Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

“Quốc bảo” xá lợi tóc Đức Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt ra sao?

Xá lợi tóc Đức Phật được xem là bảo vật quốc gia, vô cùng linh thiêng đối với người dân Myanmar nên việc bảo vệ “quốc bảo” này được thực hiện rất nghiêm ngặt.
Xôn xao thông tin về xá lợi tóc Đức Phật tự chuyển động trưng bày tại chùa Ba Vàng Chùa Ba Vàng nói bị vu khống, xúc phạm uy tín vụ xá lợi tóc Đức Phật nghi là cỏ Pili Một số điều nên biết về Lễ Phật đản

Tối 27/12, kết thúc chuyến tham quan Việt Nam, đoàn chư tăng Myanmar đã cung rước xá lợi tóc của Đức Phật trở lại cố quốc sau những ngày lưu giữ tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh. Để đến được Việt Nam, theo lý giải của chùa Ba Vàng, vào tháng 12, nhân chuyến tham quan các thánh tích Phật giáo tại Myanmar, đoàn chư tăng, phật tử chùa Ba Vàng đã đến chiêm bái xá lợi tóc của Đức Phật.

Với tâm nguyện tăng cường quan hệ Phật giáo quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đoàn chư tăng, phật tử chùa Ba Vàng đã trân trọng thỉnh mời hòa thượng U Wepulla (Trụ trì tu viện Parami (tên gọi khác là chùa Botahtaung) cùng các cao tăng Phật giáo Myanmar tham dự đại lễ kỷ niệm 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh.

Hòa thượng U Wepulla đã hoan hỉ nhận lời và hứa sẽ cung rước xá lợi tóc của Đức Phật đến chùa Ba Vàng cho nhân dân, Phật tử Việt Nam chiêm bái.

“Quốc bảo” xá lợi tóc Đức Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt ra sao?
Xá lợi tóc Đức Phật được chùa Ba Vàng thông tin là có từ 2.600 năm trước (Ảnh: Chùa Ba Vàng)

Hòa thượng U Wepulla nhấn mạnh, từ trước đến nay xá lợi tóc của Đức Phật chỉ được chiêm bái tại chỗ. Đây là lần đầu tiên xá lợi tóc của Đức Phật được cung rước ra nước ngoài.

Trước đó, xá lợi tóc Đức Phật được cất giữ trong phòng di tích của chùa Botahtaung ở Yangon. Vào ngày 1/4/2018, hộp tráp đựng xá lợi tóc Đức Phật được đưa ra khỏi phòng dưới sự giám sát của Thủ hiến Yangon U Phyo Min Thein cùng một số tu sĩ Phật giáo cấp cao và những người quản trị chùa.

“Quốc bảo” xá lợi tóc Đức Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt ra sao?
Botataung ngôi chùa linh thiêng nơi lưu giữ xá lợi tóc của Đức Phật tại thành phố Yagon

U Sein Maw, Giám đốc Cơ quan các vấn đề tôn giáo khu vực Yangon cho biết, thánh tích đã tạm thời được đưa ra ngoài để có thể tiến hành sửa chữa trong phòng.

Theo lịch sử, công trình kiến trúc của ngôi chùa ban đầu được người dân tộc Môn xây dựng cách đây khoảng 2.500 năm. Truyền thuyết kể rằng hai anh em thương nhân, Tapussa và Bhalika, đã gặp Đức Phật khi Ngài vừa mới giác ngộ và đã cúng dường Ngài.

Đáp lại, Đức Phật đã tặng cho hai anh em 8 sợi tóc của Ngài để họ dâng lên Vua Yangon (Okkalapa) lúc bấy giờ. Nhà vua ra lệnh xây chùa để lưu giữ một số sợi tóc trong khi những sợi tóc khác được cất giữ tại chùa Shwedagon. Do có nhiều di tích nên cả hai ngôi chùa đều trở thành trung tâm hành hương của các tín đồ Phật giáo.

Xá lợi tóc linh thiêng được trưng bày cho công chúng tại một phòng cầu nguyện gần đó. Mặc dù việc trưng bày là cơ hội hiếm có để các Phật tử chiêm ngưỡng thánh tích linh thiêng, nhưng các nhà bảo tồn lo ngại rằng điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra với “di sản quốc gia” này trong quá trình trưng bày và rước kiệu.

Bà Daw Moe Moe Lwin, Giám đốc Quỹ Di sản Yangon đã đặt câu hỏi: “Một di vật quốc gia như di vật tóc thiêng có nên tồn tại lâu dài vì tính mỏng manh của nó không? Lỡ nó vô tình bị hư hỏng trong quá trình trưng bày và rước thì sao?”

Bà Daw Moe Moe Lwin cũng cho biết, thông thường xá lợi được lưu giữ trong các thánh tích Phật giáo với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau và được làm bằng nhiều vật liệu như đất sét, đá, pha lê và kim loại quý. Sau đó, những hộp đựng xá lợi được đặt trong một số hộp đựng lớn hơn. Việc xá lợi được đặt trong nhiều lớp hộp sẽ giúp tăng sức bảo quản đối với một bảo vật quý. Cuối cùng, hộp chứa xá lợi sẽ được đặt vào các bảo tháp nhằm tăng tính thẩm mỹ.

