Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gắn liền với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gắn liền với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và bền vững, có khả năng cạnh tranh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước, đồng thời nhấn mạnh quan điểm sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Chính sách phát triển bền vững của Việt Nam

Chuyển đổi phương thức phát triển để hướng tới xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng của các quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Nhiều quốc gia lựa chọn hướng phát triển kinh tế bền vững là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng thời những vấn nạn môi trường đang diễn ra phức tạp. Mô hình kinh tế mới này ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo ra việc làm, là trụ cột để giảm nghèo. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế phát triển bền vững sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn nữa để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thực tiễn tại các nước cũng cho thấy, việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát triển bền vững đã tạo ra những tín hiệu tích cực vô cùng to lớn.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2012), Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể (2017), Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 (2019) và gần đây nhất ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 136 về phát triển bền vững để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Như vậy, có thể thấy phát triển bền vững là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Đặc biệt, trong thời gian qua, phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế, môi trường đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành và triển khai, bước đầu mang lại những chuyển biến tích cực.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Xu hướng phát triển bền vững của ngành năng lượng Việt Nam

Năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục. Để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế bền vững, Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh và quyết tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng theo định hướng xanh hơn, sạch hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55) có ý nghĩa to lớn thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 55 đã nêu 14 mục tiêu cụ thể, trong đó phấn đấu: Tỉ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045; Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đạt 7% năm 2030 và 14% năm 2045; Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng đạt 15% năm 2030 và 20% năm 2045; Năng lực nhập khẩu LNG đạt 8 tỷ m3 năm 2030 và 15 tỷ m3 năm 2045...; Nghị quyết 55 đề ra 10 giải pháp, trong đó giải pháp phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng khả năng tự chủ, đa dạng hóa, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.

Ngoài ra, theo như Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) bằng nguồn lực trong nước và tăng đóng góp lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế, trong đó phân bổ cho ngành năng lượng chiếm 5,5% và 16,7% tương ứng theo từng kịch bản cắt giảm.

Để cụ thể hóa định hướng chiến lược phát triển ngành năng lượng Việt Nam theo Nghị quyết 55, Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện VIII, theo đó tổng công suất nguồn điện sạch bao gồm thủy điện và điện khí sẽ chiếm 73% vào năm 2030 và 88% vào năm 2045 (không bao gồm các nhà máy điện than chuyển đổi nhiên liệu biomass/amoniac); trong đó tính riêng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) chiếm khoảng 26% vào năm 2030 và 54% vào năm 2045.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Petrovietnam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai thực hiện Nghị quyết 55 và để phù hợp với bối cảnh chuyển dịch năng lượng và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã xây dựng, điều chỉnh Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và trình các cấp thẩm quyền với mục tiêu tổng quát, đó là: “Xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”. Chiến lược phát triển Petrovietnam gắn liền với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và bền vững, có khả năng cạnh tranh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước, đồng thời nhấn mạnh quan điểm sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; Thúc đẩy tìm kiếm và phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo; Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong mọi hoạt động của Petrovietnam và được cụ thể hóa theo từng lĩnh vực hoạt động chính.

Trong lĩnh vực Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, Petrovietnam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế để nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò, khai thác các nguồn năng lượng mới/năng lượng sạch, phi truyền thống như: khí hydrate (băng cháy), khí sét, khí than, hydro, nguồn địa nhiệt,… Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung nghiên cứu sử dụng hiệu quả nguồn khí tự nhiên có hàm lượng CO₂ cao trong nước để có thể nhận lợi ích đồng thời từ việc sử dụng nguồn Hydrocabon và CO₂ nhằm giảm phát thải khí nhà kính; song song với việc ứng dụng các giải pháp thu hồi, giảm đốt bỏ và rò rỉ khí ra môi trường và nghiên cứu tích hợp sử dụng nguồn điện năng lượng tái tạo.

Đối với lĩnh vực Công nghiệp Khí, đảm bảo thu gom tối đa sản lượng khí của các lô/mỏ khai thác tại Việt Nam nhằm hạn chế tối đa đốt bỏ khí; phấn đấu trở thành đơn vị đứng đầu trong chuỗi LNG trong đó xem xét ưu tiên đầu tư hạ tầng đi trước. Cùng với đó, tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm từ khí; phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí tự nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, ưu tiên sử dụng nguồn khí giá rẻ trong nước để phát triển các dự án hóa hóa dầu.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Tại lĩnh vực Công nghiệp Điện, bên cạnh việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả và giải pháp nhằm xanh hóa các nhà máy điện; Tập đoàn sẽ ưu tiên phát triển nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí tự nhiên khai thác trong nước kết hợp với nguồn LNG nhập khẩu, cũng như tham gia đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm triển khai các công trình trên biển. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2030 đạt 8.000-14.000 MW, trong đó nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm từ 5% - 10% tổng công suất của Tập đoàn và đạt 8% - 10% tổng công suất lắp đặt hệ thống điện Việt Nam; trong đó, công suất nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm 10% - 20% tổng công suất của Petrovietnam trong giai đoạn 2031-2045.

