làm suy yếu nỗ lực của OPEC+ trong việc đẩy giá dầu. EIA dự báo sản lượng dầu của OPEC+ sẽ giảm 1 triệu thùng/ngày vào năm 2024, trong khi nguồn cung của các nước không phải thành viên sẽ tăng 1,4 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là Mỹ.

Về dài hạn, sự cạnh tranh làm thu hẹp thị phần của OPEC+ hoàn toàn có thể khiến liên minh xem xét lại về kế hoạch sản lượng. Nhóm nước này cũng đã không ít lần tạo ra những bất ngờ lớn.

Vào năm 2016, khi cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ thúc đẩy sản lượng tăng mạnh và kéo giá dầu gặp áp lực, đã có một cuộc chiến tranh giành thị phần khốc liệt. OPEC bất ngờ đưa dầu tràn ngập thị trường nhằm kéo giá giảm sâu hơn nữa, buộc các quốc gia khác phải hạn chế sản xuất nhằm bảo toàn biên lợi nhuận.

Trong khi đó, lợi thế về chi phí vốn thấp hơn đã khiến OPEC+ thành công bảo toàn một số thị phần. Tất nhiên đây cũng không phải là điều OPEC+ mong muốn, vì lợi nhuận của nhóm cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Chính vì vậy, với việc giá dầu lên cao như hiện nay, OPEC+ rất cần sớm xác định thời điểm để tiết chế chính sách siết van bơm dầu.

OPEC+ sẽ còn cắt giảm tới khi nào?

Hiện tại, Saudi Arabia, lãnh đạo của nhóm OPEC đang chi hàng tỷ USD để đa dạng hóa nền kinh tế. Quốc gia này sẽ cần nhiều tiền hơn nữa, và một trong số nguồn thu sẽ đến từ dầu mỏ.

“Một vài năm trước, giá dầu thô Brent ở mức 80 USD/thùng được đánh giá là đủ để Saudi Arabia cân bằng ngân sách, nhưng với xu hướng lạm phát trong vài năm qua, quốc gia này có thể cần giá dầu Brent cao hơn nữa. Đây chính là động lực để thủ lĩnh nhóm duy trì chính sách hạn ngạch thắt chặt”, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh đánh giá.

OPEC+ sẽ ‘siết van’ bơm dầu đến khi nào?
Diễn biến giá dầu Brent và dầu WTI

Tuy nhiên, rủi ro về thị phần rất dễ dẫn tới các bất đồng trong nhóm OPEC+. Mặc dù ông lớn như Saudi Arabia có thể linh hoạt về công suất dự phòng, nhưng các thành viên còn lại với thị phần ít hơn rất nhiều, chắc chắn sẽ gặp khó khăn nếu chính sách cắt giảm sản lượng duy trì lâu dài. Trước đó, Angola cũng đã từng rời nhóm vì mâu thuẫn với kế hoạch siết chặt nguồn cung.

Cuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng nhóm OPEC+ hôm nay (3/4) có thể không có thay đổi gì mới. Việc gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện của một số thành viên vẫn sẽ được duy trì trong quý II, nhưng cuộc họp tháng 6 sẽ đưa OPEC+ vào thế khó. Quyết định gia hạn chính sách sang quý III, quý tiêu thụ cao điểm nhất trong năm, liêu có được thực hiện hay không sẽ là một câu hỏi hóc búa.

Thực tế, các rủi ro gây áp lực cho giá dầu vẫn còn tồn tại, chủ yếu xoay quanh bài toán tăng trưởng kinh tế có thể kéo nhu cầu suy yếu. Một số tổ chức nghiên cứu dầu mỏ hiện cho rằng chính sách cắt giảm tự nguyện của nhóm OPEC+ sẽ còn được duy trì tới cuối năm 2024, trước khi nhu cầu tăng trở lại vào đầu năm sau. Tuy nhiên, MXV cho rằng việc OPEC+ cân nhắc về lợi ích tập thể, và cẩn trọng hơn trong việc giữ “miếng bánh thị phần”, có thể khiến quyết định tiết chế việc thắt chặt nguồn cung đến sớm hơn trong năm nay.

Hồng Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá cao su ngày 18/5/2024: Bất ngờ tăng mạnh gần 2%

Giá cao su ngày 18/5/2024: Bất ngờ tăng mạnh gần 2%

Giá cao su ngày 18/5/2024, giá cao su trực tuyến, giá cao su trong nước, giá cao su thế giới, giá cao su Tây Nguyên, giá cao su Bình Phước ngày 18/5/2024.
Nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trên thị trường giao dịch hàng hóa

Nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trên thị trường giao dịch hàng hóa

Chiều ngày 16/5, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã tổ chức Hội nghị thành viên thường niên và Công bố bảng xếp hạng thành viên năm 2023.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/5: Giá hàng hoá nguyên liệu biến động trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/5: Giá hàng hoá nguyên liệu biến động trái chiều

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 16/5.
Thị trường giao dịch hàng hóa sẽ tiếp tục sôi động trong 6 tháng cuối năm

Thị trường giao dịch hàng hóa sẽ tiếp tục sôi động trong 6 tháng cuối năm

MXV đã phối hợp cùng Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago tổ chức Hội thảo quốc tế “Triển vọng kinh tế thế giới và tác động tới thị trường hàng hóa 2024”.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index hồi phục về mức cao nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index hồi phục về mức cao nhất

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa hôm qua, 20 trên tổng số 31 mặt hàng nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới đồng loạt tăng giá.

