Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm

Trải qua bao thăng trầm, nghề mây tre đan ở làng Thù Lâm (Thái Nguyên) vẫn luôn còn đó những người yêu nghề, giữ nghề và đam mê với nghề.
Thái Nguyên: Phấn đấu tăng mạnh số cơ sở công nghiệp nông thôn thụ hưởng chính sách khuyến công Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu Quả ngọt từ sự “đồng lòng”, “thông suốt” ở Thái Nguyên

Thù Lâm là một ngôi làng thuộc phường Tiên Phong (thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), nơi đây có nghề mây tre đan truyền thống, sản xuất ra những vật dụng gần gũi như rổ, rá, giần, sàng,...

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Làng nghề truyền thống mây tre đan Thù Lâm (phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)

Thủy chung với nghề đan lát truyền thống

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề mây tre đan, anh Tạ Văn Thành (53 tuổi, làng Thù Lâm) vẫn luôn cố gắng giữ gìn và phát huy những giá trị tinh hoa của nghề.

Anh Thành hồi tưởng, từ khi lên 10 tuổi, anh đã được tiếp xúc với nghề, hàng ngày giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ như phơi tre, xếp nan. Theo thời gian, bằng sự quan sát, không ngừng học hỏi, anh đã đan lát ra được các loại rổ, rá, giần, sàng, nong, nia, thúng, mủng. Nghề mây tre đan đã gắn bó với anh Thành từ đó, để giờ đây, nghề trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh.

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc khi được gắn bó với nghề

Với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi, anh Thành hào hứng chia sẻ về những công đoạn để làm ra một sản phẩm mây tre đan hoàn chỉnh. Để tạo ra một chiếc mẹt hay rổ, rá, nong, nia vừa có tính ứng dụng cao cũng như tính thẩm mỹ cao đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, kiên nhẫn.

Nguyên liệu được chọn phải là loại tre tốt nhất, là loại tre không non, không già, mọc thẳng, có độ cứng cao. Tre, nứa chặt ở rừng về được ngâm nước ở các khe suối một thời gian cho lên màu, chống mối mọt, sau đó vớt lên để phơi khô khoảng 20 ngày rồi cưa, chẻ, vót thành từng sợi nan để đan.

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Nan tre được phơi nắng trước khi tiến hành công đoạn đan lát

Gần nửa thế kỷ gắn bó với mây, tre, anh Thành vẫn luôn vẹn nguyên niềm say mê với nghề. Tuy nhiên, tình yêu nghề càng son sắt, thủy chung bao nhiêu thì nỗi lo nghề truyền thống cha ông để lại bị mai một cũng lớn bấy nhiêu. “Các bạn trẻ bây giờ lựa chọn làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp vì làm việc ở đó đem lại thu nhập cao hơn. Nghề đan mây tre vì thế cũng thiếu hụt đi thế hệ kế cận”, anh Thành tâm sự.

Bà Hoàng Thị Bình (71 tuổi, làng Thù Lâm) kể rằng bà không biết nghề đan lát mây tre truyền thống của làng Thù Lâm có từ bao giờ. Bà chỉ biết từ khi sinh ra và lớn lên đã thấy ông, bà, bố, mẹ của mình tự đan lát những vật dụng dùng cho sinh hoạt gia đình thường ngày. Nghề đan lát đến với bà cũng tự nhiên như thế, khi bà chỉ nhìn rồi bắt chước làm theo. Dần dần, bà Bình đã biết tự đan những chiếc rổ, rá đơn giản rồi đến những vật dụng phức tạp hơn sau này.

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Để tạo ra một sản phẩm vừa có tính ứng dụng cao cũng như tính thẩm mỹ cao đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, kiên nhẫn

Cũng giống như anh Thành, bà Bình luôn đau đáu về tương lai của nghề mây tre đan truyền thống, lo lắng nghề sẽ bị mai một theo thời gian.

Bà Bình chia sẻ: “Giờ đây, các sản phẩm đan lát thủ công không còn được ưa chuộng như trước, không có nhiều người trẻ gắn bó với nghề. Ước mong lớn nhất của tôi là không muốn nghề mây tre đan truyền thống của làng Thù Lâm bị mai một theo thời gian. Vì vậy, hàng ngày, tôi vẫn miệt mài với công việc đan lát và dành nhiều thời gian, tâm huyết để truyền nghề cho con cháu và bất cứ ai có nguyện vọng học nghề”.

Không để làng nghề truyền thống bị mai một

Gặp ông Nghiêm Văn Bốn (60 tuổi, làng Thù Lâm) trong một không gian ngập tràn mây và tre mới thấy rõ được tâm huyết với nghề truyền thống của người đàn ông đầu đã điểm bạc, da mặt đã hằn lên những nếp nhăn của thời gian.

Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm
Ông Nghiêm Văn Bốn vui vẻ cười nói, tin rằng nghề mây tre đan sẽ được gìn giữ và phát huy

Đưa đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận vót từng thanh nan, ông Bốn cho biết, trước đây khi chưa có thiết bị hỗ trợ, quá trình thực hiện các sản phẩm mây tre đan mất nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều. Trong quá trình sản xuất, ông Bốn luôn chú trọng đặt chất lượng lên hàng đầu bởi theo ông, đó là điều kiện tiên quyết để nâng tầm một sản phẩm.

Đối với ông Nghiêm Văn Bốn, niềm vui tuổi già không chỉ là con cháu sum vầy, gia đình hạnh phúc như bao người, mà còn là những khát khao, mong muốn gìn giữ và phát triển nghề mây tre đan truyền thống. Ông Bốn luôn quan niệm: “Mỗi người làm nghề mây, tre đan phải luôn luôn sáng tạo, học hỏi không ngừng nghỉ để mở rộng và phát triển nghề hơn nữa”.

Gặp những người như ông Nghiêm Văn Bốn, bà Hoàng Thị Bình, anh Tạ Văn Thành ở làng Thù Lâm mới thấy rõ được tình yêu trọn vẹn, thủy chung với nghề mây tre đan. Trải qua bao thăng trầm, những người nông dân hiền lành, chất phác vẫn luôn “giữ lửa” và “truyền lửa” để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của nghề mây tre đan truyền thống.

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống mây tre đan góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống Thù Lâm. Từ đó, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Vừa qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp cùng Phòng Kinh tế thành phố Phổ Yên, UBND phường Tiên Phong và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp mỹ nghệ Hoa Sơn tổ chức lớp truyền nghề mây tre đan do nghệ nhân cấp tỉnh trực tiếp giảng dạy cho các học viên thuộc làng nghề truyền thống mây tre đan Thù Lâm.

Trong thời gian 22 ngày, các học viên đã được các nghệ nhân cấp tỉnh trực tiếp giảng dạy, truyền đạt lý thuyết cơ bản về sản xuất sản phẩm từ mây tre, hướng dẫn thực hành các công đoạn gia công một số sản phẩm mây tre đan. Trong quá trình đào tạo, học viên được hỗ trợ dụng cụ, nguyên liệu thực hành và có kiểm tra, đánh giá tay nghề.

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Ngọc Tâm - Chủ tịch UBND phường Tiên Phong cho biết, UBND phường Tiên Phong sẽ đẩy mạnh vận động, tuyên truyền người dân gìn giữ, phát huy nghề truyền thống mây tre đan Thù Lâm. “Cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu của thị trường thì việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề là rất quan trọng để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”, Chủ tịch UBND phường Tiên Phong cho biết.

Việt Bắc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình: Dự kiến đầu tư phát triển dự án khu đô thị mới Kiến Giang gần 96,3 ha

Thái Bình: Dự kiến đầu tư phát triển dự án khu đô thị mới Kiến Giang gần 96,3 ha

Dự án phát triển nhà ở khu đô thị mới Kiến Giang, thành phố Thái Bình có quy mô 963.743,62m2 với quy mô dân số khoảng 18.626 người.
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp Vạn Thắng - Yên Thọ chậm tiến độ?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp Vạn Thắng - Yên Thọ chậm tiến độ?

Cụm công nghiệp Vạn Thắng - Yên Thọ được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập năm 2021, đến nay bị chậm tiến độ do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
TP. Vũng Tàu: Hình mẫu trong công tác chỉnh trang đô thị

TP. Vũng Tàu: Hình mẫu trong công tác chỉnh trang đô thị

Sau hơn 1 năm thực hiện chỉnh trang đô thị, TP. Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và được xem là đơn vị điển hình trong công tác này.
Lào Cai: Triển khai giải pháp duy trì và nâng cao chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI năm 2024

Lào Cai: Triển khai giải pháp duy trì và nâng cao chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI năm 2024

UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp duy trì, cải thiện và nâng cao chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI tỉnh Lào Cai năm 2024.
Nam Định thực hiện nghiêm các chỉ đạo về quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Nam Định thực hiện nghiêm các chỉ đạo về quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

UBND tỉnh Nam Định đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị chức năng trong tỉnh thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều container rơi xuống sông Đồng Nai sau cú va chạm giữa tàu Singapore và sà lan

Nhiều container rơi xuống sông Đồng Nai sau cú va chạm giữa tàu Singapore và sà lan

Lực lượng chức năng TP. Hồ Chí Minh đã trục vớt được một số container trôi nổi trên sông Đồng Nai sau cú va chạm giữa 1 tàu và 1 sà lan trên khúc sông này.
Bình Thuận ra chỉ đạo khẩn sau sự cố lũ cát

