Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành phải xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật có tính liên ngành, liên vùng để phát triển bền vững kinh tế biển.
Ninh Thuận: “Đánh thức” tiềm năng kinh tế biển Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Bình Định sẽ là trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển Phú Yên: Sẽ là một trung tâm kinh tế biển của vùng Duyên hải Trung Bộ

Ngày 12/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chủ trì Kỳ họp lần thứ nhất của Ủy ban kết hợp trực tuyến tại điểm cầu của 28 địa phương có biển.

Dự kỳ họp có các Phó Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; thành viên Ủy ban Chỉ đạo quốc gia; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương; chuyên gia…

Khởi sắc từ kinh tế biển

Theo Báo cáo của Bộ TN&MT, sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển theo Nghị quyết số 36-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, năm 2022, GRDP của 28 tỉnh/thành hố ven biển theo giá hiện hành đạt mức 4.786 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,8% GDP cả nước. GRDP bình quân đầu người của các tỉnh ven biển năm 2022 đạt 97,2 triệu đồng, cao hơn bình quân cả nước (96,6 triệu đồng).

Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Du lịch và dịch vụ biển có sự phát triển nhanh chóng, tạo diện mạo mới cho hệ thống đô thị ven biển, từng bước hình thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, cao cấp.

Kinh tế hàng hải đạt được nhiều thành tựu quan trọng, năng lực vận tải ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá với đội tàu biển có 1.477 tàu có tổng trọng tải 11,6 triệu DWT, vận chuyển hàng năm trên 128 triệu tấn. Hệ thống cảng biển có 110 cảng với tổng năng lực thông qua trên 328,6 triệu tấn. Lĩnh vực dầu khí đóng góp năm khoảng 10% tổng thu ngân sách.

Ngành thuỷ sản giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, quy mô ngày càng mở rộng, tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất lớn. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2022 đạt 5,14 triệu tấn, khai thác 3,85 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8,8 tỷ USD lên gần 11 tỷ USD vào năm 2022.

Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bên cạnh đó, các ngành kinh tế biển mới và năng lượng tái tạo đang được đẩy mạnh, đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Cả nước có 19 khu kinh tế ven biển nằm trong quy hoạch được phê duyệt (18 khu đã được thành lập), thu hút 553 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 54,36 tỷ USD; 1.604 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 1,37 triệu tỷ đồng.

Công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển đã bước đầu đánh giá được nguồn lợi hải sản tại vùng biển ven bờ; hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển; tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện thuỷ triều, điện sóng, điện mặt trời)…

Hoạt động ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được các địa phương có biển tích cực triển khai. Chất lượng nước biển ven bờ, xa bờ được đánh giá tốt, các chỉ số cơ bản đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Các địa phương ven biển đã tăng cường hoạt động đào tạo nhân lực kinh tế biển, với 90 trường cao đẳng nghề, 133 trường trung cấp nghề và 454 trung tâm dạy nghề có đào tạo ngành nghề về kinh tế biển.

Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo được giữ vững. Hệ thống chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược về biển được rà soát, hoàn thiện, mang tư duy, quan điểm đột phá trong phát triển bền vững kinh tế biển.

Quy mô phát triển kinh tế chưa xứng với tiềm năng, lợi thế

Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2022, tăng trưởng bình quân các tỉnh ven biển (6,95%/năm) thấp hơn so với cả nước (7,15%/năm); tỉ trọng GRDP của 28 tỉnh đóng góp vào GDP cả nước chưa được cải thiện; chỉ số phát triển con người (HDI) chưa đạt mục tiêu;…

Đến nay một số chỉ tiêu quan trọng về kinh tế biển vẫn chưa có hướng dẫn, tiêu chí đánh giá như: Phương pháp xác định các ngành kinh tế thuần biển và các ngành kinh tế liên quan đến biển; số lượng và tỉ lệ các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế-xã hội; số lượng cán bộ được đào tạo để phát triển nguồn nhân lực biển...

Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Các hệ sinh thái biển quan trọng ở các khu bảo tồn đang bị suy thoái, thu hẹp; đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản giảm sút, thiếu bền vững. Quy mô kinh tế biển còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế địa kinh tế. Cơ cấu ngành, nghề chưa hợp lý; mới tận dụng, khai thác hiệu quả được một phần vùng biển quốc gia, chưa có đủ điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế. Phương thức khai thác chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ. Khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực biển chưa thực sự là những nhân tố then chốt để phát triển bền vững kinh tế biển, chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư chưa thích đáng.

Các công trình nghiên cứu có chất lượng cao còn ít. Hệ thống, năng lực của các cơ sở nghiên cứu, đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ biển, phương tiện và trang thiết bị khảo sát còn khiêm tốn, trình độ hạn chế so với các nước phát triển trên thế giới. Chất lượng nghiên cứu chưa đồng đều và hiệu quả ứng dụng chưa cao.

Hệ thống giao thông đường bộ ven biển chưa đáp ứng yêu cầu, hạ tầng kỹ thuật biển còn yếu, chưa đồng bộ; chưa có nhiều cảng biển lớn tầm cỡ khu vực, năng lực vận tải biển còn thấp, số lượng cảng tàu khách còn ít.

Sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo có lúc có nơi còn mang tính hình thức, chưa hình thành được thói quen của người dân trong bảo vệ môi trường, các mô hình cộng đồng quản lý môi trường biển và hải đảo còn ít, hiệu quả thấp. Công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch chưa đồng bộ, thiếu bền vững.

Đẩy mạnh thí điểm, hoàn thiện thể chế, chính sách đột phá

Tại cuộc họp, các thành viên Uỷ ban đã phân tích về nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển trong không gian biển rộng lớn, mang tính liên thông, sử dụng đa mục đích, cùng một khu vực biển có rất nhiều hoạt động kinh tế đan xen.

Hoạt động khai thác, sử dụng biển còn khó khăn, phức tạp, liên quan tới các nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều bộ, ngành, địa phương.

Cơ chế chính sách thu hút đầu tư, nhất là từ khu vực tư nhân cho phát triển các ngành kinh tế biển chưa đủ sức hấp dẫn. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ nghiên cứu khoa học trong thủy sản gặp nhiều khó khăn, liên kết giữa ngư dân với doanh nghiệp, cơ quan quản lý, hiệp hội chưa chặt chẽ.

"Chúng ta thiếu nguồn lực tài chính để thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, trọng tâm là đầu tư cho Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo", Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho hay.

Tổ chức bộ máy về quản lý tổng hợp biển còn bất cập, hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế. Bộ máy, nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về biển còn mỏng, chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế biển.

Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển
Đại diện một số bộ ngành phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn kinh tế biển chưa đáp ứng được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý. Chế độ chính sách cho đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển còn nhiều bất cập, chưa phù hợp.

Lãnh đạo TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng, và các tỉnh Bạc Liêu, Quảng Trị, Thanh Hoá kiến nghị Ủy ban chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng và ban hành hướng dẫn cụ thể việc xác định đánh giá các ngành kinh tế thuần biển, bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo; bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh làm cơ sở giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

GS.TS. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng cần thay đổi tư duy trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế biển; tập trung xây dựng các bộ chỉ số quản trị tổng hợp vùng bờ; chuẩn hoá các sản phẩm chủ lực, mang tính bản sắc của kinh tế biển Việt Nam;…

GS.TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội đề nghị khẩn trương hoàn thành cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển, đảo; tổng kết các mô hình đổi mới sáng tạo trong xây dựng địa phương mạnh về biển; xây dựng các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trọng điểm về biển, đảo…

Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển
Lãnh đạo các địa phương mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành sớm ban hành các quy hoạch, kế hoạch, chỉ tiêu quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế biển - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết thời gian qua, nguồn lực nhà nước đã được đầu tư rất nhiều cho các công trình, dự án phục vụ kinh tế biển như các khu công nghiệp ven biển, sân bay, đô thị, hạ tầng giao thông, hành lang kinh tế… nhưng cần nhìn nhận thẳng thắn về thực tế nhiều chỉ tiêu quan trọng trong Nghị quyết 36-NQ/TW chưa đạt được. Điều đó đòi hỏi sự quyết tâm, quyết liệt từ nhận thức, tư duy và các giải pháp hiệu quả hơn.

