Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quản lý nợ công: Đã có nhiều cải cách, song vẫn còn phân tán

Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đánh giá, công tác quản lý nợ công của Việt Nam đã có những cải cách quan trọng, song vẫn còn nhiều phân tán.
Quản lý nợ công bằng công cụ theo thông lệ quốc tế Điều chỉnh Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 Tiếp cận các kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công

An toàn nợ công được đảm bảo

Thông tin tại Hội thảo tham vấn đánh giá giữa kỳ Kế hoạch vay trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 17/8, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, kế hoạch vay, trả nợ công của Việt Nam trong 5 năm giai đoạn 2021-2025 được triển khai trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường.

Cụ thể, năm 2021, đại dịch Covid-19 lan rộng, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia đã phải đưa ra các chính sách tài khóa hỗ trợ khẩn cấp, phần nhiều thông qua vay nợ, khiến mức nợ toàn cầu tăng cao.

Năm 2022, xung đột Nga - Ucraina và chính sách “zero Covid” của Trung Quốc kéo dài gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Lạm phát tăng cao kỷ lục vào năm 2022, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ làm mặt bằng lãi suất tăng cao.

Trong nước, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến Việt Nam buộc phải thực hiện giãn cách xã hội trong giai đoạn 10 tháng đầu năm 2021 khiến nền kinh tế tăng trưởng thấp, chỉ ở mức 2,58% - mức thấp nhất trong vòng 30 năm.

Từ cuối năm 2021 đến nay, Việt Nam đã thực hiện chiến lược vắc xin, từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế. Kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 và chậm lại trong nửa đầu năm 2023 theo đà suy giảm của kinh tế toàn cầu.

Quản lý nợ công: Đã có nhiều cải cách, song vẫn còn phân tán
Hội thảo tham vấn đánh giá giữa kỳ Kế hoạch vay trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025

Ông Trương Hùng Long nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến không thuận lợi, Việt Nam đã duy trì được ổn định chính trị - xã hội, nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức do độ mở nền kinh tế cao nên dễ chịu tác động từ cú sốc bên ngoài. Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường gây sức ép lên tài chính, ngân sách.

Đánh giá về kết quả đạt được, lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, công tác quản lý nợ công giai đoạn 2021-2023 đã đạt được một số kết quả nổi bật. Theo đó, an toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi mức trần - ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt; đảm bảo huy động vốn vay cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển; thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.

Đặc biệt, để huy động đủ nguồn lực cho bội chi ngân sách nhà nước theo kế hoạch và bổ sung cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, Chính phủ linh hoạt sử dụng các cơ chế, chính sách và công cụ phù hợp, trong đó chủ yếu huy động từ phát hành trái phiếu chính phủ, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ trợ cân đối ngân sách và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Việc huy động vốn vay trong nước được điều hành linh hoạt trên cơ sở dự báo số thu ngân sách nhà nước, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tình hình thị trường và kế hoạch sử dụng nguồn ngân quỹ nhà nước. Phát hành trái phiếu chính phủ tập trung vào kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên; việc huy động và sử dụng vốn vay ODA và ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và khả năng trả nợ; vay ODA và vốn vay ưu đãi chỉ chi đầu tư phát triển, tập trung vào các dự án thúc đẩy tăng trưởng...

Đến nay, tổng mức vay của Chính phủ đạt khoảng 1,370 triệu tỷ đồng (bằng 44,6% kế hoạch), trong đó vay của ngân sách trung ương khoảng 1,333 triệu tỷ đồng (đạt 45,9% kế hoạch). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đạt 54,4% kế hoạch; kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ đạt từ 13,92 - 12,6 năm, đảm bảo mục tiêu đặt ra.

“Nhờ đó, năm 2022, trong khi nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được 2 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia” - ông Trương Hùng Long cho hay.

Mặc dù vậy, Lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cũng nhìn nhận, việc huy động nguồn vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài ngày càng khó khăn, điều kiện vay ngày càng kém ưu đãi trong điều kiện quốc gia thu nhập trung bình giải ngân đạt thấp so với dự toán và còn có sự khác biệt giữa quy định của nhà tài trợ và quy định pháp luật trong nước.

“Với vị thế là nước thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đang phải tiếp cận các khoản vay gần điều kiện thị trường, các nhà tài trợ cũng chào vay với các điều kiện tài chính kém thuận lợi hơn trước đây…” - ông Long nói.

