Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Từ đường dây 500KV Bắc - Nam đến “niềm tự hào” của Thủ tướng Australia

Thủ tướng Australia tự hào về quan hệ đối tác mới của hai nước Việt Nam - Australia, trong đó có những trụ cột cụ thể, đặc biệt là hợp tác về năng lượng.
Các nước ấn tượng với những số 3 do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất Chương mới, tầm nhìn mới trong quan hệ Việt Nam - Australia - New Zealand; ASEAN - Australia Australia là thị trường đơn lẻ lớn thứ năm về nhập khẩu tôm của Việt Nam Infographics: Kim ngạch thương mại 7 quốc gia có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam

Phát biểu tại chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Australia Anthony Albanese vui mừng thông báo: Ông tự hào rằng, quan hệ đối tác mới của hai nước có những trụ cột cụ thể, trong đó có hợp tác về năng lượng

Năng lượng - trụ cột hợp tác cụ thể

“Hôm nay tôi rất vui mừng vì chúng ta đã đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên Australia và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam - Thủ tướng Australia Anthony Albanese nói và nhấn mạnh rằng đây sẽ là nền tảng cho sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên của hai nước, bao gồm các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng để hỗ trợ các mục tiêu của hai nước.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và ngài Tim Ayres, Đồng Bộ trưởng phụ trách Thương mại và Sản xuất, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã có rất nhiều nỗ lực để góp phần tạo nên “trụ cột” quan trọng đó. Tại buổi gặp mặt làm việc giữa hai Bộ trưởng bên lề chuyến thăm chính thức của Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhắc lại cuộc gặp song phương giữa hai bộ trưởng vào tháng 7 năm 2023 tại New Zealand, hai bộ trưởng đã thống nhất thúc đẩy sớm ký kết Bản ghi nhớ thành lập cơ chế Đối thoại Bộ trưởng về Năng lượng và Khoáng sản Việt Nam - Australia. Và rất nhanh chóng, chỉ 5 tháng sau, điều đó đã trở thành hiện thực.

Từ đường dây 500KV Bắc Nam đến “niềm tự hào” của Thủ tướng Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác giữa lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Australia và Australia cũng là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt 13,8 tỷ USD. Australia là thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào quan trọng cho một số ngành công nghiệp, năng lượng của Việt Nam như than đá, quặng, khoáng sản, kim loại thường… Tỷ trọng trên 40% của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Australia cho thấy tầm quan trọng của việc củng cố, phát triển quan hệ năng lượng, khoáng sản Việt Nam – Australia.

Cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng về năng lượng sẽ tạo động lực mới

Việc thành lập Cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng về năng lượng, khoáng sản là sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Qua cơ chế Đối thoại Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản, Bộ Công Thương Việt Nam; Bộ Công Nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên Australia; Bộ Ngoại giao, Thương mại Australia và các cơ quan liên quan sẽ có điều kiện cùng nhau trao đổi, triển khai các nội dung, chiến lược hợp tác với mục đích vừa duy trì ổn định trao đổi thương mại các sản phẩm khoáng sản, nguyên nhiên liệu đồng thời mở ra các cơ hội hợp tác đầu tư mới, hướng tới phát triển xanh, bền vững nói chung và giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26.

Từ đường dây 500KV Bắc Nam đến “niềm tự hào” của Thủ tướng Australia
Từ đường dây 500KV Bắc Nam đến “niềm tự hào” của Thủ tướng Australia
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và ngài Tim Ayres, Đồng Bộ trưởng phụ trách Thương mại và Sản xuất, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia ký kết Bản ghi nhớ thành lập cơ chế Đối thoại Bộ trưởng về Năng lượng và Khoáng sản - Ảnh Nguyên Minh

Cùng với Bản ghi nhớ thành lập Đối thoại Bộ trưởng về Thương mại ký tháng 6 năm 2023, hai Bộ đã thúc đẩy thành lập 2 cơ chế đối thoại hết sức quan trọng trong lĩnh vực thương mại, lĩnh vực năng lượng và khoáng sản. Hai cơ chế này cùng với nhau sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, năng lượng, khoáng sản giữa hai nước phát triển tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được nâng cấp.

Tầm nhìn dài hạn và kỷ niệm về đường dây 500 KV Bắc - Nam

Dấu ấn con đường hợp tác về năng lượng khoáng sản trở thành “đại lộ” còn được các chuyên gia, nhà quan sát ghi nhận ngay sau đó. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales nhìn lại thực tiễn lịch sử: Một tháng sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, tháng 2/1973, Australia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Ông cho rằng, quan hệ Australia - Việt Nam đã hình thành như thế và điều đó thể hiện cho tầm nhìn dài hạn của Chính phủ Australia và đến nay hợp tác kinh tế, thương mại không ngừng phát triển.