"Hai vấn đề lớn cần tập trung là xây dựng cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực đủ mạnh; đồng thời hình thành những mô hình, động lực mới cho kinh tế biển với những cơ chế chính sách đặc thù ", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát các quy hoạch, ưu tiên "các dự án đầu tư không hối tiếc", tập trung cho những ngành nghề mới trong lĩnh vực kinh tế biển,…

Phải xây dựng các chính sách tạo tính đột phá, liên kết thúc đẩy kinh tế biển

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh ưu tiên của Uỷ ban là chỉ đạo, điều phối những vấn đề cơ chế, chính sách pháp luật có tính liên ngành, liên vùng; các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Đồng thời, cần đánh giá chính xác kết quả tổ chức thực hiện, từ nhận thức của cả hệ thống chính trị đến trách nhiệm thể chế hoá chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, cũng như thay đổi của bối cảnh tình hình.

Phó Thủ tướng cho rằng, cần có những bộ chỉ số đánh giá thế nào là quốc gia mạnh về biển, bền vững về biển, các ngành kinh tế biển có lợi thế, chuyển biến về nhận thức, chính sách liên quan đầu tư, tài chính, môi trường, huy động nguồn lực tổng hợp… từ đó, lượng hoá, đo đếm được kết quả thực hiện những mục tiêu lớn, nhiệm vụ, giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT (cơ quan thường trực của Uỷ ban) khẩn trương tham mưu kiện toàn thành viên Uỷ ban, quy chế làm việc. Các bộ quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm chủ trì nhóm công tác nhằm đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá như: Xây dựng các bộ chỉ tiêu quốc gia về kinh tế biển; huy động nguồn lực; phát triển trung tâm năng lượng ngoài khơi, kết hợp nuôi biển công nghệ cao và dịch vụ hậu cần nghề cá; vận tải biển và logistics; nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển; phát triển đô thị biển; xây dựng cơ sở dữ liệu phục quản trị và thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển…

Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển
Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Trong thời gian tới, Uỷ ban cần tập trung cho ý kiến chỉ đạo nhằm khẩn trương hoàn thành quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; các bộ chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển;…

Phó Thủ tướng cũng giao một số nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành nghiên cứu, triển khai: Thành lập quỹ thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển, chính sách ưu đãi điện gió ngoài khơi, cảng biển, đầu tư…; cập nhật kết quả nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, ưu tiên tài nguyên năng lượng tái tạo, khoáng sản chiến lược; nghiên cứu ảnh hưởng, tác động của các chính sách mới về kinh tế biển đối với lao động trong lĩnh vực này; đào tạo nguồn nhân lực đối với các ngành kinh tế biển mới; xây dựng định mức, tiêu chuẩn, mô hình cho đô thị biển sinh thái, thông minh, gắn với bảo tồn văn hoá biển; định hướng phát triển cảng biển xanh, vận tải biển xanh, logistics xanh, gắn với các khu kinh tế, thương mại tự do; kết nối các phương thức giao thông (đường thuỷ, đường sắt, đường bộ, hàng không) để phát huy thế mạnh của một quốc gia biển…

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương chủ động kiến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách để triển khai các dự án, công trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển trên địa bàn.