Quản lý nợ công: Đã có nhiều cải cách, song vẫn còn phân tán
Quản lý nợ công: Đã có nhiều cải cách, song vẫn còn phân tán

Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công

Ghi nhận tiến bộ đạt được của Việt Nam trong công tác quản lý nợ công thời gian qua, ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công trong thập kỷ vừa qua, trong đó bao gồm tăng cường khung pháp lý, năng lực thể chế liên quan quản lý nợ công.

Cùng với đó, liên quan đến nhu cầu huy động vốn lớn đang trở thành hiện thực trong những năm tới khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình và sau này là thu nhập cao, để duy trì tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn. Song song với đó, biến đổi khí hậu đang tạo ra thách thức lớn cho Việt Nam, làm sao giải quyết được nguy cơ này và đảm bảo tăng trưởng đòi hỏi nhu cầu đầu tư ngày càng lớn.

Trong bối cảnh như vậy, môi trường quản lý nợ có nhiều thay đổi, những lựa chọn trong huy động vốn tạo ra nhu cầu mới trong hệ thống quản lý nợ.

Đại diện Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, vai trò của Quỹ bảo hiểm xã hội - nguồn huy động lớn sẽ dần dần giảm xuống. Điều đó có ý nghĩa chi phí huy động nợ tăng lên vì các huy động vốn phải theo lãi suất thị trường. “Điều này có nghĩa quản lý nợ chủ động ngày càng quan trọng hơn trong những năm tới” - ông Andrea Coppola nhấn mạnh.

Một thách thức tiềm năng trong thời gian tới được đại diện Ngân hàng Thế giới nhắc tới là công tác tổ chức quản lý nợ của Việt Nam còn nhiều phân tán. Cho biết một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia đã thiết lập cơ quan quản lý nợ, trong đó ra quyết định nợ dựa trên phân tích danh mục nợ, chi phí và rủi ro, ông Andrea Coppola cho biết, quan điểm của Ngân hàng Thế giới là cải cách thể chế sẽ tạo điều kiện cho công tác huy động nợ, trên cơ sở đó hỗ trợ phát triển thị trường trong nước hiệu quả, góp phần quản lý ngân sách hiệu quả.

“Việt Nam đề ra Chiến lược 10 năm đạt mục tiêu thành lập cơ quan quản lý nợ vào năm 2030, khung thời gian đó phản ánh thực tế cải cách thể chế rất quan trọng và cần có sửa đổi quy định pháp luật, đồng thời cải cách quản lý nợ cũng là một phần của công cuộc quản lý tài chính công nói chung” - ông Andrea Coppola nói.

Đại diện Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường công tác quản lý nợ và các hoạt động hỗ trợ, bao gồm thông qua chương trình quản lý và rủi ro nợ Chính phủ đã được đưa vào Việt Nam từ năm 2019, trong đó hỗ trợ Việt Nam quản lý kinh tế vĩ mô và tài khóa tốt hơn, chống lại cú sốc bên ngoài, củng cố năng lực quản lý nợ và tăng cường thể chế.

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai về quản lý nợ công, đại diện Kho bạc Philippine cho biết, Philippine huy động vốn được thực hiện thông qua vay chương trình ODA, vay dự án ODA, trái phiếu toàn cầu, vay trong nước. Riêng với chương trình bán lẻ trái phiếu trong nước, Phippine đã huy động được tổng cộng 5,1 nghìn tỷ peso kể từ khi triển khai năm 2001.

Các sản phẩm định hướng bán lẻ chiếm hơn 1/3 danh mục đầu tư trái phiếu của Chính phủ trung ương. Chính phủ Philippine, sử dụng phương tiện truyền thông và các nền tảng trực tuyến khác để tuyên truyền về chiến dịch giáo dục tài chính. Việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài luôn bám sát nguyên tắc đa dạng hóa; tránh việc tăng đi vay liên quan đến nguồn cung; duy trì danh mục nợ có kỳ hạn từ trung đến dài hạn; thiên về nguồn cung trong nước…

Nói về khó khăn, hạn chế trong thực hiện kế hoạch vay trả nợ công giai đoạn 2021-2025, đại diện Cục Quản lý nợ cho biết, quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ trong nước chưa phát triển, điều kiện vay ngày càng thắt chặt trong khi áp lực huy động vốn vay cho đầu tư phát triển lớn; việc huy động nguồn vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài ngày càng khó khăn, điều kiện vay ngày càng kém ưu đãi trong điều kiện quốc gia thu nhập trung bình giải ngân đạt thấp so với dự toán và còn có sự khác biệt giữa quy định của nhà tài trợ và quy định pháp luật trong nước.