Trong lĩnh vực Chế biến, tồn trữ và phân phối sản phẩm dầu khí, tập trung phát triển lĩnh vực hóa dầu (bao gồm cả hóa dầu từ khí), hóa chất để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dầu khí, tạo ra các nguyên, nhiên liệu, vật liệu để phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường; đồng thời nghiên cứu, tìm kiếm cách thức cải tiến/nâng cao chất lượng sản phẩm theo xu hướng thay đổi của thị trường cũng như đáp ứng các chỉ số an toàn toàn môi trường theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải. Ngoài ra, Petrovietnam cũng sẽ tiến tới nghiên cứu sản xuất hydro, sản xuất năng lượng tái tạo, tích hợp với nhà máy lọc hóa dầu, hóa chất, phân bón, sử dụng làm nhiên liệu cho pin nhiên liệu, định hướng hoàn thiện chuỗi giá trị hydro khâu sau.

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Giải pháp thực thi thành công Chiến lược phát triển của Petrovietnam

Bên cạnh 10 nhóm giải pháp triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Petrovietnam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được xây dựng về Quản trị - quản lý doanh nghiệp, Tái cấu trúc Petrovietnam, Chuyển đổi số, Khoa học Công nghệ, An toàn môi trường, Thị trường, Đầu tư, Tài chính, Phát triển Nguồn nhân lực, Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại và Văn hóa Doanh nghiệp, để thực thi Chiến lược phát triển thành công nhằm đảm bảo phát triển đồng bộ, hiệu quả và bền vững, Petrovietnam cũng đã và đang tập trung triển khai các nhóm nhiệm vụ cụ thể như:

Xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Petrovietnam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phân cấp, giao trách nhiệm cho từng lãnh đạo Petrovietnam cũng như người đại diện phần vốn của Petrovietnam tại các đơn vị thành viên.

Xây dựng/phê duyệt/chấp thuận Chiến lược phát triển Petrovietnam theo 5 lĩnh vực kinh doanh chính (Thăm dò, khai thác dầu khí, Công nghiệp Khí, Chế biến dầu khí, Công nghiệp Điện và Năng lượng tái tạo, Dịch vụ dầu khí); Chiến lược phát triển các đơn vị thành viên; Kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm theo từng giai đoạn chiến lược… Để đảm bảo Chiến lược phát triển Petrovietnam được thiết lập/phân cấp cụ thể đến từng đơn vị thành viên, theo từng giai đoạn 5 năm và hằng năm.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ thực thi chiến lược như: Lộ trình/Chiến lược phát triển về thị trường/marketing, Chuyển đổi số, Đổi mới sáng tạo, Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, chính sách về tiền lương…

Thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững và chặng đường phát triển

Xây dựng và quản trị danh mục đầu tư trong toàn hệ thống Petrovietnam để tối ưu hóa nguồn lực và kiểm soát hiệu quả đầu tư; trong đó ưu tiên xây dựng giá trị chuỗi của Petrovietnam thông qua việc tổ hợp, tích hợp các nguồn lực để phát triển đồng bộ, chặt chẽ, tăng cường sử dụng nguồn lực nội bộ từ đó đảm bảo gia tăng dòng tiền, lợi nhuận giữa các đơn vị thành viên.

Nâng cao vai trò công tác dự báo, quản trị rủi ro và quản trị Chiến lược, trong đó thành lập Bộ phận Chiến lược trực thuộc Hội đồng Thành viên Petrovietnam nhằm mục đích tham mưu, tư vấn cho HĐTV trong việc định hướng, hoạch định chiến lược phát triển và giám sát, đánh giá, đề xuất điều chỉnh Chiến lược phát triển của Petrovietnam.