Ngược dòng lịch sử, Việt Nam và Australia có những kỷ niệm sâu sắc về hợp tác năng lượng từ lâu. Ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đứng trước bài toán khó giải vì tình trạng thiếu điện ở miền Nam nhưng lại thừa điện ở miền Bắc. Thủ tướng Chính phủ lúc bấy giờ là đồng chí Võ Văn Kiệt đã vô cùng trăn trở giao nhiệm vụ cho ngành điện: Làm thế nào để đưa điện từ miền Bắc vào Nam.

Theo các chuyên gia ngành điện: Muốn đưa điện vào Nam chỉ có cách xây dựng đường dây siêu cao áp, có hai loại đường dây siêu cao áp: 400kV hoặc 500kV. Một số nước như Pháp, Nga dùng loại 500kV song họ chỉ làm từ 400-500km còn ở Việt Nam để đưa điện vào miền Nam phải làm gần 1.600km, một kỷ lục chưa có tiền lệ trên thế giới. Dư luận các nhà khoa học còn lo ngại “không thể làm được” vì yếu tố kỹ thuật về bước sóng điện. Đã có rất nhiều dư luận, ý kiến phản đối, thậm chí trên diễn đàn Quốc hội.

Rất may khi đó, các chuyên gia ngành điện Việt Nam đã được hỗ trợ quan trọng từ các chuyên gia Australia. Pacific Power International (PPI - một công ty tư vấn thiết kế đường dây cao áp của Australia) đã vào cuộc và khẳng định làm được nếu đầu xây thêm các trạm bù áp dọc từ Bắc vào Nam. Sau này, Công ty PPI (Pacific Power International), bang New South Wales và SECVI (State Electricity Commission of Victoria International), bang Victoria còn hỗ trợ tư vấn giám sát, đào tạo quản lý vận hành, an toàn... dưới sự tài trợ của Chính phủ Australia, góp phần tích cực cho dự án hoàn thành.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai xây dựng đường dây 500 KV mạch 3 với hành trình ngược lại “đưa điện từ miền Nam ra miền Bắc” để giải bài toán thiếu điện cũng như đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để vừa phát triển mạnh mẽ nguồn điện, vừa chuyển đổi năng lượng theo đúng cam kết quốc tế. Cách đây ít lâu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo từ sớm, từ xa về tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với vai trò Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã 8 lần chủ trì cuộc họp giao ban (cả trực tiếp lẫn trực tuyến) để đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ, đưa dự án về đích đúng hẹn. Bộ trưởng nhấn mạnh, việc hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 không chỉ giúp đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là đối với khu vực miền Bắc, mà còn làm nhiệm vụ liên kết lưới điện khu vực và lưới điện quốc gia ở cấp điện áp 500 kV, góp phần giúp “trục xương sống” truyền tải điện ngày càng vững chắc hơn.

Hợp tác để đa dạng hoá năng lượng

Đại hội XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Còn Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 là cung cấp đủ năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 – 2030). Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch…

Theo tinh thần đó, việc hợp tác để phát triển năng lượng với các quốc gia đi đầu về hiện đại hoá hệ thống năng lượng rất có ý nghĩa với Việt Nam. Nếu Việt Nam mới bắt đầu những bước đi đầu tiên trong việc phát triển năng lượng tái tạo thì Australia đã sớm chú trọng các nguồn năng lượng như mặt trời và gió từ năm 1997, đến nay đạt được nhiều thành tựu như: Dẫn đầu thế giới về lượng năng lượng bình quân đầu người được tạo ra từ năng lượng mặt trời và gió, dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính và giá điện giảm. Australia cũng đã sớm xây dựng và triển khai thành công nhiều chiến lược, chương trình phát triển năng lượng mà Việt Nam đang triển khai và cần học tập như: Kế hoạch Năng suất năng lượng Quốc gia (NEPP); Chiến lược Hydro Quốc gia của Australia; Chiến lược Năng lượng tái tạo ngoài khơi của Australia …

Với khí thiên nhiên hoá lỏng LNG, nguồn năng lượng quan trọng mà Việt Nam đang đầu tư để xây dựng các nhà máy nhiệt điện đến năm 2023, Australia và Mỹ hiện là hai quốc gia dẫn đầu thế giới về nguồn cung. Chính phủ của Thủ tướng Albanese còn tìm cách đưa Australia trở thành siêu cường năng lượng tái tạo trong những năm tới, thể hiện qua cam kết trị giá 2 tỷ AUD cho chương trình “Khởi đầu về hydro” nhằm mục đích đưa nước này trở thành nhà sản xuất hydro hàng đầu trên toàn cầu.