Việc đổi mới cơ quan quản lý nợ công theo mô hình phù hợp thông lệ quốc tế từ sau năm 2020 theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị còn chưa triển khai; công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương cần được tiếp tục củng cố...

Về định hướng giải pháp chủ yếu hoàn thành kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, bên cạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội, hoàn thiện thể chế, chính sách, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội một số giải pháp tăng cường quản lý nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2024-2025.

Trong đó, về huy động vốn, Bộ Tài chính kiến nghị trong một số thời điểm thị trường không thuận lợi, mặt bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng, chấp nhận huy động trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn với lãi suất tương đương với kỳ hạn dài, qua đó đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thanh khoản cho thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng trưởng CASA hỗ trợ tăng lợi nhuận của ngân hàng

Tăng trưởng CASA hỗ trợ tăng lợi nhuận của ngân hàng

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) vẫn là một trong những mảng quan trọng đóng góp vào lợi nhuận của các ngân hàng.
BAOVIET Bank: Quý 1/2024 tăng tổng tài sản, giảm tỷ lệ nợ xấu so với cùng kỳ năm trước

BAOVIET Bank: Quý 1/2024 tăng tổng tài sản, giảm tỷ lệ nợ xấu so với cùng kỳ năm trước

Ngân hàng TMCP Bảo Việt – BAOVIET Bank vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với một số chỉ tiêu tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 22/4, sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Tại phiên đấu thầu vàng miếng tổ chức vào sáng ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC với giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam
Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Kết phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (-1,52%), xuống còn 1.174 điểm, VIC là cổ phiếu diễn biến tiêu cực nhất phiên khi giảm tới 5,33%.

Tin cùng chuyên mục

Ngày 22/4 Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng

Ngày 22/4 Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày 22/4 sẽ tổ chức đấu thầu vàng, chiều nay (19/4) sẽ gửi thông báo cho 15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu để có sự chuẩn bị.
MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng.
Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I năm 2024.
SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch LNTT 2024 đạt 11.286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024, lãi suất tiết kiệm 19/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Năm 2024, FPT lên kế hoạch đầu tư 6.500 tỷ đồng tập trung vào ba lĩnh vực chính, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, hạ tầng viễn thông và giáo dục.
Sau trào lưu “bùng nợ”, FE Credit báo lỗ kỷ lục

Sau trào lưu “bùng nợ”, FE Credit báo lỗ kỷ lục

Chịu ảnh hưởng của trào lưu “bùng nợ”, 2 năm trở lại đây FE Credit liên tục báo lỗ. Trong năm 2023, công ty tài chính này báo lỗ sau thuế gần 3.000 tỷ đồng.
Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Ông Giang Tuấn Anh bị phạt 575 triệu đồng vì đã sử dụng 23 tài khoản để thao túng cổ phiếu DST của Công ty Đầu tư Sao Thăng Long.
BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh vừa tổ chức gặp gỡ và trao số tiền hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn.
Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Kinh tế trưởng của ADB cho rằng, diễn biến tỷ giá hiện vẫn nằm trong biên độ của Ngân hàng Nhà nước, nên chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp.
Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Ngày 17/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã thông qua việc đổi tên thành Lộc Phát Việt Nam.
Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Áp lực cung vẫn ở mức cao trong khi dòng tiền có dấu hiệu “hụt hơi” là nguyên nhân khiến cho VN-Index đóng cửa giảm 22,67 điểm (-1,86%) xuống còn 1.193 điểm.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024, lãi suất tiết kiệm 17/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Nhiều ngân hàng tung ra gói tín dụng cho vay mua nhà với lãi suất thấp cùng với hàng loạt ưu đãi như giãn trả nợ gốc, thủ tục giải ngân nhanh chóng.
Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.
Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Thay vì quản lý theo cách “chờ đợi và quan sát” thì Fintech tại Việt Nam cần được chuyển sang cách tiếp cận mới “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Khác với các năm trước, mùa Đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay, kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A), chào bán cổ phần cho nhà đầu nước ngoài vắng bóng.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có các văn bản gửi các bộ, ngành chức năng nhằm tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động