Bà Daw Moe Moe Lwin cũng thông tin cho biết việc bảo quản xá lợi tóc Đức Phật tại Myanmar cũng giống như bảo vệ chiếc răng của Đức Phật tại Sri Lanka. Theo đó, thánh tích Phật giáo quan trọng bậc nhất của đất nước này là chiếc răng của Đức Phật được bảo quản trong một căn phòng bảo vệ nghiêm ngặt tại chùa Răng Thánh ở Kandy của Sri Lanka. Nơi đây chỉ mở cửa cho những tín đồ và khách du lịch trong thời gian cúng dường hoặc cầu nguyện.

Bà Daw Moe Moe Lwin còn cho biết: “Ngay cả khi bạn ở trong phòng, bạn cũng không thực sự nhìn thấy chiếc răng. Nó được giữ trong một chiếc quan tài bằng vàng, trong đó có sáu chiếc quan tài có kích thước giảm dần.”

“Quốc bảo” xá lợi tóc Đức Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt ra sao?
Lễ đưa hộp xá lợi ra khỏi phòng ngày 1/4. Ảnh: Zaykabar Company

Trong khi đó, tại Myanmar, để giải quyết những lo ngại về việc bảo quản xá lợi tóc Đức Phật, ông U Sein Maw cho biết họ đã có một kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng để bảo vệ di tích.

Quan chức tôn giáo này cho biết: “Chúng tôi đang thảo luận về cách tốt nhất để cẩn thận đặt hộp xá lợi vào xe và vận chuyển từ Botahtaung đến chùa Shwedagon”.

Ông nói thêm rằng việc cải tạo phòng xá lợi là một phần trong kế hoạch trùng tu toàn diện ngôi chùa, bao gồm việc đúc lại toàn bộ vàng trên cấu trúc chùa. Để trùng tu ước tính cần khoảng 50 đến 60 kg vàng.

Trong Thế chiến thứ hai, ngôi chùa Botahtaung đã bị không quân Hoàng gia Anh phá hủy hoàn toàn khi họ ném bom các cầu cảng dọc sông Hlaing. Xá lợi tóc Đức Phật đã được tìm thấy giữa đống đổ nát khi các công nhân dọn dẹp phần còn lại của công trình. Chùa Botahtaung được xây dựng lại vào thời kỳ đầu độc lập của Myanmar năm 1948.

Chùa Botataung được người Môn xây dựng từ cách đây khoảng 2500 năm và trở thành một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của đất nước Myanmar. Trong tiếng của người Môn, ngôi chùa này còn có tên gọi khác là Kyaik-de-att, có nghĩa là “1000 sĩ quan quân đội”. Sở dĩ chùa có tên như vậy là vì cách đây hơn 2000 năm, khi đó 8 viên xá lợi tóc của Đức Phật được mang từ Ấn Độ đến Yangon. Khi đến nơi, một đội bảo vệ danh dự gồm 1000 chiến sĩ quân đội đã được thành lập để bày tỏ sự tôn kính với bảo vật. 8 viên xá lợi này sau đó lần lượt được phát cho 8 ngôi chùa khác nhau, trong đó có chùa Botataung Myanmar.

Điểm nhấn chính của chùa Botataung ở Myanmar nằm ở tòa bảo tháp cao hơn 40 mét tọa lạc giữa khu vực trung tâm. Tòa tháp này được xây dựng rỗng bên trong để lưu giữ xá lợi của Đức Phật và du khách có thể đi xuyên qua vào bên trong. Toàn bộ nội thất của bảo tháp, đỉnh chóp đều được dát vàng.

Quốc Việt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Thổ cẩm Cao Bằng được quảng bá tại Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thổ cẩm Cao Bằng được quảng bá tại Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Ấn tượng giao lưu quốc tế món ngon có nguyên liệu từ sâm và hương liệu, dược liệu

Ấn tượng giao lưu quốc tế món ngon có nguyên liệu từ sâm và hương liệu, dược liệu

Lâm Đồng: Kích cầu du lịch thông qua Tuần lễ vàng Du lịch năm 2024

Lâm Đồng: Kích cầu du lịch thông qua Tuần lễ vàng Du lịch năm 2024

Phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ hai

Phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ hai

Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Bổ sung vào di tích quốc gia địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc

Bổ sung vào di tích quốc gia địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc

Văn hóa và sứ mệnh "soi đường cho quốc dân đi" theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Văn hóa và sứ mệnh "soi đường cho quốc dân đi" theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Bảo tàng là nơi khuyến khích học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo

Bảo tàng là nơi khuyến khích học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và bình dị qua 55 tác phẩm hội họa

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và bình dị qua 55 tác phẩm hội họa

Phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất

Phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Xem thêm