Với nước ta, định hướng phát triển năng lượng hydrogen tại Việt Nam đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 55-NQ/TW. Đặc biệt, ngày 7/2/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 22/2, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen ngay sau khi chiến lược được phê duyệt. Đó là một trong những ví dụ cho thấy quyết tâm và tiềm năng hợp tác phát triển năng lượng giữa hai nước đang mở ra, khả năng hiện thực hoá rất cao.

Đối với Bộ Công Thương Việt Nam, cách đây ít lâu phái đoàn Năng lượng Australia từng tới Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp 2 nước tiếp cận, trao đổi cơ hội hợp tác trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, trao đổi năng lượng giữa hai nước. 8 doanh nghiệp năng lượng hàng đầu tham gia Phái đoàn, bao gồm: Ardexa, Entura, Gentrack, Magellan Power, Powerledger, Reclaim Energy, Ultra Power System, Village Energy…

Nguyên Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ba giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Thái Lan

Ba giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Thái Lan

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang Thái Lan, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp chú trọng, tận dụng tốt các tiềm năng, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng Thái.
Ukraine đối mặt vấn đề nghiêm trọng; ông Putin cảnh báo gay gắt phương Tây

Ukraine đối mặt vấn đề nghiêm trọng; ông Putin cảnh báo gay gắt phương Tây

Kiev đang gặp phải tình trạng thiếu hụt trầm trọng những người có khả năng làm việc trong các doanh nghiệp, điều này được phản ánh qua tình trạng nền kinh tế.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hé lộ kết quả thăm dò bầu cử, Tổng thống Joe Biden sẽ chiến thắng?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hé lộ kết quả thăm dò bầu cử, Tổng thống Joe Biden sẽ chiến thắng?

Tổng thống Joe Biden vượt qua đối thủ Đảng Cộng hòa ông Donald Trump với 2% trong cuộc thăm dò bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, sau khi ông Donald Trump bị kết án.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/6/2024: Mỹ công bố giải pháp hòa bình mới tại Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/6/2024: Mỹ công bố giải pháp hòa bình mới tại Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/6/2024: Mỹ công bố giải pháp hòa bình mới tại Dải Gaza gồm 3 giai đoạn và nhận được sự ủng hộ từ các bên liên quan về vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/6/2024: Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấn công lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/6/2024: Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấn công lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/6/2024: Ukraine sẽ sử dụng vũ khí Mỹ và phương Tây tấn công lãnh thổ Nga trong “vài giờ tới” khi Washington đã gật đầu.

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Putin và những thách thức chờ đợi trong 6 năm tiếp theo

Tổng thống Putin và những thách thức chờ đợi trong 6 năm tiếp theo

Đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tái đắc cử với số phiếu áp đảo cho nhiệm kỳ thứ 5 kéo dài 6 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/6/2024: Ông Biden đang kéo thế giới vào cuộc đối đầu hạt nhân?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/6/2024: Ông Biden đang kéo thế giới vào cuộc đối đầu hạt nhân?

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 1/6/2024: Ông Biden đang kéo thế giới vào cuộc đối đầu hạt nhân; Nga tuyên bố tiến công theo mọi hướng.
Bí ẩn nguồn gốc số ‘vàng lậu’ hàng chục tỷ đô la được đưa vào UAE mỗi năm

Bí ẩn nguồn gốc số ‘vàng lậu’ hàng chục tỷ đô la được đưa vào UAE mỗi năm

Mỗi năm, hàng trăm tấn vàng lậu trị giá hàng chục tỷ đô la được vận chuyển từ châu Phi đi Các Tiểu vương Ả Rập Thống nhất một cách bất hợp pháp.
2 năm thực thi RCEP đưa khu vực trở thành thị trường lớn

2 năm thực thi RCEP đưa khu vực trở thành thị trường lớn

Trong hai năm kể từ khi RCEP có hiệu lực, một cấu trúc hợp tác khu vực mới với lợi ích chung và sự phát triển chung đã hình thành sơ bộ.
Mối đe dọa từ Houthi đối với quyền tự do hàng hải

Mối đe dọa từ Houthi đối với quyền tự do hàng hải

Hàng loạt vụ tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen trên Biển Đỏ đã gây rủi ro nghiêm trọng đối với hoạt động thương mại toàn cầu và sự ổn định của khu vực.
Nông sản, trái cây Việt đang chịu cạnh tranh gay gắt tại thị trường Canada

Nông sản, trái cây Việt đang chịu cạnh tranh gay gắt tại thị trường Canada

Tại Canada, nhiều sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam: Thanh long, chanh leo, sầu riêng... đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với các thị trường đối tác.
Giá cước vận tải container lại “nóng” với thương mại toàn cầu

Giá cước vận tải container lại “nóng” với thương mại toàn cầu

Các công ty vận chuyển hàng hóa từ châu Á phải đối mặt với chi phí lên tới 10.000 USD cho một container vận chuyển cỡ lớn khẩn cấp trong tháng tới
Hàng hóa xuất khẩu sẽ được đối xử bình đẳng trong các vụ kiện phòng vệ thương mại