Tin cùng chuyên mục

Sau ngô, giá lúa mì cũng đối mặt với nguy cơ tăng mạnh

Sau ngô, giá lúa mì cũng đối mặt với nguy cơ tăng mạnh

Thị trường nông sản thế giới ghi nhận biến động ngay trong những ngày đầu tháng 5, khi mùa vụ tại các quốc gia sản xuất chính đang bước vào giai đoạn quan trọng
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/5: Thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hoá

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/5: Thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hoá

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hoá trong ngày hôm qua (14/5).
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/5: Giá ca cao lao dốc, đường điều chỉnh giảm mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/5: Giá ca cao lao dốc, đường điều chỉnh giảm mạnh

Số liệu từ MXV cho thấy, mặc dù sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 13/5: Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 13/5: Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh

Kết thúc tuần 6-10/5, với 21 trên tổng số 31 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh, lực mua hoàn toàn áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang được giao dịch.
Vào hè, thị trường kem chống nắng tăng nhiệt

Vào hè, thị trường kem chống nắng tăng nhiệt

Lượng người sử dụng tăng cao, thị trường kem chống nắng trở nên sôi động hơn với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại và giá thành khác nhau.
Bong bóng vỡ, giá cà phê đi đâu?

Bong bóng vỡ, giá cà phê đi đâu?

Giá cà phê giảm 35.000 đồng/kg chỉ trong một tuần sau khi chạm đỉnh lịch sử. Tuy nhiên, đà giảm dự kiến sẽ không kéo dài do lo ngại về nguồn cung vẫn còn.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/5: Đầu tư hàng hóa nhóm nông sản đạt mức kỷ lục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/5: Đầu tư hàng hóa nhóm nông sản đạt mức kỷ lục

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 9/5, có đến 23 trên tổng số 31 mặt hàng giao dịch liên thông thế giới tại MXV tăng giá.
Giá thép hôm nay ngày 10/5/2024: Thị trường chờ “bứt phá” trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 10/5/2024: Thị trường chờ “bứt phá” trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 10/5/2024: Sản lượng tiêu thụ của quý II/2024 được dự báo sẽ tăng so với quý I/2024.
Hà Nội: Thời tiết nắng nóng, thị trường thiết bị làm mát tăng nhiệt

Hà Nội: Thời tiết nắng nóng, thị trường thiết bị làm mát tăng nhiệt

Thời tiết nắng nóng khiến cho nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao, nhiều người tìm đến hệ thống siêu thị điện máy để mua sắm thiết bị chống nóng.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua 8/5, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều.
Giao dịch hàng hóa lập kỷ lục trong tháng 4

Giao dịch hàng hóa lập kỷ lục trong tháng 4

Khối lượng giao dịch hàng hóa tại Việt Nam trong tháng 4/2024 lập kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Giá trị giao dịch trung bình đạt gần 7.000 tỷ đồng/ngày.
Giá thép hôm nay ngày 8/5/2024: Tăng trên sàn giao dịch; thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 8/5/2024: Tăng trên sàn giao dịch; thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 8/5/2024: Trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 58 nhân dân tệ; thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn trong quý II.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/5: Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/5: Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Lực mua áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua, hỗ trợ chỉ số MXV-Index chốt ngày tăng 0,55% lên 2.300 điểm,nối dài đà hồi phục
Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Theo Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần (6/5), chỉ số hàng hóa MXV-Index tăng gần 1% lên 2.288 điểm, đánh dấu ngày hồi phục thứ 2 liên tiếp sau chuỗi giảm mạnh 4 ngày.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới, hợp đồng quyền chọn là công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia thị trường.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/5: Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/5: Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường hàng hóa thế giới vừa đóng cửa tuần giao dịch biến động rất mạnh.
Giá thép hôm nay ngày 6/5/2024: Doanh nghiệp thép trong nước đẩy mạnh khơi thông thị trường

Giá thép hôm nay ngày 6/5/2024: Doanh nghiệp thép trong nước đẩy mạnh khơi thông thị trường

Giá thép hôm nay ngày 6/5/2024: Các doanh nghiệp thép trong nước đang nỗ lực bám sát thực tế, đưa ra các giải pháp linh hoạt khơi thông thị trường.
Giá thép hôm nay ngày 5/5/2024: Dự báo tăng trưởng trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 5/5/2024: Dự báo tăng trưởng trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 5/5/2024: Với sự cải thiện về nhu cầu tiêu dùng, sản lượng tiêu thụ thép trong quý II được dự báo sẽ tăng so với quý I/2024.
Giá thanh long ruột đỏ tăng cao

Giá thanh long ruột đỏ tăng cao

So với 1 tháng trước, giá thanh long ruột đỏ tại nhiều địa phương vùng Ðồng bằng Sông Cửu Long tăng mạnh, khiến người trồng thanh long rất phấn khởi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động