Bình Thuận ra chỉ đạo khẩn sau sự cố lũ cát

Chiều 23/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có công văn hỏa tốc gửi các sở, ban, ngành, địa phương chủ động ứng phó mưa lớn gây ngập, lụt, sạt lở đất.
Lâm Đồng: Vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch khoáng sản

Lâm Đồng: Vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch khoáng sản

Tỉnh Lâm Đồng gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác Quy hoạch khoáng sản.
Thái Bình: Trao quyết định phê chuẩn bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Thái Bình: Trao quyết định phê chuẩn bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Chiều ngày 23/5, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê chuẩn kết quả bầu cử chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Thừa Thiên Huế: Mưa lớn làm ngập úng gần 2.000 ha lúa

Thừa Thiên Huế: Mưa lớn làm ngập úng gần 2.000 ha lúa

Chiều ngày 23/5, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế cho biết, mưa lớn những ngày qua đã làm ngập úng gần 2.000 ha lúa.
Bến Tre: Đầu năm 2024, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt gần 35.000 tỷ đồng

Bến Tre: Đầu năm 2024, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt gần 35.000 tỷ đồng

Trong những tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của tỉnh Bến Tre ước đạt gần 35.000 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.
Lai Châu: 6 tháng, sản xuất công nghiệp ước tăng 2 con số

Lai Châu: 6 tháng, sản xuất công nghiệp ước tăng 2 con số

6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của Lai Châu ước đạt 1.844,9 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Xanh, bản sắc, khác biệt

Xanh, bản sắc, khác biệt

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 định hướng phát triển du lịch Yên Bái theo hướng du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn.
Ông Hoàng Hải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa

Ông Hoàng Hải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Hải giữ chức vụ Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa.
Bình Dương: Xây dựng ấp thông minh trên nền tảng công nghệ số

Bình Dương: Xây dựng ấp thông minh trên nền tảng công nghệ số

Với sự đồng hành hợp tác của MobiFone tỉnh Bình Dương, xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo triển khai thí điểm xây dựng ấp thông minh trên nền tảng công nghệ số.
Bình Phước: Phụ nữ khởi nghiệp với gian hàng kết nối tiêu thụ bình ổn giá

Bình Phước: Phụ nữ khởi nghiệp với gian hàng kết nối tiêu thụ bình ổn giá

Tỉnh Bình Phước hiện có nhiều gian hàng kết nối tiêu thụ bình ổn giá. Đây là mô hình khởi nghiệp có hiệu quả do chị em hội viên phụ nữ sáng tạo.
Nam Định “hút” các nhà đầu tư lớn

Nam Định “hút” các nhà đầu tư lớn

Với môi trường đầu tư kinh doanh thông suốt, hạ tầng thuận lợi, Nam Định đang là điểm “hút” các nhà đầu tư lớn.
Bạc Liêu kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các dự án du lịch

Bạc Liêu kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các dự án du lịch

Tỉnh Bạc Liêu đang kêu gọi đầu tư vào 25 dự án lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch với tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp Pháp quan tâm tới môi trường đầu tư tại Thái Bình

Nhiều doanh nghiệp Pháp quan tâm tới môi trường đầu tư tại Thái Bình

Tỉnh Thái Bình vừa phối hợp cùng Hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp (ABVietFrance) tổ chức hội nghị Gặp gỡ với các doanh nghiệp Pháp tại thủ đô Paris.
An Giang: Hơn 300 gian hàng sẽ góp mặt tại Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên 2024

An Giang: Hơn 300 gian hàng sẽ góp mặt tại Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên 2024

Ban tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên – An Giang năm 2024 vừa họp rà soát công tác chuẩn bị cho hội chợ sẽ diễn ra vào ngày 27/5 tới.
Thái Nguyên quyết liệt gỡ vướng trong phát triển cụm công nghiệp

Thái Nguyên quyết liệt gỡ vướng trong phát triển cụm công nghiệp

Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên hiện đang tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 32 nhằm tháo gỡ vướng mắc trong phát triển cụm công nghiệp.
Thừa Thiên Huế: Chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động

Thừa Thiên Huế: Chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động

Ngày 22/5, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức buổi đối thoại của Lãnh đạo UBND tỉnh với đoàn viên, người lao động năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình tiết kiệm điện

Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình tiết kiệm điện

Nhiều doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế thay đổi, dịch chuyển sản xuất sang giờ thấp điểm, tối ưu thiết bị nhằm đồng hành với ngành điện thực hiện tiết kiệm điện.
Tây Ninh: 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 13%

Tây Ninh: 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 13%

Lũy kế trong 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tại tỉnh Tây Ninh tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức đánh giá công tác chỉnh trang đô thị

Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức đánh giá công tác chỉnh trang đô thị

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn nhiều bất cập và cần sớm được khắc phục.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động