Có thể thấy rằng, Ngành năng lượng Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện chủ trương phát triển bền vững. Là một Công ty dầu khí quốc gia, có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một trong những trụ cột góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bên cạnh chịu sự tác động trực tiếp của sự chuyển dịch năng lượng, Petrovietnam có trách nhiệm trong việc chung tay cùng Chính phủ vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa giảm phát thải khí nhà kính để bảo vệ môi trường và ứng phó với Biến đổi khí hậu – góp phần thực thi thành công Chiến lược phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, Petrovietnam đã xây dựng Chiến lược phát triển với định hướng phát triển thành Tập đoàn năng lượng hàng đầu đất nước và khu vực, trong đó ưu tiên mở rộng phát triển các nguồn năng lượng sạch bền vững cho đất nước như: khí tự nhiên/LNG, điện gió ngoài khơi, Hydro/amoniac xanh... Để thực thi định hướng chiến lược thành công, Petrovietnam hiện tập trung vào các công tác như: dự báo, quản trị rủi ro, quản trị danh mục đầu tư và quản trị chiến lược; tái cấu trúc phát triển mô hình doanh nghiệp cacbon thấp và đẩy mạnh phát triển và ứng dụng Chuyển đổi số, Đổi mới sáng tạo… Với những chủ trương, định hướng đúng đắn của Chính phủ Việt Nam cùng các giải pháp triển khai quyết liệt cụ thể nêu trên, Petrovietnam tin rằng sẽ thực thi thành công Chiến lược phát triển của Petrovietnam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của đất nước.

Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch HĐTV Petrovietnam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nghỉ hưu

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nghỉ hưu

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 293/QĐ-TTg về việc ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nghỉ hưu.
Vinhomes Royal Island ra mắt Học viện cưỡi ngựa và phố đi bộ công viên Vũ Yên

Vinhomes Royal Island ra mắt Học viện cưỡi ngựa và phố đi bộ công viên Vũ Yên

Vinhomes Royal Island ra mắt Học viện cưỡi ngựa Vinpearl Horse Academy Vũ Yên, Phố đi bộ Công viên Vũ Yên và đại nhạc hội quốc tế Wonder Island.
PC Quảng Bình: Quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa” trên công trường dự án 500kV mạch 3

PC Quảng Bình: Quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa” trên công trường dự án 500kV mạch 3

Để hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, Công ty Điện lực (PC) Quảng Bình đã cử 02 đội xung kích tham gia.
Đắk Lắk trao giải cuộc thi “Học sinh với kiến thức sử dụng điện an toàn - tiết kiệm và hiệu quả"

Đắk Lắk trao giải cuộc thi “Học sinh với kiến thức sử dụng điện an toàn - tiết kiệm và hiệu quả"

Vừa qua, PC Đắk Lắk đã tổ chức trao giải cho các em đạt thành tích tại cuộc thi “Học sinh với kiến thức sử dụng điện an toàn - tiết kiệm và hiệu quả”.
PV GAS đạt thành tích cao trong Giải chạy bộ online “Xuân Dầu khí” 2024

PV GAS đạt thành tích cao trong Giải chạy bộ online “Xuân Dầu khí” 2024

Hưởng ứng Giải chạy bộ online “Xuân Dầu khí 2024”, PV GAS đã phát động và triển khai giải chạy đến từng công đoàn cơ sở tích cực tham gia.

Tin cùng chuyên mục

Nhiệt điện Quảng Ninh: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” tháng công nhân

Nhiệt điện Quảng Ninh: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” tháng công nhân

Đó là hành động thực tế trong Tháng Công nhân năm 2024 được Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh tổ chức từ ngày 01/5/2024 - 31/5/2024.
Trip.com thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Vinpearl

Trip.com thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Vinpearl

Tập đoàn Trip.com, nhà cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến hàng đầu vừa thông báo mối quan hệ đối tác chiến lược mới với Vinpearl.
EVNCPC tăng cường nhân lực đợt 2 hỗ trợ dự án 500kV mạch 3

EVNCPC tăng cường nhân lực đợt 2 hỗ trợ dự án 500kV mạch 3

EVNCPC điều thêm 180 nhân lực tăng cường hỗ trợ thi công xây dựng Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.
Giải pháp nào để quản lý, giám sát nhà máy điện mặt trời?

Giải pháp nào để quản lý, giám sát nhà máy điện mặt trời?

Công ty năng lượng Growatt đã đưa ra 2 giải pháp cho khách hàng lựa chọn để quản lý, giám sát nhà máy điện mặt trời.
M&A “mát tay” như Bamboo Capital

M&A “mát tay” như Bamboo Capital

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã xây dựng được hệ sinh thái hơn 50 công ty thành viên và liên kết hơn 2.000 nhân sự, hoạt động rộng khắp nhiều tỉnh thành.
Ra mắt Văn phòng Đại diện Công ty CP Công nghệ chống giả Việt Nam tại Nghệ An

Ra mắt Văn phòng Đại diện Công ty CP Công nghệ chống giả Việt Nam tại Nghệ An

Công ty CP Công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) đã ra mắt văn phòng đại diện tại Nghệ An gắn với chương trình tập huấn cho một số doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trải nghiệm khách hàng: Chìa khoá thành công cho doanh nghiệp