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế biển

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát triển Hòa Bình theo mô hình tập trung đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp

Phát triển Hòa Bình theo mô hình tập trung đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp

Thủ tướng đề nghị Hòa Bình cần phát triển theo mô hình đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển công nghệ cao...
Thủ tướng dự lễ khởi công nhà máy sản xuất vi mạch điện tử gần 5.000 tỷ đồng tại Hòa Bình

Thủ tướng dự lễ khởi công nhà máy sản xuất vi mạch điện tử gần 5.000 tỷ đồng tại Hòa Bình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công nhà máy sản xuất vi mạch điện tử gần 5.000 tỷ đồng tại tỉnh Hòa Bình.
Huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Công điện số 37/CĐ-TTg ngày 13/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió.
Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

Dự kiến từ 15 - 22/4/2024, diễn ra Phiên họp thứ 32 (tháng 4/2024) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp này sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025

Phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương chung tay, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông.
Chính thức: Dịp lễ 30/4 và 1/5/2024 được nghỉ 5 ngày

Chính thức: Dịp lễ 30/4 và 1/5/2024 được nghỉ 5 ngày

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024.
Khơi thông nguồn lực, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Khơi thông nguồn lực, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Để tạo động lực tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia khuyến nghị cần tập trung vào nhóm giải pháp tháo gỡ rào cản pháp lý gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Đề nghị sớm kết nối đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc

Đề nghị sớm kết nối đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên sớm thống nhất phương án kết nối đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Vân Nam, Trung Quốc).
Vinh danh 100 hợp tác xã tiêu biểu giành giải "Ngôi sao Hợp tác xã" lần thứ nhất năm 2024

Vinh danh 100 hợp tác xã tiêu biểu giành giải "Ngôi sao Hợp tác xã" lần thứ nhất năm 2024

Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh Hợp tác xã tiêu biểu và trao giải Ngôi sao Hợp tác xã 2024.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu can thiệp kịp thời, xử lý ngay và luôn tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao.
Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng “4 không”

Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng “4 không”

Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển; kiên định chính sách quốc phòng “4 không”.
Chủ tịch Quốc hội thăm Khu Thí điểm thương mại tự do Thượng Hải

Chủ tịch Quốc hội thăm Khu Thí điểm thương mại tự do Thượng Hải

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Khu Thí điểm thương mại tự do Thượng Hải (SHFTZ) và tọa đàm với lãnh đạo SHFTZ.
Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã góp phần thúc đẩy chuỗi giá trị sản phẩm

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã góp phần thúc đẩy chuỗi giá trị sản phẩm

Ngày 11/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn “Hợp tác xã Quốc gia năm 2024” với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.
Tiếp tục tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm

Tiếp tục tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8

Tại tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8.
Thủ tướng: Sửa đổi, hoàn thiện công cụ thuế để bảo vệ sản xuất, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng: Sửa đổi, hoàn thiện công cụ thuế để bảo vệ sản xuất, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong quá trình hoàn thiện Luật Thuế giá trị gia tăng cần bám sát chủ trương, đường lối thực tiễn, bảo vệ sản xuất trong nước
Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp Thượng Hải

Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp Thượng Hải

Theo Chủ tịch Quốc hội, Thượng Hải là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, trong khi Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp Thượng Hải.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 đạt 6%

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 đạt 6%

ADB giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài.
Hướng tới thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Brazil

Hướng tới thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Brazil

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước Việt Nam - Brazil thống nhất hướng tới thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược vì lợi ích nhân dân hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 4/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 4/2024

Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2024.
Gắn thực học và thực nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình mới

Gắn thực học và thực nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình mới

Phó thủ tướng nhấn mạnh, hoạt động giáo dục phải gắn kết giữa thực học và thực nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình mới.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 2 tỷ đồng

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 2 tỷ đồng

Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm Lập pháp Hồng Kiều, thành phố Thượng Hải

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm Lập pháp Hồng Kiều, thành phố Thượng Hải

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 10/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm Lập pháp Hồng Kiều, thành phố Thượng Hải.
Khai mạc Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Khai mạc Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 10/4, tại Thành phố Hải Phòng, Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) lần thứ 4 đã diễn ra.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động