Hàng hóa xuất khẩu sẽ được đối xử bình đẳng trong các vụ kiện phòng vệ thương mại

Việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp hàng hóa trong nước được đối xử bình đẳng trong các vụ kiện phòng vệ thương mại do Hoa Kỳ điều tra.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 31/5/2024: Israel tuyên bố thiết lập vùng đệm tại Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 31/5/2024: Israel tuyên bố thiết lập vùng đệm tại Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 31/5/2024: Israel tuyên bố thiết lập vùng đệm tại Dải Gaza khi kiểm soát hoàn toàn khu vực giáp ranh giữa dải đất này và Ai Cập
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/5/2024: Mỹ đã “bật đèn xanh” cho Ukraine tấn công lãnh thổ Nga ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/5/2024: Mỹ đã “bật đèn xanh” cho Ukraine tấn công lãnh thổ Nga ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/5/2024: Mỹ đã “bật đèn xanh” cho Ukraine tấn công lãnh thổ Nga khi các cố vấn cho rằng Ukraine yếu thế trên chiến trường
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Bị kết tội hình sự, ông Donald Trump còn hy vọng trong cuộc đua Nhà trắng?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Bị kết tội hình sự, ông Donald Trump còn hy vọng trong cuộc đua Nhà trắng?

Ông Donald Trump bị kết tội hình sự trong phiên tòa New York, nhiều câu hỏi đặt ra liệu ông Donald Trump còn được tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024?
Việt Nam đồng thuận, thúc đẩy giải pháp hòa bình và bền vững cho vấn đề Myanmar

Việt Nam đồng thuận, thúc đẩy giải pháp hòa bình và bền vững cho vấn đề Myanmar

Việt Nam khẳng định Đồng thuận 5 điểm tiếp tục là khuôn khổ cơ bản và phù hợp nhất để giải quyết vấn đề Myanmar, trong đó ASEAN tiếp tục đóng vai trò trung tâm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/5/2024: Lầu Năm Góc xác nhận Mỹ cho phép Ukraine dùng vũ khí tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/5/2024: Lầu Năm Góc xác nhận Mỹ cho phép Ukraine dùng vũ khí tấn công Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 31/5/2024: Lầu Năm Góc xác nhận Mỹ cho phép Ukraine dùng vũ khí tấn công Nga; Kiev tấn công bến phà ở Crimea.
Dịch chuyển chuỗi cung ứng thúc đẩy sản xuất sang Đông Nam Á và Ấn Độ

Dịch chuyển chuỗi cung ứng thúc đẩy sản xuất sang Đông Nam Á và Ấn Độ

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng tạo ra cơ hội nhưng yêu cầu các công ty phải linh hoạt về các yếu tố, bao gồm lựa chọn đất đai.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 30/5/2024: Israel thất vọng vì Mỹ từ chối áp lệnh trừng phạt ICC

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 30/5/2024: Israel thất vọng vì Mỹ từ chối áp lệnh trừng phạt ICC

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 30/5/2024: Israel thất vọng vì Mỹ từ chối áp lệnh trừng phạt ICC; hoạt động quân sự ở Dải Gaza sẽ kéo dài.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/5/2024: Mặt trận mới tại Kharkov sắp được mở; Ukraine kiệt quệ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/5/2024: Mặt trận mới tại Kharkov sắp được mở; Ukraine kiệt quệ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/5/2024: Mặt trận mới tại Kharkov sắp được mở; Ukraine kiệt quệ khi Nga liên tục tấn công các cơ sở hậu cần và huấn luyện.
Bình Dương: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững

Bình Dương: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác song và đa phương trên nhiều lĩnh vực.
Ấn Độ và Việt Nam có lợi thế từ sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu

Ấn Độ và Việt Nam có lợi thế từ sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu

Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là những khu vực hưởng lợi chính từ việc các công ty đa dạng hóa khả năng sản xuất để bổ sung cho các cơ sở hiện có ở Trung Quốc.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden sẽ dùng

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden sẽ dùng ''độc chiêu'' khi tòa phán quyết ông Donald Trump?

Nhiều câu hỏi đặt ra, nếu ông Donald Trump đối diện với bản án có án hình sự, Tổng thống Joe Biden có kế hoạch thay đổi chiến dịch tranh cử hay không?
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/5/2024: Ukraine bị lôi kéo vào xung đột mà không có kế hoạch

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/5/2024: Ukraine bị lôi kéo vào xung đột mà không có kế hoạch

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 30/5/2024: Ukraine bị lôi kéo vào xung đột mà không có kế hoạch; Đức phản đối cử giảng viên quân sự tới Kiev.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động