Trải nghiệm khách hàng: Chìa khoá thành công cho doanh nghiệp

86% khách hàng sẵn lòng chi trả nhiều hơn để có trải nghiệm tốt hơn, và 40% sẽ mua sắm nhiều hơn từ các doanh nghiệp mang đến trải nghiệm khách hàng xuất sắc.
Hòa Phát bàn giao lô vỏ Container cho VSICO

Hòa Phát bàn giao lô vỏ Container cho VSICO

Hòa Phát đã bàn giao 400 vỏ container cho đối tác chiến lược VSICO, nâng tổng số container đã bàn giao cho đối tác này lên 700 chiếc kể từ đầu năm.
Lý do thị trường mỹ phẩm Việt hấp dẫn doanh nghiệp ngoại

Lý do thị trường mỹ phẩm Việt hấp dẫn doanh nghiệp ngoại

Thị trường mỹ phẩm Việt được nhận định tiềm năng bởi các yếu tố như dân số trẻ và người tiêu dùng luôn thay đổi theo xu hướng mới.
Vingroup và Mitsubishi Corporation ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện

Vingroup và Mitsubishi Corporation ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện

Ngày 30/05/2024, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Mitsubishi Corporation ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác chiến lược toàn diện với 5 lĩnh vực trọng tâm.
Tập đoàn Sơn Hà đặt mục tiêu doanh thu gần 10.000 tỷ đồng trong năm 2024

Tập đoàn Sơn Hà đặt mục tiêu doanh thu gần 10.000 tỷ đồng trong năm 2024

Ngày 30/5, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu doanh thu đạt 9.900 tỷ đồng.
THACO kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững

Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước.
Cổ phiếu của PepsiCo Inc. (PEP) tăng sau công bố báo cáo thu nhập cuối cùng

Cổ phiếu của PepsiCo Inc. (PEP) tăng sau công bố báo cáo thu nhập cuối cùng

Một tháng đã trôi qua kể từ khi PepsiCo Inc. (PEP) công bố báo cáo thu nhập cuối cùng. Trong khoảng thời gian đó, cổ phiếu công ty đã tăng thêm.
Chuyến về nguồn ý nghĩa của đảng viên Công ty CP DAP – Vinachem

Chuyến về nguồn ý nghĩa của đảng viên Công ty CP DAP – Vinachem

Từ ngày 8/4/2024 đến ngày 23/5/2024, Công ty CP DAP - Vinachem tổ chức 4 chương trình về nguồn tại Phú Quốc, Côn Đảo, Quảng Bình - Quảng Trị, Điện Biên - Sơn La
PC Quảng Trị: Hỗ trợ thi công dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

PC Quảng Trị: Hỗ trợ thi công dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

PC Quảng Trị đã cử kỹ sư, công nhân lao động tham gia đội xung kích hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.
Hiệp hội Sản xuất và tiêu thụ thuốc lá: Phát huy vai trò cầu nối để gắn kết các hội viên

Hiệp hội Sản xuất và tiêu thụ thuốc lá: Phát huy vai trò cầu nối để gắn kết các hội viên

Hiệp hội Sản xuất và tiêu thụ thuốc lá Việt Nam đã phát huy tối đa vai trò, định hướng các hội viên ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững thị phần.
PC Thừa Thiên Huế: Diễn tập công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

PC Thừa Thiên Huế: Diễn tập công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

PC Thừa Thiên Huế tổ chức diễn tập công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2024 tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
DAP Vinachem: Năm 2024, phấn đấu tổng doanh thu thuần đạt 3.269,8 tỷ đồng

DAP Vinachem: Năm 2024, phấn đấu tổng doanh thu thuần đạt 3.269,8 tỷ đồng

Công ty DAP - Vinachem phấn đấu, năm 2024 sản lượng DAP sản xuất đạt 246.000 tấn; sản lượng DAP tiêu thụ đạt 252.000 tấn; doanh thu thuần đạt 3.269,8 tỷ đồng
Cát Vạn Lợi cung cấp ống luồn dây điện và phụ kiện đạt chuẩn quốc tế IEC 61386

Cát Vạn Lợi cung cấp ống luồn dây điện và phụ kiện đạt chuẩn quốc tế IEC 61386

Công ty Cát Vạn Lợi là đơn vị dẫn đầu trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm vật tư cơ điện, bao gồm ống luồn dây điện G.I đạt chuẩn IEC 61386.
J&T Express đứng đầu bảng xếp hạng chất lượng dịch vụ bưu chính

J&T Express đứng đầu bảng xếp hạng chất lượng dịch vụ bưu chính

Tỷ lệ giao hàng đúng thời hạn cam kết cao nhất (100%), J&T Express là thương hiệu duy nhất trong 10 DN bưu chính hàng đầu đáp ứng thời gian toàn trình cam kết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động